2.2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
2.2.2. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây I
2.2.2.1. Nhận tiền gửi
* Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân
- Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán):
Là sản phẩm tiền gửi không quy định thời gian gửi tiền và số dư tiền gửi, không giới hạn số lần gửi, rút tại bất kỳ thời điểm nào dưới nhiều hình thức. Khách hàng có thể sử dụng số dư tài khoản để thực hiện các dịch vụ chuyển khoản, thanh toán và sử dụng các dịch vụ tiện ích gia tăng khác của Agribank.
Tại 31/12/2019, với sản phẩm này, khách hàng đang được hưởng lãi suất không kỳ hạn là 0,3%/năm.
- Tiền gửi tiết kiệm:
+ Tiết kiệm có kỳ hạn thường:
Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn và mức lãi suất đa dạng. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức lĩnh lãi định kỳ hoặc lĩnh lãi cuối kỳ, và chỉ được gửi tiền, rút tiền một lần. Nếu rút tiền trước hạn, khách hàng sẽ được hưởng lãi theo lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút.
+ Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi:
Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất được tự động điều chỉnh theo định kỳ hàng tháng phù hợp với lãi suất thị trường. Loại tiền gửi này chỉ có 2 loại kỳ hạn là 6 tháng và 12 tháng.
42
Khách hàng sẽ được lợi hơn nếu lựa chọn sản phảm tiết kiệm lãi suất thả nổi trong điều kiện lãi suất thị trường đang có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm này cũng có rủi ro, trong trường hợp lãi suất giảm, người gửi tiền sẽ chịu thiệt do số tiền lãi được hưởng cũng giảm theo. Do vậy nếu khách hàng chỉ lựa chọn sản phẩm tiết kiệm này khi đã có đủ căn cứ và có niềm tin vào sự đi lên của lãi suất trong tương lai.
Thực tế là đa số người dân gửi tiết kiệm là những người không có thời gian theo dõi phân tích xu hướng lãi suất, do vậy họ thường lựa chọn gửi tiết kiệm lãi suất cố định làm giải pháp giữ tiền an toàn.
+ Tiết kiệm linh hoạt:
Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, theo đó trong thời gian gửi khách hàng được rút gốc linh hoạt một phần hay toàn bộ số tiền gốc trên tài khoản, số dư còn lại trên tài khoản khách hàng vẫn được nhận lãi theo quy định khi mở tài khoản. Theo đó, số lần rút tiền là không giới hạn. Khách hàng được hưởng lãi không kỳ hạn tính trên số tiền rút trước hạn.
Đây là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm được ưa chuộng nhất tại Agribank với kỳ hạn rất đa dạng và mức lãi suất tương đối tốt so với sản phẩm khác.
+ Tiết kiệm an sinh:
Là hình thức tiết kiệm gửi góp, theo đó khách hàng có thể chủ động gửi tiền nhiều lần vào tài khoản không theo định kỳ với số tiền gửi mỗi lần không cố định để hướng tới mục tiêu tích lũy cho các kế hoạch tài chính trong tương lai. Theo đó, khách hàng không bị giới hạn số lần hay thời điểm gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm này.
Kỳ hạn gửi được áp dụng với sản phẩm này tối thiểu là 12 tháng. + Tiết kiệm bậc thang: có hai hình thức.
Một là, Tiết kiệm huởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dư tiền gửi. Với cách gửi tiết kiệm này, Khách hàng gửi gốc càng nhiều lãi suất càng cao. Khách hàng gửi tiền một lần vào tài khoản tiền gửi và chỉ được thực hiện rút tiền một lần cho toàn bộ số tiền gửi. Thời gian gửi tối thiểu là 12 tháng.
càng dài lãi suất càng cao. Cách này khách hàng cũng gửi một lần cho đến hết kỳ hạn gửi. Nhưng đặc biệt ở hình thức gửi này là khách hàng được phép rút tiền gốc
nhiều lần. Về kỳ hạn có thể lựa chọn gửi từ 3-6 tháng. * Các sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp
- Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán):
Sản phẩm mang đặc tính hoàn toàn tương tự với sản phẩm tiền gửi thanh toán dành cho khách hàng cá nhân. Theo đó, khách hàng không bị giới hạn gửi, rút tiền và có thể sử dụng số dư tài khoản để thực hiện các dịch vụ chuyển khoản, thanh toán và sử dụng các dịch vụ tiện ích gia tăng khác của Agribank.
