Đánh giá chung việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 57 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện

4.2.6. Đánh giá chung việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mớ

* Kết quả đạt được:

- Ban chỉ đạo của huyện, các xã đã chủ động tích cực trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân tham gia thực hiện chương trình "Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân", qua công tác tuyên truyền đã làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn huyện về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của nhân dân.

Qua quá trình chiển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 – 2015 huyện Văn Lâm đã đạt được kết quả như sau: Đã có 4 xã được TP công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (Tân Quang, Chỉ Đạo, Đình Dù, Trưng Trắc), 7 xã đạt và cơ bản đạt trên 10 tiêu chí. Bộ mặt nông thôn khang trang, đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao.

Tính đến năm 2015, toàn huyện có 153 tiêu chí hoàn thành tại 11 xã xây dựng nông thôn mới tăng 94 tiêu chí so với năm 2010. Trong đó, bình quân mỗi xã hoàn thành 11,5 tiêu chí.

Bảng 4.15. Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM huyện Văn Lâm

Stt Chỉ tiêu Tổng số xã Tỉ lệ (%)

1 Đạt chuẩn 4 37,0

2 Đạt từ 10-15 tiêu chí 4 37,0

3 Đạt từ 5-10 tiêu chí 3 26,0

4 Đạt dưới 5 tiêu chí 0 0

Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện Văn Lâm

* Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân - Tồn tại, hạn chế:

+ Nhận thức của một số cán bộ và nhân dân về xây dựng NTM chưa đầy đủ, chủ yếu tập trung vào các tiêu chí xây dựng hạ tầng cơ sở, chưa chú ý đến các tiêu chí khác, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

+ Còn một số cán bộ và nhân dân chưa thực sự vào cuộc, đặc biệt trong việc vận động nguồn lực từ địa phương, từ nhân dân đóng góp còn hạn chế, trông chờ vào nguồn vốn cấp trên.

+ Hạ tầng cơ sở nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội có lúc còn nhiều bức xúc trong nhân dân.

+ Nguồn lực xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện tại rất khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là kinh phí đầu tư chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, việc huy động đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp còn hạn chế, công tác đấu giá đất, khai thác nguồn lực xây dựng nông thôn mới kết quả thấp chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

+ Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, tiến độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Một số xã chưa chỉ đạo quyết liệt trong việc dồn điền đổi thửa, công tác triển khai chậm, kết quả đạt được còn hạn chế.

+ Tiến độ hoàn thành các tiêu chí của các xã giai đoạn 1 còn chậm so với kế hoạch đặt ra. Hạ tầng cơ sở nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội có lúc còn nhiều bức xúc trong nhân dân.

+ Nguồn lực xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện tại rất khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là kinh phí đầu tư chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, việc huy động đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp còn hạn chế, công tác đấu giá đất, khai thác nguồn lực xây dựng nông thôn mới kết quả thấp chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

+ Công tác xây dựng nông thôn mới chuyển biến không đồng đều, mới tập trung chủ yếu tại các xã thực hiện giai đoạn 2011-2015. Tiến độ xây dựng Đề án nông thôn mới ở một số xã còn chậm so với yêu cầu đề ra, chất lượng Đề án chưa tốt.

- Nguyên nhân:

Ngoài những nguyên nhân khách quan không kém phần quan trọng do suy giảm kinh tế tác động, còn có những nguyên nhân chủ quan chủ yếu như sau:

+ Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ một số nơi nhất là vai trò người đứng đầu ở một số cơ sở, do trình độ, năng lực hạn chế, nhưng cũng chưa tích cực, quyết liệt trong công việc, chưa tâm huyết với công việc, chưa chịu nghiên cứu tìm tòi, học hỏi qua đó để có phương pháp cách làm sáng tạo, vận dụng có hiệu quả hơn. Khi khó khăn thì lúng túng, còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên.

+ Tồn tại trong công tác dồn điền đổi thửa ở 1 số xã chưa hoàn thành giao ruộng cho nhân dân là do vai trò chỉ đạo của lãnh đạo xã, thôn còn chủ quan, năng lực yếu kém.

+ Một số tiêu chí có nhu cầu nguồn vốn lớn cần thực hiện kiên trì trong thời gian dài mới đạt chuẩn như: Đường giao thông thôn xóm nhiều khu vực quá hẹp, việc xử lý môi trường 1 số làng nghề, Giao thông thủy lợi nội đồng, trường học, cơ sở vật chất văn hóa...

+ Nguồn ngân sách còn hạn chế và việc vận động đóng góp công sức, tiền của trong nhân dân và việc khai thác nội lực tại địa phương còn hạn chế nên việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Các thủ tục để thu hồi đất tổ chức đấu giá phục vụ xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn, không kịp thời cho việc khai thác nguồn kinh phí từ đấu giá đất để đầu tư xây dựng nông thôn mới, dẫn tới việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chậm hoặc chưa triển khai được.

