3.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tân Quang và Lạc Đạo, huyện Văn Lâm địa bàn xã Tân Quang và Lạc Đạo, huyện Văn Lâm
3.2.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tân Quang, huyện Văn Lâm
a, Tóm tắt phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tân Quang, huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
b, Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tân Quang. c, Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Tân Quang.
3.2.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm
a, Tóm tắt phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
b, Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lạc Đạo. c, Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Lạc Đạo.
3.2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nông thôn mới trên địa bàn huyện
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu
3.3.1.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Tại UBND, các phòng ban chức năng của huyện Văn Lâm, các báo cáo tổng kết, phương tiện thông tin.
- Nội dung: các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng và biến động đất đai, biến động đất nông nghiệp và phát triển khu dân cư mới. Tình hình công tác quy hoạch nông thôn mới trên toàn huyện.
3.3.1.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra tại UBND xã nghiên cứu điểm 2 xã Tân Quang và Lạc Đạo. Lý do đề tài chọn 2 xã trên vì 2 xã có khá nhiều điểm tương đồng về tình hình phát triển kinh tế, quy mô dân số, lao động, điều kiện tự nhiên. Mặt khác, theo Chương trình số 07 ngày 15/11/2011 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của huyện, xã Tân Quang và xã Lạc Đạo được xác định là 2 trong số những xã về đích NTM GĐ1 của huyện (Tân Quang năm 2014, Lạc Đạo năm 2015). Tuy nhiên hiện nay 1 xã đã hoàn thành đúng tiến độ, 1 xã chưa hoàn thành và nằm trong tốp sau của huyện. Đánh giá kết quả 2 xã trên để cho thấy sự khác nhau trong công tác tổ chức thực hiện của từng xã và rút ra bài học kinh nghiệm.
- Nội dung điều tra:
+ Công tác quy hoạch nông thôn mới tại xã điểm Tân Quang và Lạc Đạo. + Điều tra, khảo sát và đánh giá các số liệu có liên quan đến việc thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới: Phỏng vấn những đối tượng có liên quan, khảo sát thực địa,...
3.3.2. Phương pháp so sánh
Kết quả thực hiện các tiêu chí được đưa ra đánh giá với các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt. Sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa kết quả thực hiện các chỉ tiêu với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt và so sánh thực trạng với các chỉ tiêu quy định.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu.
Sau khi đã thu thập được các thông tin, tư liệu cần thiết cho đề tài, tiến hành thống kê, phân loại tài liệu theo từng phần nhất định để xử lý các dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo. Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích số liệu điều tra.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM BÀN HUYỆN VĂN LÂM
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý.
Văn Lâm là huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Hưng Yên. Với vị tri địa lý giáp thủ đô Hà Nội cùng tuyến Quốc lộ 5A chạy qua, huyện Văn Lâm được xác định là một trong các vùng kinh tế động lực quan trọng của tỉnh Hưng Yên, đã và đang có nhiều lợi thế phát triển trở thành huyện công nghiệp. Diện tích hành chính của huyện là 7.523,99 ha (Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015) được giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp với thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh. - Phía Tây giáp huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
- Địa hình, địa mạo.
Nhìn chung về địa hình đồng ruộng của huyện độ cao thấp không đồng đều nhau, mà có sự chênh lệch về cốt đất tương đối lớn và có xu thế thoải dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã thuộc về phía Tây Bắc địa hình đồng ruộng đa số là vàn đến vàn cao, diện tích thấp trũng ít không đáng kể. Các xã phía Nam và Đông Nam ( dưới đường sắt ) đồng ruộng đa số là vàn thấp, thấp và trũng. Nhưng nhìn chung đất đai của huyện đều thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
- Đặc điểm khí hậu.
Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Văn Lâm chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió Đông Bắc thổi vào mùa đông; gió Đông Nam thổi vào mùa hè. Hàng năm vào các tháng 5, 6, 7 thường xuất hiện các đợt gió khô, nóng (gió Tây) làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Nhiệt độ không khí: Từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ
trung bình là 28,1oC. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau khí hậu lạnh và khô với nhiệt
độ trung bình 21,5 oC. Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân năm là 80%. Độ ẩm dao
động trong năm từ 75% đến 87%.
Lượng mưa và lượng bốc hơi: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm dao
động trong khoảng 1.200 - 1.500 mm. Lượng mưa lớn nhất hàng năm đạt 2.500 mm, thấp nhất là 1.300 mm.Lượng bốc hơi trung bình năm là 889 mm. Độ bốc hơi lớn nhất thường xảy ra vào tháng 5, 6, 7.
- Thuỷ văn, nguồn nước.
Văn Lâm chịu ảnh hưởng của các nguồn nước chính là lưu lượng dòng chảy của hệ thống sông Bắc Hưng Hải và hệ thống kênh mương, sông ngòi phân bố trên địa bàn huyện gồm có: sông Đình Dù, sông Lương Tài, sông Bần Vũ Xá, sông Bún,… cùng với hệ thống kênh mương nội đồng. Nhìn chung hệ thống nước tưới cho cây trồng đã chủ động được như cung cấp nước tưới cho cây về mùa khô hạn, tiêu úng trong mùa mưa lũ.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất.
Huyện Văn Lâm với diện tích đất tự nhiên là 7.443,25 ha trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp là 3.922,11 ha (chiếm 52,83%), đất phi nông nghiệp là 3.507,67 ha (46,99%), đất chưa sử dụng là 13,47 ha (0,18%).
Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng năm 1993 của Sở Địa chính Hải Hưng cho thấy đất đai huyện Văn Lâm chia làm 6 loại đất chính:
a.Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính ít chua của hệ thống
sông Hồng (Ph): Có 969,87 ha chiếm 23,92% so với diện tích đất nông nghiệp.
Loại đất này phân bố tại xã Tân Quang, Đình Dù, Lạc Đạo, Lạc Hồng, Việt Hưng, Lương Tài và thị trấn Như Quỳnh.
b. Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính, ít chua có hiện tượng glây của hệ thống sông Hồng (Phg): Diện tích 130,74 ha chiếm 3,22 % so với diện tích cây hàng năm, loại đất này chiếm tỷ lệ thấp và chỉ được phân bố tại 3 xã là: Tân Quang 62,30 ha, Trưng Trắc 53,36 ha và thị trấn Như Quỳnh 15,08 ha.
c. Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi, chua, có hiện tượng glây của
hệ thống sông Hồng (Phgc): Diện tích 34,41 ha chiếm 0,85% so với diện tích cây
hàng năm. Loại đất này có tại xã Việt Hưng.
d. Đất phù sa không được bồi màu nâu vàng hoặc nâu nhạt, chua của hệ
thống sông Thái Bình (Ptc): Diện tích là 1.810,67 ha chiếm 44,65 % so với diện
tích cây hàng năm. Loại đất này phân bố ở 10 xã, thị trấn. Duy nhất là xã Tân Quang không có loại đất này.
đ. Đất phù sa không được bồi màu nâu vàng hoặc nâu nhạt, chua có hiện
tượng glây của hệ thống sông Thái Bình (Ptcg): Diện tích 1.034,55 ha chiếm
25,51% so với diện tích cây hàng năm. Loại đất này được phân bố rộng rãi ở 11 xã, thị trấn trong huyện.
e. Đất phù sa úng nước mưa mùa hè, có hiện tượng glây mạnh (Pg): Diện
tích 74,90 ha chiếm 1,85% so với diện tích nông nghiệp. Diện tích này chiếm một tỷ lệ ít trong các loại đất, mức độ phân bố hẹp cụ thể ở xã Tân Quang có 41,58 ha, xã Việt Hưng 33,32 ha.
-Tài nguyên nước.
- Nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao hồ, kênh mương nội đồng. Ngoài ra còn có nước từ các sông được điều tiết qua hệ thống thuỷ nông, qua các trạm bơm cùng hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
- Nước ngầm: huyện Văn Lâm có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn,
chất lượng tốt, có khả năng khai thác tới 100.000 m3/ngày đêm, đáp ứng công
4.1.3. Thực trạng môi trường
Văn Lâm là một trong 10 huyện thị của tỉnh có vị trí thuận tiện cho sản xuất và kinh doanh. Tính đến năm 2015 toàn huyện có 233 dự án với diện tích khai thác 978,83 ha. Huyện có một số tuyến đường chính như quốc lộ 5A, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, đường 196, 206 và tuyến đường 19 chạy dọc theo chiều dài huyện. Trong quá trình sản xuất các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, làng nghề chất thải ngày một nhiều, hệ thống giao thông phát triển mạnh lượng xe cơ giới qua lại gây bụi và tiếng ồn. Trong sản xuất việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, diệt cỏ dại, chất kích thích đều để lại tàn dư độc hại, lượng rác thải do sinh hoạt hàng ngày lớn. Vì vậy việc xử lý ô nhiễm môi trường là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Kết quả tốc độ tăng trưởng nền kinh tế được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Văn Lâm năm 2005, 2010, 2015
CHỈ TIÊU Năm
2005 2010 2015
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (%/năm). Cụ thể
chia ra các ngành: 15.45 16.31 11.04
- Nông nghiệp 4.84 0.2 0.72
- Công nghiệp, TTCN 17.25 17.92 11.72
- Thương mại dịch vụ 15.4 16.82 10.32
Bình quân thu nhập đầu người (triệu/ người) 14,26 30 57,32
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm
Qua bảng 4.1, cho ta thấy trong những năm qua, kinh tế huyện Văn Lâm có mức tăng trưởng có xu hướng giảm đi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 11,04% (so với năm 2005 giảm 4,41%, so với năm 2010 giảm 5,27%). Trong đó, năm 2015, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp – TTCN với 11,72% (so
với năm 2005 giảm -5,53%, so với năm 2010 giảm 6,2%) và khu vực vực thương mại - dịch vụ với 10,32% (so với năm 2005 giảm 5,08%, so với năm 2010 giảm 6,5%), nông nghiệp tăng trưởng mức 0,72% có xu hướng tăng (so với năm 2005 giảm 4,12%, so với năm 2010 tăng 0,52%). Mức tăng trưởng kinh tế đã phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2015 tăng gấp 1,91 lần so với năm 2010.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Văn Lâm năm 2005, 2010, 2015
CHỈ TIÊU 2005 Năm 2010 2015
- Nông nghiệp 13.39 7.35 5.36
- Công nghiệp, TTCN 73.43 81.64 82.4
- Thương mại dịch vụ 13.18 11.01 12.24
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm
Qua bảng 4.2 nhận thấy: Cơ cấu kinh tế kinh tế chuyển dịch hợp lý theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp -TTCN; còn thương mại dịch vụ và ngành nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng. Cụ thể, năm 2015, công nghiệp – TTCN chiếm tỷ trọng cao nhất với 82,4% (so với năm 2005 tăng 0,76%, so với năm 2010 tăng 8,97%), thương mại - dịch vụ đứng thứ hai với tỷ trọng 12,24% (so với năm 2005 giảm 0,94%, so với năm 2010 tăng 1,23%), và cuối cùng là nông nghiệp với tỷ trọng 5,36% % (so với năm 2005 giảm 0,94%, so với năm 2010 tăng 1,23%).
