triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây I
2.3.1. Kết quả đạt được
57
ngân hàng trên địa bàn, Agribank chi nhánh Hà Tây I đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tăng cường công tác huy động vốn.
Công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần vào khẳng định vị thế của ngân hàng trong địa bàn.
- Hầu hết các sản phẩm tiền gửi do Trụ sở chính Agribank ban hành đã được Chi nhánh triển khai. Trước kia, hầu hết các sản phẩm tiền gửi của Agribank là những sản phẩm truyền thống: tiết kiệm thông thường, tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Đến nay, Agribank đã thiết kế được một số sản phẩm có nhiều tính năng hơn: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm gửi góp... Do đó, sản phẩm huy động vốn đã đa dạng hơn, hướng đến khách hàng nhiều hơn. - Trong giai đoạn 2017-2019, quy mô vốn huy động của Agribank chi nhánh
Hà Tây I đã không ngừng được mở rộng và có tính ổn định, mặc dù có hàng loạt các chi nhánh ngân hàng mới được thành lập trên cùng địa bàn. Việc tăng lên của vốn huy động là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh nói chung và quy mô tín dụng nói riêng, giảm được việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí cao như nguồn vốn đi vay của các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời việc gia tăng vốn huy động này cũng phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng.
- Nguồn vốn huy động của chi nhánh có tính ổn định khá cao, nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 87% trong tổng vốn huy động, giúp chi nhánh chủ động tính toán kế hoạch sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh cũng như có kế hoạch huy động vốn hiệu quả nhất.
- Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động, trong đó, đạt tỷ trọng cao nhất là 88,4%, tạo nên tính ổn định cho nguồn vốn, giúp chi nhánh tăng dư nợ và mở rộng các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn như phát hành thẻ, các dịch vụ gia tăng.
2.3.2. Hạn chế
khó khăn hạn chế cần khắc phục, đó là:
- Tăng trưởng quy mô vốn huy động chưa tương xứng với tiềm năng:
Trong những năm gần đây, công tác huy động vốn rất được chú trọng, thành quả này đã được khẳng định qua 3 năm liên tiếp nguồn vốn luôn tăng (khoảng 9,5%). Tuy nhiên với nhiều lợi thế về thương hiệu, uy tín của Agribank và mạng lưới giao dịch rộng lớn hơn so với các NHTM khác thì kết quả này vẫn còn là khiêm tốn.
- Thị phần huy động vốn của Chi nhánh hiện tại vẫn đứng đầu nhưng có xu hướng giảm dần qua mỗi năm. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần có biện pháp nâng cao tỷ trọng này nhằm giữa vững vị thế đứng đầu của ngân hàng trong công tác huy động vốn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Cơ cấu vốn huy động còn điểm bất cập: Cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh có xu hướng dịch chuyển tăng nguồn vốn dài hạn. Điều này tuy làm tăng tính ổn định của nguồn vốn tuy nhiên nguồn vốn có kỳ hạn càng dài thì chi phí huy động càng cao.
- Nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa sử dụng hiệu quả. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của Agribank chi nhánh Hà Tây I phát triển chậm và chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu vốn huy động. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa đa dạng các loại ngoại tệ, chỉ huy động ngoại tệ USD. Chưa kể đến hiện nay, theo quy định, lãi suất huy động USD của các tổ chức tín dụng là 0%/ năm đối với tiền gửi của các cá nhân, tổ chức, cùng với việc thắt chặt điều kiện vay vốn ngoại tệ khiến cho vốn huy động giảm theo.. điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong hoạt động huy động vốn ngoại tệ.
- Chưa cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động cao hơn nhiều dư nợ cho vay dẫn đến chi nhánh thừa vốn phải chuyển về Agribank để điều hòa toàn hệ thống trong khi phí điều vốn Agribank trả cho chi nhánh luôn thấp hơn lãi suất cho vay nhiều, ảnh hưởng đến kết quả tài chính của chi nhánh.
2.3.3. Nguyên nhân
59
- Hình thức huy động vốn chưa thực sự phong phú:
Hiện nay, hình thức huy động được ngân hàng sử dụng chủ yêu vẫn là thông qua các sản phẩm tiền gửi. Các hình thức huy động khác như giấy tờ có giá, hay việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan như kết hợp đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ trả lương qua tài khoản... tuy đã được triển khai nhưng vẫn còn mới, chưa thu hút được nhiều khách hàng.
- Quy trình nghiệp vụ chưa hỗ trợ được tối đa cho khách hàng:
Khách hàng khi có yêu cầu giao dịch tại chi nhánh còn phải thao tác quá nhiều trong quá trình khai báo thông tin vào bản yêu cầu giao dịch. Việc làm này tốn khá nhiều thời gian, đôi khi gây lãng phí về ấn chỉ cũng như thời gian do khách hàng rất dễ nhầm lẫn, sai sót trong khai báo thông tin hoặc có trường hợp không được hướng dẫn đầy đủ trong khi giao dịch.
