Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện
4.3.3. Nhận xét chung về kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mớ
mới trên địa bàn 2 xã Tân Quang và Lạc Đạo
a. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch Nông thôn mới
Theo sự chỉ đạo cũng như hướng dẫn chung của huyện thì quy trình tổ chức thực hiện của 2 xã tương đối giống nhau, từ khâu tuyên truyền, phổ biến, phân công nhiện vụ của các cơ quan, tổ chức, kêu gọi huy động nguồn lực đầu tư.
Tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản nhất giữa 2 xã chính là thứ tự ưu tiên thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới. Trong giai đoạn đầu, khi nguồn vốn phân bổ từ cấp trên chưa kịp thời nên xã Tân Quang thực hiện hoàn thành các tiêu chí gần đạt của xã trước (hình thức tổ chức, giáo dục đào tạo, y tế); trong khi đó xã Lạc Đạo lại bắt tay vào ưu tiên thực hiện các tiêu chí về giao thông, thủy lợi trước nên gặp khó khăn trong việc huy động vốn.
Ngoài ra việc tuyên truyền vận động nhân dân của Đảng và chính quyền Tân Quang mạnh mẽ hơn, nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, cả trong việc quyên góp ngày công lao động, hiến đất xây dựng. Còn Lạc Đạo gặp rất nhiều khó khăn trong việc GPMB, nhiều vị trí quy hoạch mới có khả năng phải chuyển địa điểm do dân ko đồng tình.
b. Kết quả:
* Xã Lạc Đạo:
So với Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ, xã Lạc Đạo đạt 5 tiêu chí nông thôn mới là: tiêu chí về hệ thống điện, nhà ở dân cư, bưu điện, hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội.
- Đến năm 2012 xã đạt thêm 4 tiêu chí là: Trường học, chợ, hộ nghèo, văn hóa. - Đến năm 2013 xã đạt thêm 3 tiêu chí nữa là: Giáo dục đào tạo, y tế và thu nhập.
- Đến năm 2014 xã đạt được thêm 3 tiêu chí nữa là: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Cơ cấu lao động; Hình thức tổ chức.
- Đến năm 2015: Hoàn thành 2 tiêu chí là: Cơ sở vật chất văn hóa và thủy lợi.
- Hiện xã vẫn chưa hoàn thành tiêu chí môi trường và tiêu chí giao thông.
* Xã Tân Quang:
So với Bộ tiêu chí về nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ, xã Tân Quang đạt 6 tiêu chí nông thôn mới là: tiêu chí về hệ thống điện, nhà ở dân cư, bưu điện, văn hóa, hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội.
- Đến năm 2012 xã đạt thêm 6 tiêu chí nông thôn mới là: Tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục và đào tạo, y tế và môi trường.
- Đến năm 2013 xã đạt thêm 4 tiêu chí nữa là: Cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, giao thông và thủy lợi.
- Đến năm 2014 xã đạt thêm 3 tiêu chí là: Trường học, chợ, hộ nghèo. Ngày 8/1/2014, Tổ công tác của Ban chỉ đạo Chương trình 02- CTr/TU của Thành ủy đã tiến hành khảo sát, kiểm tra và chấm điểm các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Quang, kết quả đạt 95/100 điểm và được TP công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2014.
c. Thuận lợi
* Xã Lạc Đạo:
- Lạc Đạo có địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa. Xã có truyền thống trong sản xuất nông nghiệp, hiện là xã dẫn đầu huyện về phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả cao. Vốn là xã "đất chật, người đông", bình quân mỗi người dân chỉ có 110m2 đất canh tác, lại không có ngành nghề phụ. Tuy nhiên Lạc Đạo đã biết gắn quy hoạch ruộng đất hợp lý với việc chuyển đổi sang mô hình vườn trại, chăn nuôi trong đó tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Mô hình phát triển sản xuất được quan tâm, đầu tư, mặt khác do diện tích đất màu, đất trồng cây ăn quả của xã tương đối đồng đều nên việc chuyên canh sản xuất cây có chất lượng cao được thực hiện dễ dàng, cơ bản đúng thời gian và địa điểm.