Tuy nhiên quy định về số dư tối thiểu đối với tiền gửi thanh toán dành cho khách hàng doanh nghiệp sẽ cao hơn so với khách hàng cá nhân.
- Các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn: + Tiền gửi có kỳ hạn:
Tương tự sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân, tuy nhiên các doanh nghiệp có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn với số dư tiền gửi lớn.
+ Đầu tư linh hoạt:
Là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, theo đó trong thời gian gửi, khách hàng có thể rút từng phần hoặc toàn bộ số tiền gốc và hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với số tiền rút và thời gian thực gửi. Số tiền gốc còn duy trì theo kỳ hạn đã đăng ký tiếp tục hưởng lãi theo lãi suất đã cam kết khi khách hàng gửi tiền.
Như vậy sản phẩm này tương tự sản phẩm tiền gửi tiết kiệm linh hoạt dành cho khách hàng cá nhân.
+ Tiền gửi tích lũy:
Là hình thức gửi tiền có kỳ hạn của khách hàng tổ chức, theo đó khách hàng được gửi thêm tiền vào tài khoản không theo định kỳ (gửi tiền tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian giao dịch của ngân hàng mà không cần theo định kỳ), phù hợp với các doanh nghiệp muốn tích lũy một khoản vốn để thực hiện kế hoạch mua sắm tài sản hoặc đầu tư dự án trong tương lai. Với sản phẩm này khách hàng có thể lựa chọn lãi suất cố định hoặc thả nổi.
Chỉ tiêu Năm2017 trọngTỷ Năm2018 trọnTỷ g Nă m 2019 Tỷ trọng So sánh 2018/2017 2019/2018So sánh +/- % +/- % 44
Ngoài các sản phẩm huy động truyền thống, Agribank chi nhánh Hà Tây I cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi quà tặng, các chương trình tiết kiệm dự thưởng dành cho các khách hàng gửi tiết kiệm và các khách hàng mới mở tài khoản tại Chi nhánh, nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn tiền gửi vào ngân hàng.
Có thể nói, Chi nhánh đã khai thác triển khai khá đầy đủ và đa dạng các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng. So với một số ngân hàng bạn, Agribank có sản phẩm mà nhiều ngân hàng khác không có như sản phẩm tiết kiệm lãi suất thả nổi và tiết kiệm bậc thang, dành cho cả các đối tượng là cá nhân và các đối tượng là tổ chức kinh tế. Đây là hai sản phẩm có sự linh hoạt về lãi suất, tạo cơ hội cho khách hàng có thể có được mức sinh lời cao hơn so với loại sản phẩm tiết kiệm truyền thống có mức lãi suất cố định.
2.2.2.2. Phát hành giấy tờ có giá
Việc huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá là hình thức được áp dụng theo từng thời điểm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tức thời phục vụ cho một mục tiêu kinh tế nhất định. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt, NHTM căn cứ vào mục đích và khả năng huy động để chủ động đưa ra quyết định huy động vốn ngắn hạn hay trung - dài hạn; có thể trả lãi trước hoặc sau.
Tuy nhiên phát hành giấy tờ có giá chỉ trong một khoảng thời gian nhất định với một kỳ hạn cụ thể, lãi suất huy động thường cao nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, lãi suất huy động cao nên có hiện tượng rút vốn từ NHTM này để gửi sang NHTM khác gây khó khăn trong việc điều hòa lưu thông tiền tệ. Vì vậy, Agribank chi nhánh Hà Tây I chỉ sử dụng hình thức huy động này khi thực sự cần thiết về vốn hoặc huy động hộ Agribank theo từng đợt phát hành.