Trong khi đó ở đa số các NHTM khác, khách hàng hầu như chi cần cung cấp thông tin nhân viên ngân hàng nhập vào máy tính và in ra chứng từ in sẵn để khách hàng ký tên. Việc này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian giao dịch và tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Chính quy trình hiện tại của Agribank đã tạo cảm giác không thoải mái cho khách khi giao dịch trong sự so sánh nêu trên, gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài.
- Chưa có chính sách Marketing đồng bộ:
Trong thời gian gần đây, hoạt động marketing đã được chi nhánh chú trọng hơn nhưng vẫn chưa chuyên nghiệp và hiệu quả. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chưa được tiến hành thường xuyên và có hệ thống, chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng do đó chưa đưa ra được chính sách khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống. Mặc dù trong những năm gần đây, Agribank đã chú trọng hơn đến công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí.nhưng kết quả thu được không đáng kể. Số lượng các hoạt động truyền thông lớn nhưng lại rải rác, không tập trung
những hoạt động này chỉ mang tính bột phát không có chính sách hay kế hoạch lâu dài nên kết quả thu lại không cao như mong muốn.
- Công tác phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn huy động chưa được chú trọng:
Chi nhánh chưa có bộ phận riêng chuyên trách hoạt động huy động vốn. Việc HĐV của ngân hàng chỉ chủ yếu được thực hiện tại quầy giao dịch, tức là HĐV bị động hoặc ngoài ra là HĐV qua điện thoại đối với các khách hàng đã từng giao dịch. Tại chi nhánh chưa chú trọng công tác phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn, do vậy nghiệp vụ HĐV chưa thực sự hiệu quả và gằn liền với việc sử dụng vốn. Ngân hàng chưa có căn cứ để đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn, kết hợp phân tích một số chỉ tiêu như: khả năng cho vay, quy mô tăng vốn và một số chỉ tiêu khác. Gây khó khăn cho việc đưa ra những chiến lược huy động vốn hiệu quả và phù hợp với tình hình sử dụng vốn, đồng thời khiến cho việc kiểm soát chi phí huy động cũng không thực sự hiệu quả.
- Hệ thống công nghệ thông tin còn hạn chế:
Hệ thống công nghệ thông tin chưa hỗ trợ được nhiều cho hoạt động HĐV. Cổng thông tin khách hàng còn sơ sài, chỉ có tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thiếu nhiều thông tin cần thiết cho việc chăm sóc khách hàng như chức vụ, cơ quan công tác, các mối quan hệ, sở thích cá nhân... Hiện tại, một số sản phẩm HĐV được quản lý tự động trên hệ thống IPCAS song vẫn chưa hoàn chỉnh và đầy đủ, bộ mã sản phẩm chưa được xây dựng và quản lý tập trung, dẫn đến việc khó đánh giá và định hướng phát triển. Ngoài ra, trên hệ thống CoreBank của Agribank chưa có module chính thức trong việc quản lý HĐV tại chi nhánh, gây khó khăn trong việc tổng hợp số liệu HĐV phục vụ cho việc theo dõi, quản lý, phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược huy HĐV cụ thể. Việc kiểm soát chi phí huy động cũng khó thực hiện triệt để, đặc biệt là đối với chi phí phi lãi.
- Trình độ cán bộ huy động vốn chưa thật sự đồng đều. Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định đến thành công của bất kỳ một tổ chức nào. Đối với mỗi một tổ chức thì vấn đề trình độ cán bộ luôn được đặt lên hàng hàng đầu. Agribank
61
chi nhánh Hà Tây I là đơn vị có nguồn cán bộ có trình độ đào tạo tương đối cao trên 90% cán bộ có trình độ đại học trở lên, tuy nhiên cán bộ làm công tác bán lẻ hầu hết là cán bộ có tuổi đời trẻ bình quân tại chi nhánh vào khoảng 28 tuổi. Ngoài ra phong cách của một số nhân viên chưa linh hoạt, chưa tận tình hướng dẫn khách hàng về những tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, việc hướng dẫn đôi khi chỉ mang tính chất đối phó.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Đối thủ cạnh tranh:
Trong thời gian qua Agribank chi nhánh Hà Tây I phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều ngân hàng và các TCTD đóng trên địa bàn thị xã Sơn Tây và một số huyện lân cận, nhất là các ngân hàng cổ phần thậm chí là cạnh tranh không lành mạnh đặc biệt là gia tăng về mặt lãi suất, một số ngân hàng đã vượt qua cả các quy định của NHNN (trần lãi suất huy động, cho vay, thu phí nghiệp vụ cho vay, trần tỷ giá...) để lôi kéo khách hàng.
