Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tổ chức cơ sở đảng tại xã, phường, thị trấn ở tỉnh bắc giang từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 33 - 40)

Do có sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng trong tỉnh nên các chủ trương của Đảng đã, đang đi vào cuộc sống, tạo được sự chuyển biến rõ nét trong công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn, thể hiện:

- Công tác xây dựng TTCSĐ trong sạch, vững mạnh và củng cố TCCSĐ yếu kém đạt nhiều kết quả

Số TCCSĐ xã, phường, thị trấn đạt trong sạch, vững mạnh qua các năm đều tăng, các đơn vị yếu kém đều được tập trung củng cố, số TCCSĐ yếu kém nhiều năm liền cơ bản được giải quyết. Năm 2005, có trên 90% số TCCSĐ xã, phường, thị trấn đăng ký phấn đấu đạt trong sạch, vững mạnh, tăng 6% so với năm 2004; 09 trong 14 đảng bộ trực thuộc có 100% TCCSĐ xã, phường, thị trấn đăng ký đạt trong sạch, vững mạnh [17, tr.2].

Bên cạnh đó, cuộc vận động toàn Đảng bộ thực hiện “Ba xây, ba chống” đem lại nhiều kết quả, góp phần nâng cao chất lượng TCCSĐ và chất lượng đảng viên. Số lượng đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ tăng, nội dung sinh hoạt được đổi mới, đi vào trọng tâm. Ý thức tự giác học tập, nghiên cứu, tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ của đảng viên ngày càng được nâng lên. Sự gương mẫu đi đầu trong công tác phát triển kinh tế, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng viên, được đông đảo quần chúng ghi nhận [60, tr.27]. Cuộc vận động “Ba xây, ba chống” cơ bản đáp ứng yêu cầu về nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, nhất là ở các đơn vị hành chính cấp cơ sở, góp phần củng cố, xây dựng TCCSĐ thật sự trong sạch, vững mạnh.

Cùng với nâng cao chất lượng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, các cấp uỷ từ huyện đến xã, phường, thị trấn thường xuyên quan tâm củng cố các cơ sở yếu kém hoặc yếu kém từng mặt, qua đó tạo sự ổn định, hoàn thành nhiệm vụ của các TCCSĐ xã, phường, thị trấn. Cũng qua đây, các đơn vị yếu kém tự đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu, nhất là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đề ra biện pháp củng cố, phân công cán bộ phụ trách cụ thể và xác định những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. Với những đơn vị quá khó khăn, cấp uỷ tiến hành khảo sát đánh giá, tìm rõ ngun nhân từ đó đề ra giải pháp giúp cơ sở khắc phục. Nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết thực được đề ra, thể hiện rõ nhất là các huyện Hiệp Hoà, Lạng Giang, Lục Ngạn, Việt Yên... thành lập các tổ công tác trực tiếp giúp cơ sở khắc phục kịp thời những mặt

hạn chế, khuyết điểm như mất đồn kết nội bộ, bng lỏng quản lý, chưa thực hiện nghiêm quy chế dân chủ. Với sự chỉ đạo thường xuyên, tập trung của cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở, nhiều cơ sở yếu kém đã phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ và đạt trong sạch, vững mạnh, điển hình là các chi, Đảng bộ: Nhã Nam (Tân Yên); Mỹ An, Đồng Cốc (Lục Ngạn); Xương Giang (Thành phố Bắc Giang); Tiên Lục, Nghĩa Hưng, Thái Đào, Phi Mô, Mỹ Hà, Quang Thịnh, Đại Lâm (Lạng Giang)… [17, tr.3]. Đại hội đại biểu lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh kết luận: Việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ cấp xã, phường, thị trấn góp phần xây dựng các TCCSĐ trong sạch, vững mạnh được coi trọng theo hướng thực chất hơn, củng cố cơ sở đảng yếu kém. Số chi, đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh từ 63,8% tăng lên 69,05% năm 2005; số cơ sở yếu kém giảm từ 18 xuống còn 3 đơn vị [5, tr.28-29].

- Công tác bồi dưỡng cán bộ quy hoạch cán bộ được quan tâm

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng (khóa VIII), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chú trọng bồi dưỡng và đẩy mạnh công tác quy hoạch cán bộ. Kết quả: cơng tác cán bộ có chuyển biến tích cực; thực hiện tốt việc quy hoạch, bố trí, sắp xếp, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, nhận xét và luân chuyển cán bộ, từ năm 2002 đến 2005, 98 cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý được luân chuyển cơng tác; cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm... góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ [5, tr.55].

