Chủ trương mới của Đảng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tổ chức cơ sở đảng tại xã, phường, thị trấn ở tỉnh bắc giang từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 44 - 51)

Tình hình mới đặt ra những yêu cầu cho Đảng bộ tỉnh Bắc Giang cần phải phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh, đồng thời nâng cao chất lượng của các TCCSĐ, trong đó có TCCSĐ xã, phường, thị trấn để góp phần xây dựng Đảng ngày càng lớn mạnh. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI (12-2005) đề ra một số nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của tỉnh trong nhiệm kỳ tiếp theo: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; xây dựng Đảng, chính quyền, đồn thể nhân dân trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong giai đoạn cách mạng mới” [5, tr.15]. Đại hội đề ra mục tiêu: “Nâng cao hơn chất lượng TCCSĐ trong

sạch, vững mạnh; có 70% cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; phấn đấu hàng năm có 95-97% đảng viên đủ tư cách, hồn thành tốt nhiệm vụ; hàng năm kết nạp từ 2.200 đến 2.500 đảng viên, sớm “xóa” thơn, bản “trắng” đảng viên” [5, tr.62].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ, ngày 14-4-2006, BTC Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 07-KH/TCTU “Kết nạp đảng viên ở thơn, bản chưa

có đảng viên và có số lượng đảng viên ít, tách các chi bộ sinh hoạt ghép”. Kế hoạch

đưa ra một loạt các biện pháp, nhằm thực hiện mục tiêu: “Kết nạp được đảng viên ở các thơn chưa có đảng viên, bảo đảm tính vững chắc và chất lượng của đảng viên mới kết nạp; chú trọng kết nạp đảng viên là nữ, đoàn viên Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở khu vực nông thôn. Tập trung tách các chi bộ đang sinh hoạt ghép; thành lập tổ chức đảng ở thôn, bản, tổ dân phố. Phấn đấu đến cuối năm 2008 có 100% số thơn chưa có đảng viên, kết nạp được đảng viên mới và 80% số thôn, đơn vị trực thuộc có đảng viên nhưng hiện đang sinh hoạt chi bộ ghép thành lập được TCCSĐ” [19, tr.2].

Ngày 5-12-2006, BTV Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Đề án số 02-ĐA/TU “Xây

dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán ộ chủ chốt xã, phường, thị trấn, giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo”. Đội ngũ cán bộ

chủ chốt xã, phường, thị trấn được đề cập trong Đề án này bao gồm: Bí thư đảng ủy, phó bí thư thường trực hoặc thường trực đảng ủy, chủ tịch và các phó chủ tịch HĐND, UBND xã, phường, thị trấn. Đề án tổng kết, đánh giá về thực trạng về chất lượng, năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trong tỉnh Bắc Giang; rút ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác quy hoạch cán bộ. Từ đây, Đề án nêu lên những giải pháp xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo, với phương hướng: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị trấn, đồng bộ với phát triển đội ngũ cán bộ và đổi mới tổ chức hệ thống chính trị cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân; trẻ hóa, chuẩn hóa, khơng quan liêu,

tham nhũng; có đủ năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao” [13, tr.5].

Đề án nêu lên mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về

trình độ theo chức danh.

Thứ hai, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của

dôi ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn.

Thứ ba, nâng cao tinh thần trách nhiệm, uy tín của đội ngũ cán bộ chủ chốt trước

nhân dân.

Thứ tư, nâng cao bản lĩnh chính trị: cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tăng cường đoàn kết nội bộ của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn [13, tr.5-7].

Để thực hiện những mục tiêu trên, Đề án đề ra những giải pháp:

Một là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ chủ chốt ở cơ sở theo hướng chuẩn hóa, gắn với quy hoạch cán bộ cơ sở.

Hai là, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các khâu của công tác cán bộ,

bảo đảm thực sự dân chủ, công khai, minh bạch.

Ba là, hoàn thiện và duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của các tổ

chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Bốn là, tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra của cấp trên đối với

cán bộ chủ chốt cơ sở.

Năm là, củng cố bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ của hệ thống chính tri, tạo

điều kiện cho cán bộ chủ chốt thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy, với hệ thống các giải pháp thực hiện, Đề án số 02-ĐA/TU ngày 5-12- 2006 cơ bản tạo cơ sở cho Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt ở cấp đảng bộ tại các xã, phường, thị trấn.

Ngày 23-5-2007, BTC Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 10-KH/BTCTU “Tổng kết 10 năm thực hiện Kế hoạch số 19-KH/TU ngày 19-9-1997 của Ban

Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém”. Kế hoạch là cơ sở để các cấp

ủy Đảng thực hiện đánh giá đúng kết quả, những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân về tổ chức thực hiện các nội dung được đề ra trong Kế hoạch số 19-KH/TU ngày 19-9-1997 của BTV Tỉnh ủy. Qua đó, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém. Kế hoạch xác định phương hướng: “Tập trung xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, củng cố TCCSĐ yếu kém, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ, nâng cao chất lượng đảng viên. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ, sinh hoạt cấp ủy; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa cán bộ xã, phường, thị trấn. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, quản lý, giám sát của chi bộ đối với đảng viên ở nơi công tác và nơi cư trú, nhất là đối với đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý” [20, tr.7].