2.2.2.3. Nguồn vốn khác
Ngoài các sản phẩm tiền gửi và giấy tờ có giá, Agribank chi nhánh Hà Tây I còn huy động vốn từ một số nguồn khác như :
- Vốn tiếp nhận từ NHNN do tài trợ, uỷ thác đầu tư, làm đại lý, để cấp phát và cho vay các công trình tập trung trọng điểm của Nhà nước.
45
- Vốn đi vay thông qua việc nhận vốn điều hòa của cấp trên (Agribank) trong trường hợp Chi nhánh bị thiếu vốn.
- Nguồn vốn tạo lập được trong quá trình làm trung gian thanh toán, như các khoản ký quỹ bảo lãnh, ký quỹ mở L/C...
- Các khoản phải trả khác.
2.2.3. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây I
2.2.3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Trong chiến lược kinh doanh tổng thể của Agribank chi nhánh Hà Tây I đã xác định việc huy động vốn là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết, đòi hỏi Chi nhánh phải nghiên cứu đúng mức về nguồn vốn, từ đó đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm tại vị thế trên thương trường, nhất là trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay.
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng nguồn VHĐ trên địa bàn 30.609 35.413 40.207
Nguồn VHĐ của Chi nhánh 7.285 7.897 8.725
Thị phần VHĐ của Chi nhánh trên địa bàn (%)
23,8 22,3 21,7
Nguồn: Báo cáo HĐKD của Agribank chi nhánh Hà Tây I từ 2017-2019
Tổng nguồn vốn của Agribank Cao Lộc trong 3 năm gần đây đều tăng năm sau so với năm trước: năm 2017 đạt 8.483 tỷ đồng, năm 2018 tăng 684 tỷ đồng đạt 9.167 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2017; Năm 2019 tổng nguồn vốn đạt 10.048 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2018. Sự gia tăng của nguồn vốn chủ yếu do sự gia tăng của vốn huy động. Vốn huy động của Chi nhánh năm 2018 đạt 7.897 tỷ đồng, tăng 612 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 8,4% so với năm 2017. Năm 2019, vốn huy động tiếp tục tăng đạt 8.725 tỷ đồng, tăng 828 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 10,5% so với năm 2018.
46
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của chi nhánh
Nguồn: Báo cáo HĐKD của Agribank chi nhánh Hà Tây I từ 2017-2019
Nhìn vào biểu đồ 2.2 có thể thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (trên 85%) và ngày càng tăng trưởng qua các năm. Với quy mô nguồn vốn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho Chi nhánh hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng đối với Chi nhánh.
Bảng 2.4: Thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh Hà Tây I giai đoạn 2017-2019
Không kỳ hạn 3 7 6 6 Kỳ hạn <12 tháng 3.938 54,1 4.074 51, 6 4.274 049, 613 53, 020 4,9 Kỳ hạn > 12 tháng 2.499 34,3 2.849 36, 1 3.341 338, 035 14,0 249 17,3 Tổng VHĐ 7.285 100,0 7.897 100,0 8.725 100,0 61 2 48, 882 10,5
Nguồn: Số liệu thống kê của NHNN chi nhánh TP Hà Nội từ 2017-2019
Mặc dù tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng lên tuy nhiên những năm gần đây thị phần của Agribank chi nhánh Hà Tây I có xu hướng giảm xuống. Năm
2017 thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh Hà Tây I chiếm 23,8% tổng số vốn huy động trên địa bàn nhưng năm 2019 thị phần giảm 1,5% và đếm năm 2019 tiếp tục giảm 0,6% so với năm 2018. Nguyên nhân sự sụt giảm thị phần của Agribank chi nhánh Hà Tây I những năm gần đây là do sự cạnh tranh thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn rất gay gắt. Việc các chi nhánh ngân hàng thành lập sau phải có những ưu thế, đặc điểm vượt trội như quy mô của ngân hàng, các chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm, chính sách khuyến mại... nhằm thu hút khách hàng, đặc biêt là lãi suất huy động vốn của các ngân hàng TMCP cao hơn so với lãi suất huy động vốn của chi nhánh, thủ tục giấy tờ lại đơn giản nên một bộ phận khách hàng đã chuyển sang gửi tiền tại các ngân hàng đó hoặc khách hàng có thể chia nhỏ khoản tiền của mình để gửi vào nhiều ngân hàng khác nhau làm ảnh hưởng đến lượng huy động vốn của Agribank chi nhánh Hà Tây I.
