Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019 2020 (Trang 51 - 60)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Dân số lao động

Theo số liệu thống kê đến tháng 12 năm 2020, toàn huyện có 194.249 người, trong đó: dân số thành thị là 16.211 người, chiếm 8,35 % tổng dân số (toàn tỉnh 14,87%); dân số nông thôn 178.038 người, chiếm 91,65 %, với mật

độ dân số là 665 người/km2 phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch giữa các khu vực, đa số tập trung mật độ cao tại thị trấn và khu vực trung tâm nơi thị trấn và các xã nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, và nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng thuận tiện. Tốc độ tăng dân số tự nhiên (-0,83 %).

Toàn huyện có 116.435 lao động, chiếm 59,94% tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 52,0% tổng số lao động của huyện, lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 27,6%, lao động thương mại, du lịch và dịch vụ chiếm 20,4% tổng số lao động của huyện, điều đó cho thấy nguồn lao động trong huyện tương đối dồi dào. Đây sẽ là một nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Cơ cấu lao động của huyện Thọ Xuân được thể hiện trong biểu đồ hình 3.1

Hình 3.1: Cơ cấu Lao động huyện Thọ Xuân năm 2020

Chất lượng dân số đang ngày càng được cải thiện do cơ cấu dân số tương đối trẻ. Số học sinh đến trường ngày một tăng, chất lượng giáo dục ngày được nâng cao. Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 798 hộ chiếm 1,37%, đó là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2025.

Bảng 3.1 : Hiện trạng dân số và lao động huyện Thọ Xuân năm 2020

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1.1 Hộ nông nghiệp hộ 33.387

1.2 Hộ phi nông nghiệp hộ 25.135

2 Tổng số khẩu nhân khẩu 194.249

2.1 Nhân khẩu nông nghiệp nhân khẩu 100.764 2.2 Nhân khẩu phi nông nghiệp nhân khẩu 93.485

3 Lao động người 116.435

3.1 Lao động nông nghiệp người 60.546

3.2 Lao động CN - XD người 32.080

3.3 Lao động dịch vụ người 23.809

4 Tốc độ tăng dân số tự nhiên % 0,6

5 Thu nhập bình quân/năm/người Tr.đ 45,6

6 Mật độ người/km2 665

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, năm 2020)

Bảng số liệu trên cho thấy: Hiện trạng dân số và lao động của huyện Thọ Xuân năm 2020. Huyện Thọ Xuân có tổng diện tích là 29.229,404 m2, dân số 194.249 người. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 30 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 03 thị trấn và 27 xã. Trên địa bàn huyện có tổng số 58.522 hộ dân sinh sống, trong đó có 33.387 hộ nông nghiệp và 25.135 hộ phi nông nghiệp. Số người trong độ tuổi lao động là 116.435 người; trong đó số lao động nông nghiệp là 60.546 người, số lao động phi nông nghiệp là 55.889 người. Thu nhập bình quân trên đầu người/năm là 45,6 Tr.đồng.

b. Tình hình kinh tế

Trong những năm qua mặc dù công nghiệp, dịch vụ của huyện đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của huyện nhưng phát triển nông nghiệp vẫn là thế mạnh chính của huyện. Trong đó, Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 16,52% tổng GDP toàn huyện; Công nghiệp - xây dựng chiếm 50,52% tổng GDP toàn huyện; Dịch vụ thương mại chiếm 32,96% tổng GDP toàn huyện.

Bảng 3.2: Tăng trưởng kinh tế huyện Thọ Xuân giai đoạn 2018 - 2020

1. Tổng GTSX (giá HH) 21.185 26.024 31.659 - Nông lâm nghiệp, thủy sản

(Tỷ.đồng)

3.595 4.376 5.230

- Công nghiệp - xây dựng 10.631 13.045 15.994

- Dịch vụ 6.959 8.603 10.435

2. Cơ cấu GTSX

- Nông lâm nghiệp, thủy sản

100%

50,18 50,13 50,52

- Công nghiệp xây dựng 16,97 16,82 16,52

- Dịch vụ 32,85 33,05 32,96

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, năm 2020) c. Thực trạng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới

a. Trồng trọt

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và đạt kết quả khá toàn diện; các loại cây trồng chủ yếu đảm bảo diện tích, năng suất, sản lượng, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 119.062 tấn = 108,2% KH (=98% CK) Tổng diện tích gieo trồng đạt 29.550 ha đạt 101% KH. Cây lúa 15.634 ha, năng suất lúa đạt 63,3 tạ/ha (vụ xuân 67,8 tạ/ha thấp hơn vụ xuân 2019 là 0,9 tạ/ha, vụ mùa 58,4 tạ/ha cao hơn vụ mùa năm 2019 là 3,7 tạ/ha), sản lượng 98.838 tấn,= 100,8 %CK. Cây ngô: 3.699 ha, năng suất 54,7 tạ/ha, sản lượng 20.225 tấn bằng 85,5%CK. Tiếp tục duy trì các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp như: sản xuất lúa giống thuần chất lượng, lúa lai: 1.200 ha; 209 ha ớt xuất khẩu; 243 ha ngô ngọt; 50 ha khoai tây; 150 ha bí,...; triển khai các mô hình sản xuất rau an tập trung, rau an toàn trong nhà lưới, nhà màng, mô hình sản xuất rau an tập trung với diện tích 6 ha tại xã Trường Xuân và 46.400 m2 rau an toàn trong nhà lưới tại các xã Thọ Lâm, Xuân Hòa, Thọ Hải, Bắc Lương, Công ty CP Mía đường Lam Sơn; Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng. Công tác tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng

công nghệ cao theo Nghị quyết 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được quan tâm chỉ đạo, thực hiện; trong năm 2020 đã tích tụ, tập trung được 362,9 ha đất đạt 110%KH. Công tác phòng chống cháy rừng được tăng cường, tỷ lệ che phủ rừng được duy trì, đạt 9%.

b. Công tác chăn nuôi, thú y

Tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định, thống kê định kỳ 31/10/2020, tổng đàn trâu, bò đạt 12.772 con; tổng đàn lợn 37.950 con; gia cầm 902.179 con; đàn chó: 22.510 con.

Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung quy mô lớn với các sản phẩm có lợi thế như: Lợn hướng nạc 25.000 con, gà lông màu 400.000 con; phát triển cụm trang trại chăn nuôi gà lông màu tại Xuân Minh, Trường Xuân, Xuân Hưng, Xuân Trường, thị trấn Sao Vàng. ...; chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững. Thực hiện chính sách Hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ: Đã thực hiện thụ tinh nhân tạo cho 2.000 con bò cái có chửa bằng tinh bò zebu, 400 trâu cái có chửa bằng tinh trâu Mura, xây dựng 300 công trình khí sinh học xử lý môi trường trong chăn nuôi.

Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân về ứng dụng các loại giống lúa, ngô mới được 26 cuộc với 1.304 lượt người tham dự; các khuyến nông viên cơ sở tổ chức tuyên truyền được 60 cuộc với 2.596 lượt người nghe về kỹ thuật gieo trồng và phòng trừ bệnh cho cây trồng; Công tác triển khai thực hiện các mô hình, như: Mô hình trồng và thâm canh giống lúa Sao Vàng, mô hình trồng cây Ngô ngọt, ớt ngọt vụ đông; mô hình trồng thâm canh cây keo; mô hình chăn nuôi gà lông màu mang lại hiệu quả kinh tế cao đủ điều kiện nhân ra diện rộng.

d. Lâm nghiệp

Trồng rừng mới được 35,4 ha; trong đó: Tết trồng cây xuân Tân Sửu toàn huyện đã trồng được 62.064 cây; Trong đó cây lâm nghiệp, lấy gỗ 50.319 cây; cây bóng mát: 2.640 cây; cây ăn quả: 9.105 cây. Các loại cây được trồng

chủ yếu tại công sở, nhà văn hóa thôn, khu phố, trạm y tế, trường học, các gia trại, trang trại, dọc 2 bên đường, đất lâm nghiệp.

e. Xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM; hoàn thành xây dựng 05 xã NTM nâng cao (Xuân Hòa, Bắc Lương, Xuân Bái, Thọ Lập, Tây Hồ); 05 thôn NTM kiểu mẫu (Tỉnh thôn 1, Tỉnh thôn 2, xã Xuân Hòa; thôn Mỹ thượng, xã Bắc Lương; thôn 12, xã Xuân Phú; thôn 5, xã Xuân Giang). Toàn huyện có 02 sản phẩm (Bánh lá răng bừa Xuân Lập; Nem nướng Thành Nghĩa) đạt tiêu chuẩn 03 sao; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, đề nghị xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2020 cho 2 sản phẩm, gồm: Tương Xuân Phả, Bưởi Luận Văn.

d. Sản xuất CN - XD, Dịch vụ - Thương mại

- Hoạt động sản xuất của một số ngành nghề chủ lực như: sản xuất đồ gỗ, gạch xây dựng, thức ăn chăn nuôi, chế biến nông sản,...tăng trưởng ổn định. Các sản phẩm truyền thống tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ gắn với xây dựng thương hiệu; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 11.247 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Do các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu sản xuất gia công nên ít bị ảnh hưởng nên giá trị xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra, đạt 11,013 triệu USD = 100,1%KH.

e. Đầu tư phát triển, Tài chính - Tín dụng * Đầu tư phát triển

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; tổng huy động vốn đầu tư phát triển năm 2020 ước đạt 5.923 tỷ đồng = 100,4% KH. Hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng 21 công trình Gồm: Xây dựng và nâng cấp nhà sắp lễ mộ vua Lê Dụ Tông xã Xuân Giang; Đường giao thông liên xã Xuân Thành - Thọ Nguyên; Sửa chữa tuyến đường từ thị trấn Thọ Xuân đi Xuân Quang; Đường Thọ Nguyên - Bắc Lương - Nam Giang; Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch chung các xã, thị trấn trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực được thực hiện theo hướng công khai, minh bạch; trong năm 2020 có 16 doanh nghiệp có hồ sơ dự án đề nghị UBND tỉnh chấp thuận chủ trương, địa điểm thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh; 11 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 1.235,9 tỷ đồng, quy mô diện tích là 23,37 ha.

* Tài chính - Tín dụng

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước đạt 435,5 tỷ đồng = 113,8% dự toán huyện giao; trong đó: phần thu NS huyện, xã trừ tiền cấp quyền sử dụng đất là 135,5 tỷ đồng = 100,6% dự toán huyện giao,= 117,8% so dự toán tỉnh giao; thu từ cấp quyền sử dụng đất là 300 tỷ đồng = 120,9% dự toán huyện giao, = 150% dự toán tỉnh giao. Một số chỉ tiêu thu đạt tỷ lệ cao như: thu tiền thuê đất, mặt nước (230,3%), phí bảo vệ môi trường (191,7%)... Chi ngân sách huyện, xã năm 2020 ước đạt 1.320,8 tỷ đồng = 118,4% dự toán, cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

- Hoạt động tín dụng - ngân hàng: Hoạt động tín dụng, ngân hàng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất và đời sống của cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức. Tổng doanh số cho vay ước đạt 2.627,6 tỷ đồng = 103,9% CK; tổng dư nợ ước đạt 3.039 tỷ đồng = 109,5% CK; tổng nguồn huy động ước đạt 2.946 tỷ đồng = 113,6% CK, trong đó huy động trong dân cư ước đạt 2.627,8 tỷ đồng = 115,2% CK.

f. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Năm 2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070. Theo quy hoạch này, huyện Thọ Xuân sẽ được tổ chức không gian phát triển với mô hình Hai vành đai - Ba vùng phát triển. Trong đó, phân vùng Lam Sơn - Sao Vàng sẽ phát triển theo quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng. Đây là khu vực đô thị động lực với chức năng phát triển công nghiệp công nghệ cao, đô

thị dịch vụ, du lịch, đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng như giao thông đường bộ, cảng hàng không.

Trong năm 2020, địa phương đã hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình: điện chiếu sáng, lát vỉa hè và rãnh thoát nước thị trấn Lam Sơn; điện trang trí đường đôi cầu kè thị trấn Thọ Xuân; vỉa hè Quốc lộ 47 đoạn qua thị trấn Sao Vàng; vỉa hè, điện chiếu sáng đô thị Lam Sơn - Sao Vàng thuộc các xã Xuân Bái, Thọ Xương... Hệ thống giao thông cũng được đầu tư nâng cấp. Nhiều tuyến đường mới hoàn thành, đưa vào sử dụng, như: Nâng cấp cải tạo các tuyến Quốc lộ 47, 47B, 47C; đường Cầu Kè - Thọ Xuân; đường tỉnh 506B, 506C, 506D; đường từ thị trấn Lam Sơn đi xã Thọ Xương; đường Quế Sơn... Hệ thống giao thông nông thôn được cứng hóa với tỷ lệ đạt 93%.

Bên cạnh đó, địa phương sẽ tập trung xây dựng chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, trọng tâm là phát triển nhanh Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng và các CCN. Tích cực phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh sớm hoàn thiện hạ tầng Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng; phối hợp với các nhà đầu tư giải phóng mặt bằng thu hút các dự án đầu tư lớn có sức lan tỏa và thực sự là động lực phát triển cho huyện. Từ đó, từng bước cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thọ Xuân phù hợp với các định hướng của Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và điều kiện phát triển thực tế tại địa phương.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thọ Xuân

a. Thuận lợi

Tiềm năng về đặc sản nông nghiệp: Cùng với việc phát triển cây lương hực và các loại cây màu khác, huyện Thọ Xuân đã và đang tập trung phát triển, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đến nay nhiều loại nông sản địa phương đã trở thành sản phẩm uy tín trên thị trường, được người dân ưa chuộng, trong đó tiêu biểu là khẩu nua lếch, đào…

Huyện có lực lượng lao động dồi dào, mật độ dân số và mức độ đo thị hóa chưa cao, chưa thật sự gây sức ép mạnh mẽ đến vấn đề sử dụng đất đai như ở

các địa phương khác. Huyện có tiềm năng về quỹ đất chưa sử dụng có khả năng khai thác vào sản xuất các loại cây trồng rừng nguyên liệu và nhiều loại cây ăn quả khác.

Trong những năm gần đấy nền kinh tế đã có những bước phát triển khá và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng. Phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

Sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng và chính quyền các cấp nhằm đưa Thọ Xuân phát triển mạnh về kinh tế- xã hội.

b. Khó khăn

Điều kiện thời tiết khắc nhiệt, tập quán sản xuất còn lạc hậu, manh mún, đầu tư thâm canh chưa cao nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất và hiệu quả.

Địa hình chia cắt mạnh và những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như lũ lụt gây khó khăn, tốn kém trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Công nghệ sản xuất cong lạc hậu, ứng dụng khoa học công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất còn chậm, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

Quỹ đất còn nhưng điều kiện khai thác rất khó khăn do độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng, nguồn nước tưới hạn chế lại thường ở thấp hơn so với tầng đất canh tác nên việc đầu tư các công trình thủy lợi rất tốn kém và hiệu quả thấp.

Lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, phân bố không đều, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo.

Trước những thuận lợi, khó khăn thách thức và yêu cầu của thời kỳ mới, huyện đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội là tập trung mọi nguồn lực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2019 2020 (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)