4.1.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Ngành nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2015 là 7.797,87 ha, tăng 46,45 ha so với năm 2014, trong đó diện tích lúa là 6.618ha (năm 2014 là 6.646,92ha), diện tích màu 1.179,84ha (năm 2014 là 1.104,5ha); năng suất lúa bình quân cả năm 59,7 tạ/ha (vụ xuân đạt 63,6 tạ/ha, vụ mùa đạt 55,81 tạ/ha), tăng 1,46 tạ/ha so với năm 2014.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản: Tổng đàn gia cầm 641.000 con tăng 2,07%, đàn trâu bò 902 con, giảm 11,05 %; đàn lợn 47.688
con, tăng 4,87% so với năm 2014. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 7.563 tấn, tăng 133 tấn so với cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 177,96 ha (tăng 13,96 ha so với năm 2014), sản lượng thủy sản ước đạt 1.065 tấn, giảm 12 tấn.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá thực tế) đạt 1.059 tỷ đồng; trong đó giá trị sản xuất trồng trọt 466 tỷ đồng, chăn nuôi 580 tỷ đồng, dịch vụ 13 tỷ đồng.
b. Ngành công nghiệp – xây dựng
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá so với năm 2014.Giá trị sản xuất CN-TTCN theo giá thực tế đạt 47.935 tỷ đồng, tăng 14,96% so với cùng kỳ năm 2014; nhiều mặt hàng do các làng nghề sản xuất ra đã thích ứng với thị trường trong và ngoài nước; tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
c. Ngành thương mại, dịch vụ và tài chính, ngân hàng
Thương mại, dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá, hàng hoá phong phú, đa dạng, giá cả ổn định, nhất là các mặt hàng thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm và tiêu dùng.
Tổng thu ngân sách ước thực hiện 1.119,061 tỷ đồng, đạt 134,07% kế hoạch tỉnh giao và huyện giao (năm 2014 tổng thu là 820,510 tỷ đồng, đạt 89,31% kế hoạch). Trong đó: Thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện 131,950 tỷ đồng, đạt 88,56% kế hoạch; Cục thuế cân đối ngân sách ước thực hiện 838,00 tỷ đồng, đạt 122% kế hoạch.
Tổng chi ngân sách ước thực hiện 232,079 tỷ đồng, đạt 114,39% kế hoạch. Trong đó, chi ngân sách huyện ước thực hiện 196,685 tỷ đồng, đạt 108,96% kế hoạch; Chi bổ sung ngân sách xã ước đạt 30,00 tỷ đồng, đạt 129,06% kế hoạch.
4.1.4.3. Dân số, lao động, việc làm
a. Dân số
Theo số liệu thống kê đến năm 2015, dân số toàn huyện là 122.597 người;
mật độ dân số trung bình huyện năm 2015 là 1.629 người/km2.
Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được thực hiện rất tốt. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2015 là 1,1%, tăng 0,005% so với năm 2010. Kết quả dân số được thể hiện qua bảng 4.3, bảng 4.4.
Bảng 4.3. Dân số huyện Văn Lâm năm 2005, 2010, 2015
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2005 2010 2015
1 Dân số Người 99.260 114.415 122.597
Trong đó:
- Dân số đô thị Người 13.284 17.605 17.808
- Dân số nông thôn Người 85.976 96.810 104.789
2 Tỷ lệ tăng dân số % 1,03 1,095 1,1
3 Mật độ dân số Người /Km2 1.333 1.579 1.629
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu dân số huyện Văn Lâm năm 2015
TT Xã, thị trấn Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 TT Như Quỳnh 17.080 2.529 2 Lạc Đạo 15.530 1.799 3 Chỉ Đạo 8.802 1.461 4 Đại Đồng 9.980 1.220 5 Việt Hưng 8.876 1.124 6 Tân Quang 12.973 2.154 7 Đình Dù 8.279 1.851 8 Minh Hải 10.506 1.326 9 Lương Tài 8.911 1.001 10 Trưng Trắc 11.912 2.419 11 Lạc Hồng 9.023 1.725 12 Tổng toàn huyện 122.597 1.629
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm
Bảng 4.5. Lao động huyện Văn Lâm năm 2005, 2010, 2015