+Một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nên việc chỉ đạo thực hiện còn chậm. Công tác rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn ở các địa phương chưa thực sự sát với thực tế, ảnh hưởng đến tiến độ công tác xây dựng Đề án nông thôn mới.

4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN 2 XÃ TÂN QUANG VÀ LẠC ĐẠO, NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN 2 XÃ TÂN QUANG VÀ LẠC ĐẠO, HUYỆN VĂN LÂM

4.3.1 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tân Quang, huyện Văn Lâm địa bàn xã Tân Quang, huyện Văn Lâm

a, Tóm tắt phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tân Quang, huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đến năm 2020

- Về quy hoạch sử dụng đất xã Tân Quang.

Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, thực trạng phát triển của các ngành kinh tế - xã hội, hiện trạng và xu hướng biến động sử dụng đất; căn cứ vào các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và của xã nói riêng đến năm 2020; Trên cơ sở các dự báo, tính toán về nhu cầu, định hướng sử dụng đất của các ngành, các

lĩnh vực và tiềm năng đất đai có thể đáp ứng (về số lượng, chất lượng) trên các

địa bàn cụ thể,… Phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 của xã

Tân Quang được xây dựng nhằm đáp ứng các nhu cầu về đất đai (Đảm bảo sử

dụng tiết kiệm, khoa học, hợp lí và có hiệu quả) cho hiện tại và tương lai để phát

triển các ngành kinh tế (với biện pháp ưu tiên phát triển các ngành, các lĩnh vực

mũi nhọn, có ưu thế), phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất

đai, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế - xã hội (Đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi

ích: Kinh tế, xã hội và môi trường), góp phần phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đất

đai của huyện trong thời gian tới vươn lên thành huyện Công, nông nghiệp vào năm 2020.Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của xã được xây dựng với tinh thần luôn bám sát và xuyên suốt vấn đề này theo phương châm đón đầu, chuẩn bị sẵn việc đáp ứng các nhu cầu về đất đai khi cần thiết.

- Về quy hoạch sản xuất của xã Tân Quang. + Quy hoạch sản xuất nông nghiệp.

Qua nghiên cứu các yếu tố, bản đồ thổ nhưỡng, đặc điểm khí hậu, địa hình, thuỷ văn và khảo sát thực địa thảm thực vật bề mặt hiện tại cho thấy đất đai trên địa

bàn xã Tân Quang phù hợp cho trồng lúa nước, rau màu, cây ăn hàng năm, cây ăn quả lâu năm... lớn có thể phát triển trên quy mô trang trại vừa và nhỏ.

Diện tích đất nông nghiệp 369,48 ha, chiếm 71,46% diện tích đất tự nhiên, trong đó:

Đất trồng lúa có diện tích là 320,93 ha, chiếm 62,07 % diện tích tự nhiên.

+ Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã Tân Quang rất thuận tiện, bởi nền đất tương đối ổn đinh, địa hình bằng phẳng, có nút lên xuống của tuyến Quốc Lộ 5A, giao thông đang dần hoàn thiện, có cơ chế chính sách khá thông thoáng, giá thuê đất khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước.

Nghề truyền thống tại địa phương trong thời gian tới cần được khuyến khích phát triển như: Cơ khí, gò hàn, mộc, trồng cây dược liệu …, thu hút nhiều lao động giải quyết lao động dư thừa, tăng thu nhập cho nhân dân, phù hợp trình độ và sức khỏe của nhân dân, bảo tồn được văn hóa của Hưng Yên là cơ sở hình thành du lịch sinh thái trong giai đoạn tiếp theo; Vì vậy trong thời gian tới cần bố trí quỹ đất, khai thác triệt để tại những nơi có nền địa chất ổn định, giao thông đi lại thuận tiện.

+ Quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ.

Đánh giá tiềm năng cho phát triển thương mại, dịch vụ dựa vào điều kiện địa hình, cảnh quan, cơ sở vật chất, giao thông, hạ tầng và khả năng quảng bá.Tân Quang là xã giáp đường Quốc lộ 5 nên khả năng phát triển thương mại dịch vụ dọc theo tuyến đường này là tương đối cao. Tập trung phát triển các thị trấn, làng nghề có sẵn, mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, giao thông để phát triển thương mại, dịch vụ một cách tốt nhất.

- Về quy hoạch xây dựng xã Tân Quang.

Tiềm năng phát triển đô thị, khu dân cư, dịch vụ tất yếu phải kéo theo tình trạng các khu đô thị và các khu dân cư tập trung được hình thành và phát triển. Đất đai của xã rất thuận tiện cho việc phát triển các đô thị và các khu dân cư tập trung. Giành đủ đất để bố trí các cơ sở hạ tầng, công trình công cộng và phúc lợi xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp thoát nước đáp ứng cho nhu cầu sản nhà xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

b, Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Tân Quang

Sau khi nhận được các văn bản, kế hoạch về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy xã Tân Quang đã có Nghị quyết chuyên đề tiến hành triển khai tới cán bộ, Đảng viên đồng thời chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã ban hành các Quyết định.