Hàng năm, BTC Tỉnh ủy tổ chức cuộc thi “ í thư chi ộ giỏi” các cấp, và tổ chức cuộc thi cấp tỉnh đạt kết quả tốt; cử cán bộ dự thi “ í thư chi ộ giỏi” ở cụm các tỉnh phía Bắc. Đây cũng chính là điều kiện thúc đẩy cho sự hồn thiện về năng lực chính trị và chun môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở, trước hết là Bí thư chi bộ Đảng. Hội thi “ í thư chi ộ giỏi” là đợt sinh hoạt chính trị và nghiệp vụ sâu rộng trong toàn Đảng bộ: “Các chi bộ, Bí thư chi bộ có điều kiện trao đổi, giao lưu, học tập kinh nghiệm. Qua đó, củng cố, bồi dưỡng kiến thức về công tác Đảng, nâng cao trách nhiệm cho cấp ủy cơ sở và Bí thư chi bộ. Từ đó, mỗi Bí thư chi bộ tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của mình, phấn đấu vươn lên trở thành Bí thư chi bộ giỏi, góp

phần củng tập thể chi ủy và đảng viên xây dựng chi bộ thật sự trong sạch, vững mạnh” [50, tr.22].

Theo Kết luận số 62-KL/TU ngày 1-9-2004 của BTV Tỉnh ủy về chức danh, số lượng, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, “tổ chức bộ máy Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã trong tỉnh có từ 19 đến 25 chức danh, hầu hết các xã, phường, thị trấn đều bố trí được 02 phó chủ tịch UBND” [11, tr.3]. Đến cuối năm 2005, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có 1.303 người. Trong đó, nam: 1.254 người (96,2%); nữ: 49 người (3,8%); dưới 35 tuổi: 80 người (6,1%); từ 36 đến 45 tuổi: 552 người (42,4%), từ 46 đến 50 tuổi: 453 người (34,8%); trên 50 tuổi: 218 người (16,7%)” [13, tr.2].

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đủ về số lượng, trình độ văn hóa, lý luận chính trị, năng lực lãnh đạo, tổ chức, điều hành các công việc ở cơ sở được nâng lên một bước. Phần đơng cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật, đồn kết nội bộ; có tiến bộ trong phong cách làm việc, trong vận động quần chúng… được nhân dân tín nhiệm. Qua rèn luyện thực tiễn, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở đã tích lũy được một số kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao hơn chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, thể hiện: Nhiều tổ chức đảng được củng cố, kiện tồn, phát huy tốt hơn vai trị là hạt nhân lãnh đạo đối với hệ thống chính trị ở cơ sở. Hoạt động của HĐND và UBND ở nhiều xã, phường, thị trấn có hiệu quả hơn, nhất là trong quản lý, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội [16, tr.2]. Những kết quả đó đã đóng góp một phần rất lớn vào thành tựu chung của tỉnh Bắc Giang trong suốt 9 năm kể từ khi tái lập tỉnh.

- Công tác quản lý và phát triển đảng viên được chú trọng

Việc bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới có chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, góp phần tăng thêm lực lượng và sức chiến đấu cho Đảng. Số lượng đảng viên mới kết nạp hàng năm tăng bình quân trên 20% [5, 29]. Nhiều TCCSĐ xã, phường, thị trấn quan tâm chỉ đạo từng bước đổi mới nâng cao chất lượng sinh

Phát triển Đảng gắn với việc xóa thơn, bản trắng và chi bộ ghép được các cấp ủy quan tâm, trong năm 2005, tồn tỉnh xóa được 11 thơn, bản khơng có đảng viên, xóa được 16 chi bộ ghép, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng ở những thôn, bản vùng sâu, vùng xa và những thơn, bản chưa có chi bộ [18, tr.1].

- Cơng tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng

Công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng được Đảng bộ các cấp coi trọng. Hàng năm, Đảng bộ tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo chương trình, kế hoạch; ban hành các quy định về giải quyết tố cáo đối với đảng viên, quy chế phối hợp hoạt động giữa ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng với các cơ quan trong khối nội chính, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trong công tác kiểm tra của Đảng.

Ủy ban kiểm tra các cấp nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ của cấp ủy giao, chú trọng kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kiểm tra. Thực hiện Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 10-2-1999 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Bắc Giang ban hành kế hoạch vận động xây dựng, chỉnh đốn đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình trong các TCCSĐ trên toàn tỉnh. Sau hơn một năm thực hiện, công tác xây dựng Đảng ở tỉnh Bắc Giang thu nhiều kết quả, đặc biệt là trong công tác kiểm điểm phê bình và tự phê bình. Trong vịng một năm (2000 - 2001), số TCCSĐ xã, phường, thị trấn trong Đảng bộ bị xử lý kỷ luật như sau: Cảnh cáo 01 Đảng uỷ xã, 01 chi bộ thôn; khiển trách 01 BTV Đảng uỷ xã, 03 ban chi uỷ, 01 chi bộ; xử lý kỷ luật 86 cán bộ chủ chốt cấp xã. Nội dung các sai phạm chủ yếu do vi phạm về phẩm chất đạo đức lối sống, vi phạm quy chế, vi phạm nguyên tắc quản lý kinh tế, quản lý đất đai, thiếu tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghị quyết khơng nghiêm, mất đồn kết nội bộ, tham nhũng hoặc cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, có trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Qua tự phê bình và phê bình, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng được thực hiện nghiêm, nguyên tắc tập trung dân chủ được tơn trọng, đồn kết nội bộ ở nhiều đơn vị được tăng cường, mối quan hệ giữa đảng, chính quyền, đồn thể được gắn bó hơn, tạo niềm tin của nhân dân đối với cuộc vận động [63, tr.8].

Hàng năm, BTC Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên, hướng dẫn rõ ràng từng chỉ tiêu đánh giá đối với loại hình TCCSĐ xã, phường, thị trấn. Đây chính là cơ sở để xếp hạng các TCCSĐ xã, phường, thị trấn và đảng viên trong từng năm, góp phần theo dõi sát sao hơn chất lượng của TCCSĐ xã, phường, thị trấn và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ năm 2002, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần đầu tiên thực hiện công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ và chất lượng đảng viên bằng phương pháp chấm điểm, cơ bản đạt hiệu quả cao.

- Công tác vận động quần chúng tham gia xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn

Từ năm 1997 đến năm 2005, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang xây dựng và thực hiện có hiệu quả các kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước sâu rộng trong nhân dân. Các phương tiện truyền thông ngày càng được nâng cấp: loa phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí…, góp phần làm cho nhân dân hiểu rõ hơn về các chính sách, và tham gia thực hiện Nghị quyết đúng đắn.

Hội thi “ í thư chi bộ giỏi” khơng chỉ có hiệu quả mạnh mẽ về cơng tác chính trị, tư tưởng và nâng cao năng lực đội ngũ bí thư chi bộ, mà cịn góp phần vận động quần chúng tham gia các hoạt động của đảng bộ địa phương. Qua hội thi, hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh, giúp quần chúng hiểu thêm về Đảng, về chi bộ, tăng thêm niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới.

Bên cạnh đó, quần chúng cịn được Đảng bộ tỉnh chỉ đạo khuyến khích tham gia quyền giám sát TCCSĐ và đảng viên, phát giác và tố cáo những hành vi có dấu hiệu vi phạm và báo cáo cho các ủy ban kiểm tra. Thực tế cho thấy, nhiều hoạt động của TCCSĐ và đảng viên ở các xã, phường, thị trấn mà Ủy ban kiểm tra phát hiện và kỷ luật là do quần chúng báo cáo.

Tiểu kết chƣơng 1

Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động và làm việc theo đơn vị hành chính mới. Khi mới được tái lập, cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đối với xây dựng TCCSĐ, trong đó có TCCSĐ xã, phường, thị trấn.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII và lần thứ IX của Đảng về cơng tác xây dựng Đảng nói chung và nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn nói riêng, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang nhanh chóng đề ra những chủ trương, chỉ đạọ việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức của các cơ quan Đảng, chính quyền, đồn thể, cũng như các đơn vị kinh tế, văn hóa xã hội để đưa hoạt động của tỉnh từng bước đi vào nền nếp. Những chủ trương và biện pháp xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 1997 - 2005, được thể hiện qua Kế hoạch số 19-KH/TU ngày 19-9-1997 của Tỉnh ủy (lâm thời) tỉnh Bắc Giang “Tiếp tục xây dựng và nâng cao

chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (1997), Nghị quyết Đại hội

Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (2000), Kế hoạch số 24-KH/TU ngày 30-9-2002 của BTV Tỉnh ủy Bắc Giang“ a xây, a chống”.

Do có sự kịp thời trong việc đề ra những chủ trương và thực hiện nghiêm túc, công tác xây dựng TCCSĐ ở Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2005 đạt được nhiều kết quả: Chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn tăng lên rõ rệt; Đội ngũ cán bộ cơ sở, đảng viên được quan tâm nâng cao năng lực chuyên môn; Cơng tác phát triển đảng viên có chuyển biến tích cực, tiến tới mục tiêu “xóa” thơn, bản “trắng” đảng viên; Hoạt động kiểm tra, kỷ luật của Đảng được thực hiện nghiêm túc; Công tác vận động quần chúng tham gia xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn diễn ra sôi nổi. Những kết quả ấy thể hiện sự nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ nói chung, xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn nói riêng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Đó chính là nền tảng để Đảng bộ tỉnh tiếp tục thực hiện xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn vững mạnh trong những năm tiếp theo, kể từ khi tái lập tỉnh được 9 năm (1997 - 2005).

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tổ chức cơ sở đảng tại xã, phường, thị trấn ở tỉnh bắc giang từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)