Một số kinh nghiệm lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tổ chức cơ sở đảng tại xã, phường, thị trấn ở tỉnh bắc giang từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 87 - 100)

Từ thực tế xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Bắc Giang, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ địa phương, với những ưu điểm và hạn chế, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn phải luôn căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của loại hình TCCSĐ; ln coi trọng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng

Có thể khẳng định rằng, công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn là nhân tố quyết định kinh tế - xã hội. Vì đảng bộ có mạnh, năng lực điều hành hoạt động chính quyền đồn thể có tốt, thì ở đó kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an ninh chính trị

đảm bảo, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được thực hiện có hiệu quả.

Với đặc điểm trên địa bàn tồn tại nhiều loại hình TCCSĐ: xã, phường, thị trấn, hợp tác xã, doanh nghiệp, công an, quân sự…; trong đó số lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn chiếm 26,3% tổng số TCCSĐ, với 77,51% đảng viên của toàn Đảng bộ, các cấp ủy Đảng tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trị, nhiệm vụ loại hình TCCSĐ xã, phường, thị trấn trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng bộ tập trung vào việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trị của TCCSĐ xã, phường, thị trấn, coi đây là một trong các yếu tố quan trọng giúp bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng trong việc hoạch định, thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội. Cơng tác này được thực hiện thơng qua những hình thức đa dạng: tổ chức các buổi nói chuyện, họp mặt, hoặc lồng ghép vào nội dung các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên môn... đặc biệt, chú trọng gắn hoạt động này với thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn nữa và sự chuyển biến rõ rệt về đạo đức và lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các xã, phường, thị trấn.

Đảng bộ cần tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thông tin, chất lượng giảng dạy và học tập lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở các xã, phường, thị trấn, trên cơ sở ngày càng bám sát tình hình và yêu cầu thực tế, gắn với xu thế hội nhập của đất nước. Tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên kỹ năng lãnh đạo, giải quyết những tình huống cụ thể xảy ra ở các đơn vị hành chính cấp cơ sở.

Hai là, ln coi cơng tác cán bộ là chiến lược xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn trong sạch, vững mạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi việc. Vì vậy, huấn luyện cán

bộ là công việc gốc của Đảng” [51, tr.309]. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Vì vậy, trong nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, Đảng bộ phải ln coi trọng cơng tác cán bộ, coi đó là nhiệm vụ chiến lược và thực hiện thường xuyên. Thực tiễn cho thấy, nơi nào có đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hóa phát triển; quốc phịng, an ninh được giữ vững. Ngược lại, cơ sở nào đội ngũ cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, thì cơ sở đó, địa phương đó sẽ gặp khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển, thậm chí tạo sơ hở cho các phần tử cơ hội, chống đối ở trong và ngồi nước lợi dụng gây “điểm nóng” về chính trị. Với đặc thù là tỉnh miền núi, Đảng bộ cần đặc biệt quan tâm công tác cán bộ ở các xã vùng dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn nhằm đạt hiệu quả cao và đồng bộ trong công tác cán bộ toàn tỉnh.

Chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, trước hết là của cấp ủy Đảng và Bí thư chi bộ. Năng lực lãnh đạo và trình độ chun mơn, sự đồn kết nhất trí trong cấp ủy là nhân tố đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương. Vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở (bí thư đảng ủy, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND) cần coi trọng trong việc củng cố và bồi dưỡng. Bên cạnh đó, TCCSĐ xã, phường, thị trấn phải chú ý uốn nắn đấu tranh trước những biểu hiện tiêu cực, quan liêu, xa rời quần chúng, vi phạm Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, cần có các cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trọng dụng những người có đức, có tài ở trong và ngồi Đảng. Trường Chính trị tỉnh và các trung tâm Chính trị huyện mở thêm nhiều lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Đảng, giúp cán bộ chủ chốt các cơ sở đảng quán triệt nhiệm vụ yêu cầu trong tình hình mới. Làm tốt cơng tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ nữ và cán

bộ dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực, hàng năm có bổ sung, điều chỉnh quy hoạch. Cần thực hiện đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, phân công cán bộ trẻ hoạt động thực tiễn ở cơ sở để có khả năng phát triển. Qua đó, tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ kế cận thay thế ngay cho số cán bộ, công chức không đủ năng lực hoặc bị thối hóa, biến chất khơng cịn tín nhiệm, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển. Đảng bộ cần đề ra các chính sách đãi ngộ và phát huy những cán bộ thực sự có tài năng, uy tín, có cống hiến xứng đáng