+ UBND xã đã ban hành các Quyết định:

- Thành lập Ban chỉ đạo cấp xã về chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn Mới ở xã do Đ/c Bí thư Đảng bộ làm Trưởng ban, gåm 20 đồng chí;

- Thành lập Ban quản lý Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2013 xã Tân Quang gồm 18 ông, bà và mời 5 ông, bà trưởng các tổ chức Chính trị xã hội tham gia.

- Xây dựng Quy chế hoạt động của ban quản lý. - Phân công nhiệm vụ của các thành viên ban quản lý.

Triển khai đến các thôn, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới thông qua đề án để nhân dân biết tham gia, đồng thời hướng dẫn các thôn họp nhân dân để bầu ra Ban phát triển thôn, tổng số 10 thôn là 62 đồng chí, ban giám sát xây dựng thôn tổng số 73 đồng chí, UBND xã đó có quyết định công nhận các ban giám sát.

* Huy động nguồn lực:

- Kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình trên địa bàn xã từ năm 2011 đến hết năm 2014 =19 tỷ 689 triệu đồng.

Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước ( Cấp tỉnh hỗ trợ = 2 tỷ 793 triệu đồng) Trong đó: chi cho công tác quy hoạch NTM = 300 triệu, lập đề án =160 triệu, Giao thông = 2 tỷ 333 triệu đồng.

- Công tác môi trường huyện = 500 triệu đồng;

- Cấp xã =10 tỷ406 triệu, xây dựng hạ tầng về giao thông, trường học,môi

trường.

- Vốn huy động các công ty, doanh nghiệp đến hết năm 2014 = 2 tỷ 370 triệu đồng ( Triển khai cải tạo, nâng cấp làm đường giao thông);

- Vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn.

- Huy động từ cộng đồng, nhân dân các xóm ở xã đã tự nguyện đóng góp xây 21 tuyến đường với tổng kinh phí khoảng trên 1tỷ 420 triệu đồng, và 760 ngày công cho công tác làm đường ngõ, xóm.

Tỉnh, huyện hỗ trợ xi măng cát vàng 37 tuyến đường, ngõ, xóm. Nhân dân đóng góp ngày công lao động làm đường giao thông thôn, xóm trị giá trên 2,2 tỷ đồng. Nhà Văn hóa thôn Ngọc Đà đang hoàn thiện hồ sơ để xây dựng vào quý II/2015.

c, Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Tân Quang

Bảng 4.16. So sánh tình hình thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất so với phương án quy hoạch sử dụng đất xã Tân Quang

TT Chỉ tiêu Diện tích kế hoạch 2015 Diện tích thực hiện 2015 Tỷ lệ % thực hiện Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 517,05 517,05 1 Đất nông nghiệp NNP 363,4 70,28 369,48 71,46 101,67 1.1 Đất lúa nước DLN 299,18 57,86 320,93 62,07 107,27 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 25,5 4,93 20 3,87 78,43

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 18,5 3,58 18,5 3,58 100,00

1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 9,91 1,92 10,05 1,94 101,41

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 10,31 1,99 -

2 Đất phi nông nghiệp PNN 151,68 29,34 145,6 28,16 95,99

2.1 Đất ở OTC 50,11 9,69 48,85 9,45 97,49

2.2 Đất xây dựng TSCQ, công trình sự nghiệp CTS 1,48 0,29 1,28 0,25 86,49

2.3 Đất quốc phòng CQP 0,05 0,01 -

2.4 Đất an ninh CAN 0,05 0,01 -

2.6 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 5,01 0,97 5,01 0,97 100,00

2.9 Đất di tích, danh thắng DDT 0,94 0,18 0,94 0,18 100,00

2.10 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 1,69 0,33 1,49 0,29 88,17

2.11 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 3,58 0,69 3,58 0,69 100,00

2.12 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 12,29 2,38 12,29 2,38 100,00

2.13 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 0,37 0,07 0,59 0,11 159,46

2.14 Đất sông ngòi SON 3,78 0,73 3,78 0,73 100,00

2.15 Đất phát triển hạ tầng DHT 72,33 13,99 67,79 13,11 93,72

3 Đất chưa sử dụng CSD 1,97 0,38 1,97 0,38 Nguồn: UBND xã Tân Quang

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, xã Tân Quang sẽ chuyển đổi 194,98 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu như sau:

+ Đất trồng lúa vượt 7,27% so với kế hoạch do chưa thực hiện được việc chuyển sang đất nông nghiệp khác (khu chăn nuôi xa khu dân cư) tại thôn Trần Phú và An Khoái.

+ Đất trồng cây hàng năm đạt 78,43% so với kế hoạch do chưa thực hiện hết việc chuyển đổi mô hình sản xuất trồng rau an toàn khu Bãi - Đình Đội và khu Ngang Hạ.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản vượt 1,41% so với kế hoạch do chưa thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở khu dân cư.

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp đạt 86,49% so với kế hoạch do chưa thực hiện được việc mở rộng trụ sở UBND xã 0,20 ha.

+ Đất xử lý chôn lấp chất thải đạt 88,17% so với kế hoạch do chưa xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 57 - 88)