2.2.3.2. Cơ cấu vốn huy động
a) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 2.5: Ket quả huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2017-2019
Nguồn: Báo cáo HĐKD của Agribank chi nhánh Hà Tây I từ 2017-2019
Chỉ tiêu Năm 2017 trọngTỷ Năm 201 8 Tỷ trọng mNă 2019 Tỷ trọng 2018/2017So sánh 2019/2018So sánh +/- % +/ - % Nội tệ 7.016 96,3 37.61 96,4 8.429 96,6 597 58, 18 10,7 Ngoại tệ quy đổi 269 3,7 284 3,6 296 3,4 15 5, 6 1 2 4,2 Tổng VHĐ 7.285 100,0 77.89 100,0 8.725 100,0 612 8, 4 82 8 10,5
nhân và doanh nghiệp. Qua Bảng 2.5 trên cho thấy nguồn vốn không kỳ hạn ở Agribank chi nhánh Hà Tây I có xu hướng tăng nhẹ qua các năm cả về quy mô và tỷ trọng trên tổng nguồn vốn, tuy nhiên vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 11% đến 13%. Tuy nhiên, nguồn vốn này đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quả của ngân hàng bởi đây là nguồn vốn có chi phí trả lãi thấp nhất. Đây là nguồn vốn không ổn định do khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất kỳ thời điểm nào, ngân hàng luôn bị động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình để cho vay. Trong nguồn vốn huy động không kỳ hạn thì nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm phần lớn. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn trong dân cư thường chiếm tỷ trọng nhỏ vì người dân khi gửi tiền vào ngân hàng, họ mong muốn có thêm một khoản lãi tỷ lệ thuận với thời gian gửi tiền và như vậy tiết kiệm có kỳ hạn mới là sự lựa chọn phổ biến
của họ. Trong khi một bộ phận lớn dân cư hiện nay vẫn ưa chuộng phương thức thanh toán sử dụng tiền mặt nên ít sử dụng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng. Các đối tượng dân cư mở tài khoản không kỳ hạn tại ngân hàng chủ yếu là những người nhận lương qua tài khoản, học sinh sinh viên sống xa gia đình,... với doanh số giao dịch rất nhỏ, ngoài ra còn có các thương nhân, doanh nhân giao dịch thường xuyên hơn và doanh số lớn hơn nhưng bộ phận khách hàng này còn hạn chế.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của chi nhánh
Nguồn: Báo cáo HĐKD của Agribank chi nhánh Hà Tây I từ 2017-2019
Nguồn vốn huy động ngắn hạn có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Quy mô của nguồn vốn này vẫn có sự gia tăng qua các năm 2017-2019, tuy nhiên tỷ trọng trên tổng nguồn vốn lại có xu hướng giảm. Tính
đến cuối năm 2019, nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt mức 4.274 tỷ
đồng. Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn đã giảm từ 54,1% ở năm 2017 còn 49% ở năm 2019.
Từ số liệu trên có thể thấy khách hàng có xu hướng chuyển từ tiền gửi có kỳ hạn ngắn sang tiền gửi có kỳ hạn dài hơn. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng tại Chi nhánh có sự gia tăng nhanh cả về quy mô và tỷ trọng trên tổng nguồn vốn. Năm 2017, nguồn vốn này ở mức 2.499 tỷ đồng, chiếm 34,3% tổng nguồn vốn huy động. b) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền