Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn như sau:
- Đổi mới cơng tác chính trị, tư tưởng trong đảng viên và quần chúng
Kế hoạch số 19-KH/TU ngày 19-9-1997 của Tỉnh ủy (lâm thời) đặt nhiệm vụ công tác tư tưởng là hàng đầu trong hệ thống giải pháp. Kế hoạch nêu rõ, phải: “Tăng cường cơng tác chính trị tư tưởng; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước phải được quán triệt đến các cơ sở đảng, đảng viên và đơng đảo nhân dân; Duy trì đều việc phổ biến thơng tin thời sự, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới TCCSĐ, đảng viên. Nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của đảng viên và nhân dân để có biện pháp kịp thời trong công tác tư tưởng; Coi trọng bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của Đảng cho cán bộ, đảng viên, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái; Làm cho cấp ủy Đảng và đảng viên nhận thức sâu sắc việc xây dựng TCCSĐ đạt trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức đảng, đảng viên trong việc thực hiện Điều lệ Đảng và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới” [61, tr.5].
Kế hoạch số 19-KH/TU phân cơng những chức năng, nhiệm vụ chính trị cụ thể của từng loại hình TCCSĐ, cụ thể đối với loại hình TCCSĐ xã, phường, thị trấn như sau:
TCCSĐ ở xã: Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, xã
hội; nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất; Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơng trình phúc lợi, phát triển giáo dục, y tế, giảm tỷ lệ tăng dân số, cải thiện đời sống nhân dân.
TCCSĐ ở phường, thị trấn: Xây dựng chương trình mục tiêu phát triển kinh tế,
tác quản lý đô thị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; Đấu tranh có hiệu quả các tiêu cực, tệ nạn xã hội, đặc biệt là nghiện hút, mại dâm [61, tr.4-5].
Đến Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh (5-2000), nhiệm vụ đổi mới cơng tác chính trị, tư tưởng trong TCCSĐ càng được chú trọng quan tâm hơn. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang xác định nhiệm vụ đổi mới cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng là quan trọng hàng đầu trong nhiệm vụ xây dựng Đảng. Theo đó, tồn tỉnh thực hiện:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ
cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Củng cố, kiện tồn, nâng cao chất lượng cơng tác giảng dạy và học tập tại Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Thứ hai, tăng cường cơng tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên,
xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh “cần kiệm, liêm chính, chí cơng, vơ tư”, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị, chống các biểu hiện tha hoá về đạo đức lối sống. Tăng cường giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân, phê phán những biểu hiện tư tưởng lệch lạc, sai trái, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Thứ ba, duy trì nền nếp, chế độ thông tin, phổ biến quán triệt nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên. Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng cơng tác báo chí xuất bản, phát thanh truyền hình, truyền thanh, thơng tin cổ động, bảo đảm đúng định hướng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, thiết thực của đảng viên và nhân dân. Đẩy mạnh phong trào mua, đọc và làm theo báo, tạp chí của Đảng [4, tr.89].
BTG Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành đều đặn Thông tin nội bộ của Tỉnh ủy tới các chi bộ, tun truyền những chủ trương, chính sách của Đảng nói chung và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang nói riêng, phục vụ cho sinh hoạt chi bộ. Hàng tháng, mỗi chi bộ được phát hành 01 số Thông tin nội bộ của BTG Tỉnh ủy và một số Thông tin nội
bộ của BTG huyện ủy mà các TCCSĐ xã, phường, thị trấn đó trực thuộc. Đây chính là cơ sở để xây dựng những nội dung cần bàn trong sinh hoạt chi bộ hàng tháng. Đồng thời, đó cũng là một biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng hiệu quả đến từng đảng viên.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán ộ cơ sở, xây dựng cơ quan chính quyền cơ sở vững mạnh
Kế hoạch số 19-KH/TU yêu cầu: “Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Kiện toàn thay thế những cán bộ yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức. Xây dựng tập thể cấp ủy vững mạnh, đặc biệt là người đứng đầu. Chuẩn bị tốt đội ngũ cấp cơ sở, đáp ứng chiến lược cán bộ thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” [61, tr.6].
Thường xuyên chăm lo làm tốt công tác cán bộ cũng là một trong những nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh chú trọng thực hiện. Đại hội yêu cầu: “Thực hiện tốt các quy định, quy chế về công tác cán bộ, làm tốt công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển gắn với sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ ở cơ sở, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Chú trọng công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo cán bộ kế cận trong độ tuổi thanh niên ngay từ nhà trường. Quan tâm đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển” [4, tr.91].
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng (khóa IX) ngày 18-3- 2002 “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị
trấn”, Tỉnh ủy Bắc Giang chủ trương cử các cán bộ đi học tập, bồi dưỡng chuyên
môn hàng năm. Đồng thời, tại các TCCSĐ xã, phường, thị trấn, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thực hiện mở các lớp bồi dưỡng chính trị tại trường Chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, đảm bảo bồi dưỡng tối thiểu các cán bộ cơ sở 2 lần trong một nhiệm kỳ [5, tr.74].