- Xã có nguồn lực dồi dào, có tay nghề truyền thống, năng động, cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh cao, có ý thức hướng tới sản
xuất hàng hóa trong điều kiện cơ chế thị trường, có năng lực tiếp thu công nghệ mới đưa sản xuất vào đời sống. Đồng thời do công tác tuyên truyền tốt nên tạo được sự đồng thuận trong nhân dân trong việc phát triển sản xuất, đóng góp công lao động, huy động nguồn vốn đối ứng trong dân.
* Xã Tân Quang:
- Xã Tân Quang có vị trí khá thuận lợi, có các tuyến đường của Quốc gia, tỉnh, huyện chạy qua là điều kiện cho giao lưu văn hóa, kinh tế với các địa phương lân cận. Đây là thị trường rộng lớn thúc đẩy sản xuất của xã phát triển và còn là nhân tố tác động làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã, tạo đà cho việc phát triển kinh tế đa dạng và bền vững.
- Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được phân bổ kịp thời (hơn 18,5 tỷ đồng được đầu từ năm 2011 – 2014 trong đó có hơn 11,1 tỷ đồng được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; huy động nguồn đối ứng của nhân dân khoảng 7,4 tỷ đồng).
- Mô hình phát triển sản xuất được quan tâm, đầu tư, mặt khác do diện tích đất màu của xã tương đối đồng đều nên việc chuyên canh sản xuất cây rau màu chất lượng cao được thực hiện dễ dàng từ đó khu vực sản xuất rau màu được thực hiện đúng tiến độ, thời gian và địa điểm.
- Xã có nguồn lực dồi dào, có tay nghề truyền thống, năng động, cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh cao, có ý thức hướng tới sản xuất hàng hóa trong điều kiện cơ chế thị trường, có năng lực tiếp thu công nghệ mới đưa sản xuất vào đời sống. Đồng thời do công tác tuyên truyền tốt nên tạo được sự đồng thuận trong nhân dân trong việc phát triển sản xuất, đóng góp công lao động, huy động nguồn vốn đối ứng trong dân.
d. Khó khăn
* Xã Lạc Đạo:
Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế chung của xã là định hướng sản xuất cây trồng vật nuôi, thị trường tiêu thụ để tạo ra các sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao.
Các mô hình trang trại còn nhỏ lẻ do quy hoạch còn nhiều bất cập nên việc đầu tư bước đầu chưa mang lại hiệu quả cao.
Ngân sách xã còn nhiều hạn chế, chưa mạnh dạn đầu tư khai thác các tiềm năng thế mạnh. Cơ sở hạ tầng xã hội - hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, chưa đồng bộ một số công trình đã xuống cấp.
Việc điều tra, khảo sát bước đầu để lập đề án quy hoạch vẫn chưa sát với thực tế dẫn đến một số công trình trong đề án chậm thực hiện so với tiến độ đề ra hoặc sai địa điểm.
Cùng với xu thế chung thị trường bất động sản đang bị đóng băng nên các giao dịch về tài chính đất đai trên địa bàn xã thực hiện còn chậm dẫn đến việc không thể thực hiện được việc đấu giá đất ở mới.
Việc mở rộng nâng cấp tuyến đường hiện thực hiện chậm tiến độ và khó khăn do đặc điểm hình thành các khu dân cư trên địa bàn huyện (phát triển dạng tuyến, bám theo các trục đường giao thông) nên việc giải toả, thu hồi còn chậm.
* Xã Tân Quang:
Mặc dù hiện nay, xã đã phát huy được lợi thế tiềm năng các nghề tiểu thủ công nghiệp, song xã đang gặp khó khăn do quỹ đất cho làng nghề phát triển còn hạn hẹp. Vì vậy trong tương lai cần bố trí nguồn vốn để xã sớm hoàn thiện quy hoạch làng nghề, tạo điều kiện cho người dân mở rộng các xưởng sản xuất.
Việc điều tra, khảo sát bước đầu để lập đề án quy hoạch vẫn chưa sát với thực tế dẫn đến một số công trình trong đề án chậm thực hiện so với tiến độ đề ra hoặc sai địa điểm.