Một số ngân hàng được cấp phép thành lập, mở thêm chi nhánh trên địa bàn đã hút các doanh nghiệp và dân cư về hoạt động tại ngân hàng mình nên cũng làm ảnh hưởng đến khối lượng vốn huy động tại Agribank chi nhánh Hà Tây I.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động, các NHTM không chỉ đơn thuần gia tăng lãi suất như trước đây mà còn chú trọng hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: tặng quà, dự thưởng,.Thêm vào đó, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài với trình độ công nghệ hiện đại, kinh nghiệm dày dặn, thương hiệu được đảm bảo trên toàn thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần của các NHTM trong nước.
- Nhân tố khách hàng:
+ Giữa các khách hàng và các Ngân hàng còn nhiều khoảng cách:
Có nhiều loại hình dịch vụ nhưng khách hàng lại thiếu hiểu biết về chúng (hiểu biết về sản phẩm dịch vụ, về các văn bản, quy định hiện hành, quyền và nghĩa
vụ khi sử dụng dịch vụ, thông tin không đầy đủ) từ đó tạo nên tâm lý e ngại tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng các sản phẩm ngân hàng.
+ Tâm lý của người dân Việt Nam vẫn thích dùng tiền mặt, chưa quen với những dịch vụ tiện ích mà ngân hàng đem lại, điều đó cản trở việc sử dụng séc cá nhân, thẻ thanh toán... tạo khó khăn, hạn chế khả năng huy động tiền gửi thanh toán của ngân hàng, làm tăng chi phí huy động của ngân hàng.
Thu nhập của các tầng lớp dân cư của Việt Nam còn thấp, các giao dịch gửi tiền mang tính nhỏ lẻ làm tăng chi phí quản lý, hoạt động nên đã đẩy chi phí huy động tiền gửi của ngân hàng lên cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã đi sâu phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hà Tây I giai đoạn 2017-2019 trên các phương diện: Các hình thức huy động vốn; Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động; cơ cấu nguồn vốn huy động; sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn, chi phí huy động vốn.
Có thể nhận thấy rằng mặc dù nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng tốt trong 3 năm qua nhưng xét một cách cụ thể trên từng phương diện thì hoạt động huy động vốn tại chi nhánh còn có những vấn đề cần phải quan tâm, xem xét đến hiệu quả của nó. Thông qua việc đánh giá những kết quả đạt được, những mặt tồn tại và phân tích nguyên nhân sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp khắc phục.
63
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ TÂY I
3.1. Định hướng tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây I
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh
Thứ nhất, củng cố năng lực hoạt động đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Agribank chi nhánh Hà Tây I cần xác định lộ trình tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt động tương xứng với tiềm năng phát triển địa phương, phấn đấu giữ vững truyền thống là đơn vị dẫn đầu ngành ngân hàng trên địa bàn; Nâng cao năng lực tài chính thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2. Xây dựng lộ trình giảm nợ xấu, nợ nhóm 2 theo từng năm.
Thứ hai, cơ cấu danh mục hoạt động, nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo phát triển đi đôi với bền vững, ổn định. Cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng tăng cường huy động vốn trung dài hạn, nếu là nguồn ngắn hạn ưu tiên với các kỳ hạn từ 06 tháng; ôn định nguồn vốn từ khách hàng định chế tài chính, tăng dần tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp và dân cư; tăng cường thu hút nguồn vốn từ nền khách hàng nhỏ, giảm dần lệ thuộc vào khách hàng lớn, đảm bảo nền vốn ổn định hướng đến cải thiện tỷ trọng huy động vốn bình quân/ số dư cuối kỳ nhằm nâng cao tính chủ động trong công tác kế hoạch.
Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng giảm dần tỷ trọng trung dài hạn, các khoản vay đảm bảo tài sản bằng tài sản hình thành từ vốn vay; tăng cường cho vay ngắn hạn với các khách hàng có vòng quay vốn lưu động tốt và tình hình tài chính lành mạnh, khách hàng có tiềm năng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng; Giảm dần tỷ trọng dư nợ tập trung vào một khách hàng, một nhóm khách hàng, một ngành nghề hoặc nhóm ngành liên quan; Xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm nợ xấu, nợ nhóm 2 tiềm ẩn, cải thiện chất lượng tài sản.
sản phẩm dịch vụ mới, duy trì giữ vững nguồn thu từ dịch vụ truyền thống, cân đối
lại cơ cấu hướng đến tăng trưởng ổn định nguồn thu dịch vụ.
Cơ cấu lại nguồn thu: Nâng cao hiệu quả từ công tác HĐV và dịch vụ hướng đến nâng dần tỷ trọng thu từ hoạt động HĐV và dịch vụ trong tổng thu từ hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị trực thuộc: Để đảm