Xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới huyệnVăn Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 91 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.xuất giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới huyệnVăn Lâm

HUYỆN VĂN LÂM

- Về tổ chức việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Huyện uỷ, HĐND, UBND, BCĐ xây dựng NTM huyện cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát Tổ công tác giúp việc BCĐ xây dựng NTM huyện và BQL xây dựng NTM các xã trong việc tổ chức thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.

Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với những khu vực nằm trong vùng quy hoạch tạo tiền đề cho việc thực hiện quy hoạch trong giai đoạn tiếp theo.

Phát động phong trào thi đua xây dựng NTM trong toàn huyện. Hàng năm tổ chức sở kết, rút kinh nghiệm và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện xây dựng NTM.

Tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng giao thông thôn xóm, giao thông thủy lợi nội đồng giai đoạn 2014-2016 ưu tiên cho giao thông thủy lợi nội đồng.

Trước mắt ưu tiên đầu tư cho các công trình phục vụ phát triển sản xuất, tạo tiền đề cho thúc đẩy phát triển sản xuất nâng cao đời sống của nhân dân.

Đẩy mạnh công tác và thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Vận động, tuyên truyền để người dân tích cực chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới, phát huy quy chế dân chủ “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thị hưởng”.

- Về cơ chế chính sách:

Ưu tiên tuyển dụng và có chế độ đãi ngộ trong việc thu hút đội ngũ cán bộ công tác tại cơ sở đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục...

Lựa chọn các tiêu chí ưu tiên thực hiện hoàn thành từ nay đến 2015, tập trung hoàn thành các tiêu chí về y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh (hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng, vệ sinh môi trường nông thôn).

Khuyến khích việc xã hội hoá trong đầu tư thực hiện các dự án về nước sạch, đường giao thông, nhà văn hoá và các công trình phúc lợi xã hội khác.

Khuyến khích việc tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cách tác.

- Giải pháp về kinh tế:

Để thực hiện tốt tiến trình xây dựng NTM cần phải có biện pháp huy động tích cực và linh hoạt, tranh thủ tất cả các nguồn vốn theo phương châm, đa dạng hóa các nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ bên ngoài là hết sức quan trọng. Giải pháp huy động đối với các kênh vốn chủ yếu như sau:

a. Nguồn vốn ngân sách.

Chủ động đề xuất các công trình xây dựng theo quy hoạch chi tiết, thực hiện xây dựng kế hoạch vốn hàng năm và cho từng dự án cụ thể về mạng lưới giao thông, thủy lợi, nhà ở dân cư, trường học, các công trình điện nước, thông tin liên lạc, cơ sở bảo vệ môi trường, phát triển cây xanh.

b. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp.

Rà soát lại các chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng đã được ban hành, nhất là định mức đền bù, cơ chế và thủ tục đền bù để vừa phù hợp hơn với tình hình thực tế tại địa phương, vừa tạo điều kiện hấp dẫn và hợp lý hơn, thu hút các chủ đầu tư vốn vào sử dụng đất tại địa phương.

Cùng với chính sách ổn định kinh tế và tiền tệ, cần tăng cường vận động, khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm thực sự vì ích nước lợi nhà.

Tuyên truyền vận động biểu dương khen thưởng các điển hình trong dân cư thực hành tiết kiệm, bỏ vốn sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải xã hội, làm giàu cho bản thân và gia đình. Đồng thời có biện pháp hỗ trợ về phương hướng sản xuất, kỹ thuật, thị trường, bảo hiểm,… Để người dân đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

- Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực, trình độ dân trí trong xây dựng nông thôn mới:

Để công tác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhân dân phải hết sức toàn diện. Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc đồng thời phải bíêt kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể. Có thể nói đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tại nâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết, cụ thể:

- Chuẩn hoá, sàng lọc, bồi dưỡng, ổn định và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo cán bộ các xã đều đạt trình độ văn hoá cấp 3 và được đào tạo 1 nghề chuyên môn trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao.

- Đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại.

- Thực hiện quy hoạch kế hoạch triển khai thực hiện, điều hành dự án trên địa bàn thôn, xã.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới đến toàn dân:

Người dân là chủ thể xây dựng Nông thôn mới, vì vậy cần tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền để nhân dân dân hiểu về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, từ đó tự giác thực hiện. Sự nỗ lực của người dân trong xây dựng Nông thôn mới sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của gia đình, phát triển dân chủ ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Và chỉ khi nào người dân hiểu được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong xây dựng Nông thôn mới thì việc thực hiện mới thành công.

+ Vận động nông dân chuyển đổi, tích tụ ruộngđất.

Chuyển đổi ruộng đất là một giải pháp quan trọng trong các giải pháp, thực hiện càng sớm, càng triệt để càng tốt. Tốt nhất, mỗi hộ gia đình chỉ sản xuất trên một vùng, tùy theo điều kiện tự nhiên của vùng đó mà cải tạo lại đồng ruộng, gắn trồng trọt với chăn nuôi, đưa máy móc cơ giới vào sản xuất, từng bước chuyển kinh tế hộ gia đình nông dân thành kinh tế trang trại. Như vậy, chuyển đổi ruộng đất là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp và thúc đẩy quá trình phân công lại lao động ở nông thôn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 91 - 95)