Việc bố trí cán bộ phải căn cứ theo tiêu chuẩn và lấy hiệu quả công tác làm thước đo, phải có tín nhiệm trong đảng viên và quần chúng; bố trí cán bộ phải đúng người, đúng việc, chú ý kiện toàn những cơ sở còn yếu, còn thiếu, kiên quyết xử lý các trường hợp có sai phạm, làm giảm sút lòng tin của quần chúng đối với Đảng. Thực hiện tốt việc phê bình và tự phê bình thường xuyên trong sinh hoạt Đảng. Đảng viên là cán bộ chủ chốt ở các đơn vị hành chính cấp cơ sở phải thực sự là đầu tàu gương mẫu trong công tác và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thực hiện theo đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: Mình vào Đảng để làm đày tớ cho nhân dân… Làm đày tớ nhân dân chứ không phải làm “quan” nhân dân. Lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt” [55, tr.292].

Công tác cán bộ chính là nhiệm vụ chiến lược nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ xã, phường, thị trấn. Việc thực hiện tốt, thường xuyên nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo năng lực, phẩm chất cán bộ, luân chuyển cán bộ sẽ góp phần hồn thành nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Ba là, công tác phát triển đảng viên gắn liền với nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong TCCSĐ xã, phường, thị trấn.

Phát triển đảng viên trong TCCSĐ chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu về xây dựng Đảng vững mạnh. Đây chính là cơ sở để tạo nguồn về cả nhân lực và trí tuệ cho Đảng. Đối với Đảng cầm quyền, công tác phát triển đảng viên là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm duy trì sự kế thừa và phát triển của Đảng. Hồ Chí Minh

đã chỉ rõ: “Chọn lọc đảng viên mới cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Chi bộ cần thường xuyên giáo dục quần chúng, bồi dưỡng những phần tử hăng hái, nâng cao trình độ giác ngộ của họ đến tiêu chuẩn đảng viên” [52, tr.289]. Ở các đơn vị hành chính cấp cơ sở, TCCSĐ chính là nơi giáo dục cơ bản nhất, rèn luyện, bồi dưỡng và kết nạp đảng viên, là nơi quản lý và phân công công tác cho đảng viên, kiểm tra thi hành kỷ luật đảng viên.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh “Muốn xây dựng Đảng tốt, thì phải có đảng bộ tốt, chi bộ tốt. Muốn có đảng bộ tốt, chi bộ tốt, thì phải có đảng viên tốt” [54, tr.749], TCCSĐ xã, phường, thị trấn cần làm tốt công tác Đảng, công tác cán bộ, tổ chức sinh hoạt chi bộ đều đặn và hiệu quả trong giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho đảng viên. Bên cạnh đó, tổ chức cần phân cơng cơng tác cho đảng viên, giúp đỡ gia đình đảng viên có hồn cảnh khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nếu đảng viên đi làm ở xa nơi cư trú.

Đảng bộ thường xuyên củng cố, xây dựng, phát huy truyền thống đoàn kết trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn, trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc của Đảng, làm nịng cốt đồn kết trong Đảng, trong hệ thống chính trị; chú trọng thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, ý thức phục vụ nhân dân là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Các chi, đảng bộ ở xã, phường, thị trấn cần phối hợp với các đoàn thể nhân dân, gây dựng các phong trào quần chúng và vận động nhân dân tham gia. Qua đó, chi, đảng bộ chú ý phát hiện những thanh niên ưu tú để giáo dục, bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng; chú ý kết nạp những đảng viên trẻ, nhằm “trẻ hóa” đội ngũ đảng viên, cùng với những đảng viên lâu năm sẽ làm cho sức chiến đấu của chi bộ được tăng lên, theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị mới. Các cấp ủy cơ sở phải thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng, mục tiêu và lý tưởng trong sáng của Đảng và Điều lệ Đảng, giác ngộ những quần chúng ưu tú, qua

đó củng cố hơn nữa niềm tin vào Đảng của quần chúng, để họ có động cơ phấn đấu trở thành đảng viên.

Ngoài ra, từ quá trình xây dựng TCCSĐ tại xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bắc Giang, từ năm 1997 đến năm 2014, cho thấy, công tác phát triển đảng viên cần gắn với nhiệm vụ thành lập các TCCSĐ ở các đơn vị hành chính cấp cơ sở, đặc biệt là địa bàn trọng yếu và đảm bảo sự hoạt động của cơ sở đảng, tiến đến hồn thành nhiệm vụ xóa thơn, bản, tổ dân phố “trắng” và tái “trắng” đảng viên. Có được như vậy, những chính sách của Đảng và Nhà nước mới được nhân dân địa phương thực hiện hiệu quả.

Bốn là, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phù hợp với loại hình TCCSĐ xã, phường, thị trấn; luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền và vận động quần chúng tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ ở cơ sở, xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân.

Sinh hoạt chi bộ có tầm quan trọng đặc biệt. “Nếu coi toàn Đảng là một cơ thể sống, trong đó các chi bộ là tế bào cấu thành tổ chức đảng, thì sinh hoạt chi bộ thường xuyên là quá trình trao đổi chất trong mỗi tế bào, là dấu hiệu quả sự sống” [72, tr.172]. Do vậy, hễ ở xã, phường, thị trấn nào mà sinh hoạt chi bộ lỏng lẻo, rời rạc hoặc khơng có nội dung chính trị tư tưởng cụ thể, thiết thực, thì nơi đó, lúc đó đã bắt đầu có nguy cơ đi chệch đường lối chính sách của Đảng, hạ thấp vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, làm cho kỷ luật của đảng bị buông lỏng, các hiện tượng tiêu cực nảy sinh, sự gắn bó giữa Đảng với dân bị suy yếu. Vì thế, trong xây dựng TCCSĐ tại xã, phường, thị trấn, nhất thiết phải ln duy trì nền nếp sinh hoạt đảng, đồng thời có những sáng tạo phù hợp trong xây dựng nội dung sinh hoạt chi bộ, bám sát vào nhiệm vụ chính trị, vào tình hình địa phương.

Các BTC, BTG xây dựng những chuyên đề cụ thể để phân công công tác sinh hoạt chi bộ cho các cấp ủy xã, phường, thị trấn. Trong sinh hoạt chi bộ, cần phải phát huy dân chủ. Vì vậy, chi ủy, nhất là đồng chí bí thư chi bộ phải thể hiện vai trò đầu tàu tổ chức sinh hoạt cụ thể, phù hợp với yêu cầu công tác của đơn vị, đồng thời đáp ứng được mong mỏi của quần chúng nhân dân; kiên quyết kắc phục những mặt

yếu, tồn tại trong sinh hoạt Đảng như: thiếu nghiêm túc, hình thức, sinh hoạt chung chung, vô tổ chức, vô kỷ luật, mà phải cụ thể, rõ ràng bảo đảm tính Đảng để giữ vững kỷ luật Đảng, tạo khơng khí dân chủ xây dựng trong sinh hoạt chi bộ.

Khối đại đồn kết tồn dân có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc, nhưng để có được khối đại đồn kết ấy, thì trước hết, mỗi địa phương trên cả nước cần phải làm tốt công tác dân vận. Trong nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ tại xã, phường, thị trấn cũng vậy, một trong những yêu cầu trước hết của các cán bộ, đảng viên, chính là tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở, qua đó góp phần tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng. Nhiệm vụ của chi bộ là: Luôn luôn tuyên truyền cho nhân dân và tổ chức nhân dân, để thực hiện khẩu hiệu và chính sách của Đảng; Ln ln chú ý đến tư tưởng và nhu cầu của nhân dân và kịp thời báo cho cấp trên biết rõ; Luôn ln quan tâm đến đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của nhân dân, đồng thời giáo dục nhân dân, tổ chức nhân dân để giải quyết các vấn đề cho nhân dân” [52, tr.288-289]. “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại, nếu chi bộ kém thì cơng việc ngừng trơi chảy” [54, tr.193]. Vì vậy, cần tăng cường và đổi mới cơng tác vận động quần chúng, vận động nhân dân, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân, coi đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Các TCCSĐ cấp xã, phường, thị trấn phải luôn luôn “lấy dân làm gốc” theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để vận dụng vào công tác vận động quần chúng.

TCCSĐ xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp thực hiện đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước cùng với quần chúng nhân dân. Vì vậy, trong mọi nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cần phải chú trọng nhiệm vụ vận động quần chúng tham gia xây dựng TCCSĐ, coi trọng công tác dân vận của cả hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh các phong trào thi đua u nước. Đồng chí Lê Hồng Phong nói về Đảng và cơng tác Xây dựng Đảng, nhấn

mạnh: “Nhiều đồng chí hiểu lầm rằng cơng tác tổ chức đảng bộ là quan trọng, còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng tổ chức cơ sở đảng tại xã, phường, thị trấn ở tỉnh bắc giang từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 87 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)