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (10-2010) nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, với hệ thống giải pháp như sau:

1- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng Thường xuyên quan tâm giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đổi mới, nâng cao hiệu quả triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, bồi đắp truyền thống tốt đẹp, niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát huy kết quả Cuộc vận

động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đẩy mạnh việc "làm theo" tấm gương đạo đức của Bác, xác định đây là việc làm thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa rất quan trọng; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

2- Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu

của TCCSĐ

Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế chất vấn và trả lời chất vấn; mở rộng và phát huy dân chủ trong Đảng gắn với tăng cường kỷ cương, giữ gìn sự đồn kết, thống nhất trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng. Tăng cường tạo nguồn kết nạp Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

3- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán ộ

Kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan Đảng, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ đảng. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ khoa học - công nghệ và cán bộ người dân tộc thiểu số. Quan tâm phát hiện, tuyển chọn, trọng dụng những người có đức, có tài. Kiên quyết thay thế những cán bộ năng lực, phẩm chất đạo đức kém, vi phạm kỷ luật.

4- Quan tâm thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, giám sát

Tăng cường kiểm tra, giám sát về phẩm chất đạo đức, về chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Đảng và kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đảng, đảng viên. Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của Đảng, thanh tra của Nhà nước với hoạt động của các cơ quan tư pháp, giám sát của các đoàn thể và nhân dân. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kiểm tra các cấp.

5- Đổi mới phương thức lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ

nhiệm vụ, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ; chú trọng cải cách hành chính trong Đảng, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo [6, tr.21-23].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 29-4-2011, BTV Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Đề án số 02-ĐA/TU “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở

đảng giai đoạn 2011 - 2015”. Từ việc đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo, sức

chiến đấu của TCCSĐ và nhận dạng được những ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, Đề án nêu lên mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đến năm 2015 của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, trong đó có các mục tiêu, nhiệm vụ đối với xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn.

Với mục tiêu chung: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình TCCSĐ; Kiện tồn, sắp xếp các tổ chức trong hệ thống chính trị đồng bộ, thống nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở cơ sở; Đẩy mạnh việc tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới, chăm lo đời sống cán bộ, đảng viên ở cơ sở, Đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2015: “Hằng năm có trên 70% TCCSĐ đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; Bảo đảm 100% các TCCSĐ đều xây dựng được quy chế làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Đến năm 2015, giảm 50% số chi bộ sinh hoạt ghép, 100% cán bộ chủ chốt cơ sở đạt trình độ chun mơn trung cấp trở lên, trình độ lý luận trung cấp trở lên, 100% bí thư chi bộ, cấp ủy viên cơ sở được bồi dưỡng kiến thức xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước” [14, tr.7].

Đề án nêu lên 9 nhiệm vụ và giải pháp: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Rà sốt, sắp xếp, củng cố, phát triển tổ chức đảng ở các loại hình cơ sở phù hợp với yêu cầu quản lý và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Thực hiện nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ. Tập trung lãnh đạo đảng viên, chú trọng khu vực nông thôn, tổ dân phố; tăng cường phân công nhiệm vụ, quản lý, nâng cao tính tiền phong gương mẫu của đảng viên. Xây dựng

đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tiếp tục thực hiện Đề án số 02- ĐA/TU, ngày 5-12-2006 của BTV Tỉnh ủy “Xây dựng và nâng cao năng lực lãnh

đạo, điều hành của đội ngũ cán ộ chủ chốt xã, phường, thị trấn”. Phát huy vai trị

của MTTQ, các đồn thể và nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Tăng cường vai trò lãnh đạo, hướng dẫn của cấp trên. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng; tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cấp cơ sở và tổ chức đảng ở thôn, bản, tổ dân phố [xem Phụ lục 5].

Nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ theo tinh thần Đề án số 02-ĐA/TU ngày 29/4/2011 của BTV Tỉnh ủy Bắc Giang, ngày 4/11/2011, BTC Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 11-KH/BTCTU “Nâng tỷ lệ đảng

viên trong đội ngũ trưởng, phó thơn, bản, tổ dân phố”. Kế hoạch đề ra mục tiêu:

“Tăng cường bồi dưỡng, kết nạp đảng viên là trưởng, phó thơn. Thực hiện tốt cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức bầu cử trưởng, phó thơn. Tăng cường giáo dục, rèn luyện, quản lý, phân công, giới thiệu cấp uỷ viên, đảng viên để Ban công tác Mặt trận thôn hiệp thương, giới thiệu bầu cử chức danh trưởng, phó thơn. Qua đó, nâng tỷ lệ hàng năm và phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh đạt từ 75% trưởng, phó thơn là đảng viên trở lên” [27, tr.2].

Ngày 11-7-2014, Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành Đề án số 05-ĐA/TU “Tạo nguồn

í thư đảng ủy, chủ tịch Ủy an nhân dân xã, phường, thị trấn đến năm 2025 và những năm tiếp theo” nhằm “tạo nguồn cán bộ, cơng chức có chất lượng, trẻ hóa,

đáp ứng yêu cầu xây dựng, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND cấp xã trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” [81, tr.1]. Đề án đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trước hết là cán bộ quy hoạch chức danh đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực tế, khả năng lãnh đạo, quản lý và chuẩn hóa về trình độ đại học để tạo nguồn và nâng cao chất lượng nguồn bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND cấp xã (đến năm 2025, tạo được nguồn kế cận từ 400- 500 cán bộ); bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cơ sở” [15, tr.3-4].

Để tạo nguồn và nâng cao chất lượng nguồn bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND cấp xã đến năm 2025 và những năm tiếp theo, Đề án yêu cầu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; Đổi mới, nâng cao chất lượng cơng tác tuyển dụng, tạo nguồn lâu dài bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND cấp xã ; Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ ở cơ sở, chủ động tạo nguồn bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND cấp xã [15, tr.4- 6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tổ chức cơ sở đảng tại xã, phường, thị trấn ở tỉnh bắc giang từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)