1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.3.1. Nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế
hay lãi suất... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động tiền gửi của ngân hàng. Khi nền kinh tế đang ở trong giai đoạn phát triển ổn định, thu nhập của người
dân cao, tích lũy lớn thì các ngân hàng có thể thu hút được nguồn tiền gửi lớn. Ngược lại, khi kinh tế bất ổn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
gặp khó khăn, quy mô sản xuất bị thu hẹp, thu nhập của người dân giảm sút thì việc
thu hút tiền gửi vào ngân hàng cũng bị thu hẹp theo.
Lạm phát là một nhân tố quan trọng tác động đến niềm tin của công chúng. Khi lạm phát tăng cao, lãi suất danh nghĩa không thay đổi làm lãi suất thực giảm xuống, người dân sẽ quay sang nắm giữ các tài sản tài chính có tính ổn định cao thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng sẽ gặp khó khăn.
Các chính sách kinh tế của chính phủ cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Khi đưa ra một chính sách tiền tệ thắt chặt với mục đich kìm hãm nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và giảm lạm phát, chính phủ có thể khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng “khát vốn”. Lãi suất cơ bản tăng cao, mức cung tiền giảm xuống làm tăng lãi suất huy động, ảnh hưởng đến quy mô huy động vốn của các ngân hàng [10, tr.25].
- Môi trường pháp luật - chính trị
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, hoạt động kinh doanh của NHTM phải tuân thủ hành lang pháp lí mà nhà nước đã đặt ra. Có rất nhiều bộ luật mà một ngân hàng phải chấp hành, bao gồm: Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Ngân hàng Nhà nước; các Thông tư, Quyết định của Ngân hàng Nhà nước; các Nghị định của Chính phủ. Khi các bộ luật có sự thay đổi, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng có sự thay đổi nhất định để thích nghi với môi trường mới.
Tình hình chính trị quốc gia có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, trong đó có hoạt động ngân hàng. Môi trường chính trị bất ổn, niềm tin của người dân đối với chính phủ, với nền kinh tế bị giảm sút sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng [10, tr.24].
24
hàng trong việc huy động vốn. Ở những khu vực đông dân cư, mức thu nhập bình
quân cao, hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với những khu vực hẻo lánh, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu.
Trình độ dân trí, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân là yếu tố gây cản trở việc họ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng như việc gửi tiền. Khi người dân có thói quen tiêu dùng tiền mặt, ngân hàng phải mất thời gian thuyết phục họ chuyển sang sử dụng những dịch vụ thanh toán hiện đại như thẻ ATM, séc... Thậm chí, khi họ thấy hài lòng và chuyển sang sử dụng những dịch vụ thanh toán phi tiền mặt thì tại khu vực đó cũng không có nhiều những điểm giao dịch chấp nhận thẻ, hoặc séc. Do đó, tùy theo sự phát triển về kinh tế và thói quen tiêu dùng của người dân mà ngân hàng sẽ đưa ra những hình thức huy động tiền gửi phù hợp.
- Môi trường văn hóa - xã hội
Do hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư, đây là lượng tiền nhàn rỗi chủ yếu có được do việc người dân tiết kiệm tiêu dùng ở hiện tại để kỳ vọng sẽ được chi tiêu nhiều hơn trong tương lai. Yếu tố tiết kiệm của dân cư lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập của dân cư, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và đặc biệt là sự ổn định của nền kinh tế. Vì vậy công tác huy động vốn của Ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố này. Nếu không có tiết kiệm thì sẽ không có vốn để đầu tư cho sản xuất và ngược lại.
Ngoài ra việc phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ khác nhau, yếu tố tâm lý, văn hoá và lối sống cũng khác nhau và yếu tố truyền thông cũng ảnh hưởng đến khả năng khai thác vốn của NHTM. Do đó, ngân hàng phải nắm bắt được yếu tố tâm lý của dân từ đó để đưa ra các hình thức huy động vốn phù hợp [10, tr.25].
- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật
Ngày nay, sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực ngân hàng. Việc sử dụng vi tính nối mạng trực tuyến giữa các giao dịch viên hay với kiểm soát viên giúp nâng cao công tác kiểm soát huy động vốn, các phân mềm máy tính hiện đại giúp các giao dịch gửi - rút tiền nhanh chóng,
chính xác hơn, giảm thiểu số chứng từ giấy sử dụng. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả kênh huy động như thông qua internet, điện thoại..., khi đó khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần trực tiếp đến ngân hàng. Biết tận dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, ngân hàng có thể tăng tốc độ huy động vốn tiền gửi, giảm chi phí huy động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi [6, tr.27].
- Sự cạnh tranh từ các ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa ngày nay, các NHTM không chỉ đối mặt cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh từ rất nhiều định chế tài chính đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Cạnh tranh mang lại cho khách hàng đa dạng sự lựa chọn hơn. Ngân hàng nào đưa ra được những sản phẩm dịch vụ tốt hơn, linh hoạt hơn, uy tín cao hơn sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Vì vậy cạnh tranh là điều mà các ngân hàng phải đối mặt, nó ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng. Để tồn tại không còn cách nào khác là các ngân hàng phải tự hoàn thiện mình trở nên tốt hơn.
Sự cạnh tranh của các NHTM không chỉ diễn ra giữa các NHTM mà còn bao gồm các Tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các loại hình dịch vụ mà các tổ chức khác cung cấp như bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, ... Các yếu tố này phần nào làm ảnh hưởng tới chính sách huy động vốn của ngân hàng. Nó đòi hỏi các ngân hàng phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với từng thời kỳ, vừa để giữ khách hàng truyền thống, vừa có thể tìm kiếm thêm khách hàng mới [6, tr.23].