Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyệnVăn Lâm
4.1.2. Cácnguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất.
Huyện Văn Lâm với diện tích đất tự nhiên là 7.443,25 ha trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp là 3.922,11 ha (chiếm 52,83%), đất phi nông nghiệp là 3.507,67 ha (46,99%), đất chưa sử dụng là 13,47 ha (0,18%).
Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng năm 1993 của Sở Địa chính Hải Hưng cho thấy đất đai huyện Văn Lâm chia làm 6 loại đất chính:
a.Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống
sông Hồng (Ph): Có 969,87 ha chiếm 23,92% so với diện tích đất nông nghiệp.
Loại đất này phân bố tại xã Tân Quang, Đình Dù, Lạc Đạo, Lạc Hồng, Việt Hưng, Lương Tài và thị trấn Như Quỳnh.
b. Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính, ít chua có hiện tượng glây của hệ thống sông Hồng (Phg): Diện tích 130,74 ha chiếm 3,22 % so với diện tích cây hàng năm, loại đất này chiếm tỷ lệ thấp và chỉ được phân bố tại 3 xã là: Tân Quang 62,30 ha, Trưng Trắc 53,36 ha và thị trấn Như Quỳnh 15,08 ha.
c. Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi, chua, có hiện tượng glây của
hệ thống sông Hồng (Phgc): Diện tích 34,41 ha chiếm 0,85% so với diện tích cây
hàng năm. Loại đất này có tại xã Việt Hưng.
d. Đất phù sa không được bồi màu nâu vàng hoặc nâu nhạt, chua của hệ
thống sông Thái Bình (Ptc): Diện tích là 1.810,67 ha chiếm 44,65 % so với diện
tích cây hàng năm. Loại đất này phân bố ở 10 xã, thị trấn. Duy nhất là xã Tân Quang không có loại đất này.
đ. Đất phù sa không được bồi màu nâu vàng hoặc nâu nhạt, chua có hiện
tượng glây của hệ thống sông Thái Bình (Ptcg): Diện tích 1.034,55 ha chiếm
25,51% so với diện tích cây hàng năm. Loại đất này được phân bố rộng rãi ở 11 xã, thị trấn trong huyện.
e. Đất phù sa úng nước mưa mùa hè, có hiện tượng glây mạnh (Pg): Diện
tích 74,90 ha chiếm 1,85% so với diện tích nông nghiệp. Diện tích này chiếm một tỷ lệ ít trong các loại đất, mức độ phân bố hẹp cụ thể ở xã Tân Quang có 41,58 ha, xã Việt Hưng 33,32 ha.
-Tài nguyên nước.
- Nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao hồ, kênh mương nội đồng. Ngoài ra còn có nước từ các sông được điều tiết qua hệ thống thuỷ nông, qua các trạm bơm cùng hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
- Nước ngầm: huyện Văn Lâm có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn,
chất lượng tốt, có khả năng khai thác tới 100.000 m3/ngày đêm, đáp ứng công