Từ năm 2004, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tổ chức cuộc thi “ í thư chi bộ giỏi” ở các cấp đảng bộ xã, phường, thị trấn, huyện và cấp tỉnh hàng năm. Đây cũng chính
là một biện pháp nhằm nâng cao trình độ chính trị và năng lực lãnh đạo của các bí thư chi bộ.
- Phát triển đảng viên trong TCCSĐ xã, phường, thị trấn
Phát triển đảng viên là phát triển về con người, là một bộ phận trong chiến lược con người của Đảng, bộ phận đặc biệt quan trọng đảm bảo sự lãnh đạo vững chắc và có hiệu quả của Đảng đối với tồn xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ bồi dưỡng quần chúng ưu tú và kết nạp vào Đảng luôn được Đảng bộ tỉnh Bắc Giang quan tâm, chú trọng.
Kế hoạch số 19-KH/TU ngày 19-9-1997 của Tỉnh ủy (lâm thời) nhấn mạnh nhiệm vụ: “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, coi trọng chất lượng, khắc phục tình trạng khơng có đảng viên, chi bộ, tổ chức đảng ở một số thôn, bản…; Các cấp ủy trên cơ sở có biện pháp nắm chắc diễn biến ở cơ sở, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, phân công ủy viên BTV và cấp ủy viên trực tiếp phụ trách cơ sở xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể” [4, tr.7].
Đồn viên, thanh niên chính là tầng lớp kế cận của Đảng. Việc thực hiện giáo dục và bồi dưỡng chính trị đồn viên, thanh niên ở địa phương chính là tạo nguồn cho sự phát triển đảng viên trong các TCCSĐ xã, phường, thị trấn. Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ nhấn mạnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp cần: “Tăng cường giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, nhi đồng; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”; Khơi dậy trong thanh niên ý chí tự lực, tự cường, khơng cam chịu đói nghèo, lạc hậu, tích cực học tập, lao động, sáng tạo, hăng hái tiến quân vào khoa học kỹ thuật; phát huy vai trị xung kích đi đầu và hăng hái tình nguyện trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội” [3, tr.85].
Hàng năm, Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành các kế hoạch tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức về Đảng ở các huyện, giáo dục chính trị và lý tưởng của Đảng cho quần chúng ưu tú và tổ chức theo dõi, kết nạp họ vào Đảng. Nhiệm vụ phát triển
đảng viên không chỉ được Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đề ra trong các kế hoạch hàng năm, mà cịn là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng TCCSĐ. Hướng dẫn đánh giá TCCSĐ của BTC Tỉnh ủy quyết định xếp hạng TCCSĐ là yếu kém nếu “3 năm liền không phát triển được đảng viên (đối với những nơi có nguồn kết nạp)” [64, tr.7].
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng
“Sức mạnh của Đảng, của mỗi đảng bộ và đảng viên không chỉ ở ưu điểm mà còn ở chỗ nhận rõ và sửa chưa bằng được những vấn đề tồn tại, những sai lầm khuyết điểm, và tự vượt lên chính bản thân mình” [73, tr.176]. Nắm vững quan điểm đó, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang ln coi cơng tác tổ chức kiểm tra, giám sát và thi hành lỷ luật của Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Kế hoạch số 19-KH/TU yêu cầu: “Duy trì việc thực hiện quy chế có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, tự phê bình và phê bình; Tăng cường quản lý đảng viên nơi công tác và cư trú, đảng viên làm kinh tế tư nhân, đảng viên đi nước ngồi và có quan hệ làm việc trực tiếp với người nước ngoài, đảng viên hoạt động ở vùng giáo; Tăng cường công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng, giúp đỡ kịp thời tổ chức đảng và đảng viên sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm hoàn thành tốt nhiệm vụ; Xử lý nghiêm minh tổ chức đảng và đảng viên vi phạm pháp luật; Làm tốt cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ” [61, tr.5- 6]. Kế hoạch đề ra biện pháp: “Rà sốt đánh giá tồn diện các TCCSĐ: Đối với cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, xác định mặt mạnh, mặt yếu và hạn chế, đề ra biện pháp khắc phục, tiếp tục vươn lên. Đối với cơ sở đảng khá hoặc yếu kém, cần xác định rõ những mặt yếu kém, tìm ra ngun nhân, từ đó có chương trình kế hoạch và biện pháp khắc phục, phấn đấu giải quyết dứt điểm từng nội dung yếu kém; BTC các cấp ủy Đảng cụ thể hóa 5 tiêu chuẩn và tiêu thức đánh giá, quy trình đăng ký, xét duyệt công nhận tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh đối với các loại hình TCCSĐ và hướng dẫn các cơ sở đảng thực hiện; Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên, sơ kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời đối với các TCCSĐ có thành tích trong cơng tác xây dựng Đảng” [61, tr.6-7].
Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ đề ra các giải pháp: “Uỷ ban kiểm tra các cấp chủ động tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng kế hoạch kiểm tra theo đúng quy định của Điều lệ Đảng; Tăng cường công tác kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết nghiêm túc, kịp thời các đơn, thư tố cáo cán bộ, đảng viên; Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng của ủy ban kiểm tra các cấp, chú ý đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ kiểm tra; Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có phẩm chất, năng lực, trung thực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao” [4, tr.94].
Thực hiện Hướng dẫn số 10-HD/CTTW ngày 30-10-2002 của BTC TW “Về đổi
mới đánh giá chất lượng đảng viên”, năm 2002, tiêu chuẩn đánh giá, phân loại
TCCSĐ và đảng viên ở tỉnh Bắc Giang được thay đổi, đồng thời chuyển sang thực hiện đánh giá bằng phương pháp tính điểm. Tiêu thức đánh giá TCCSĐ theo 5 tiêu chuẩn do thực hiện từ năm 1997 được thay đổi từ năm 2002, với 4 tiêu chuẩn đánh giá TCCSĐ nói chung.
Hướng dẫn đánh giá chất lượng TCCSĐ do Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành ngày 25-11-2002 quy định 4 tiêu chuẩn đánh giá, phân loại các TCCSĐ: Lãnh đạo thực hiện hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị; Lãnh đạo thực hiện tốt công tác tư tưởng; Lãnh đạo xây dựng chính quyền, MTTQ và các đồn thể nhân dân; Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng. Nội dung tiêu chuẩn đánh giá được Hướng dẫn quy định riêng với từng loại hình TCCSĐ. Hướng dẫn đề ra biểu điểm đánh giá chất lượng TCCSĐ theo các loại hình TCCSĐ, trong đó có TCCSĐ xã, phường, thị trấn (xem
Phụ lục 2). Từ biểu điểm tiêu chuẩn và hướng dẫn cách tính điểm, Hướng dẫn xếp
loại TCCSĐ theo các tiêu chuẩn và kết quả chấm điểm:
TCCSĐ đạt trong sạch, vững mạnh: Hoàn thành các tiêu chuẩn đạt từ 80 điểm trở
lên; kết quả đánh giá đảng viên phải đạt từ 80% số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hồn thành nhiệm vụ; khơng có đảng viên là cấp ủy, cán bộ chủ chốt chính quyền, mặt trận, đồn thể vi phạm kỷ luật; có từ 70% tổ chức đảng trực thuộc xếp đạt trong sạch, vững mạnh; khơng có tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể trong hệ thống chính trị cơ sở xếp loại yếu kém.
TCCSĐ hoàn thành nhiệm vụ: Chi bộ, đảng bộ chưa đạt trong sạch, vững mạnh
nhưng khơng ở yếu kém, có số điểm đạt từ 50 điểm đến 79 điểm.
TCCSĐ yếu kém: Đảng bộ, chi bộ chỉ đạt dưới 50 điểm hoặc trên 50 điểm mà có
một trong những mặt yếu kém sau: Đơn vị khơng hồn thành nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh thua lỗ làm thất thốt vốn Nhà nước, có trên một nửa số chi bộ trực thuộc xếp loại yếu kém; Nội bộ mất đồn kết, giảm uy tín của tổ chức đảng với nhân dân; Vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở đến mức xảy ra tình trạng quần chúng khiếu kiện tập thể, các vụ việc tồn đọng kéo dài, chậm được giải quyết; Có trên một nửa số tổ chức MTTQ, đoàn thể nhân dân trong đơn vị xếp loại yếu; Tổ chức chính quyền xếp loại yếu; Cấp ủy viên cơ sở, cán bộ chủ chốt của chính quyền, MTTQ, đồn thể nhân dân bị xử lý kỷ luật do vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước; Sinh hoạt Đảng không đúng quy định, chất lượng thấp, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, 3 năm liền không phát triển được đảng viên (đối với những nơi có nguồn kết nạp) [64, tr.6-7].
Ngày 26-11-2002, Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 31- KH/TU “Đánh
giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đánh giá chất lượng đảng viên năm 2002”. Kế
hoạch hướng dẫn cụ thể những việc cần làm trong q trình hồn thành việc đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên, khẳng định về việc tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên trong tỉnh là sự khẩn trương, nghiêm túc.
Những năm tiếp theo, Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành các hướng dẫn đánh giá chất lượng TCCSĐ và đánh giá chất lượng đảng viên từng năm. Đây chính là căn cứ cơ bản để đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn trong sạch, vững mạnh, củng cố TCCSĐ yếu kém.
- Vận động nhân dân tham gia xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn