sau 30 ngày xử lý nấm rễ Chỉ tiêu Công thức Mức độ xâm nhiễm rễ (%) Số lượng bào tử/100g đất 1. Đối chứng 3,58 4,33
2. Nhiễm AM1 (Gigaspora sp3) 11,44 16,67 3. Nhiễm AMQ1 (Scutellospora sp2) 13,99 18,33 4. Nhiễm AM2 (Gigaspora sp4) 16,92 21,33 5. Nhiễm AM3 (Dentiscutata nigra) 17,96 22,33 6. Nhiễm AMQ3(Acaulospora sp2) 18,88 26,67
LSD5% 0,95 1,27
CV% 1,2 3,8
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở bảng 4.2 và bảng 4.3, chúng ta có thể thấy nấm rễ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Trong sự thiết lập quan hệ cộng sinh, chủng nào có mức độ xâm nhiễm rễ cây cao hơn và số lượng bào tử sinh ra nhiều hơn thì khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cũng tốt hơn và ngược lại. Công thức nhiễm AMQ3 có mức độ xâm nhiễm rễ cao nhất đạt 18,88% và số lượng bào tử sinh ra cao làm cho cây chủ phát triển tốt nhất (chiều cao cây là 20,34cm; chiều dài rễ là 6,23cm) và cũng cho sinh khối thu được cũng lớn nhất (trọng lượng thân là 1,52g; trọng lượng rễ là 0,29g). Trong khi đó công thức nhiễm AM1 có mức độ xâm nhiễm rễ thấp chỉ đạt 11,44%, cây sinh trưởng chậm nhất (chiều cao cây là 15,63cm; chiều dài rễ là 4,62cm) và cho sinh khối thu được nhỏ nhất (trọng lượng thân là 1,11g; trọng lượng rễ là 0,11g).
cs. (2014), các chỉ tiêu theo dõi ở các công thức nhiễm bào tử nấm rễ khác nhau và đều cao hơn hẳn ở công thức đối chứng (không nhiễm). Sự sai khác này đều vượt xa sai số cho phép LSD5% ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi. Trong đó kết quả đạt cao nhất ở chủng Acaulospora.
Như vậy, trong số 5 chủng nấm rễ được tuyển chọn thì 2 chủng AMQ3
(Acaulospora sp2) và AM3 (Dentiscutata nigra)cho hiệu quả trên cây chủ vượt
trội hơn và có triển vọng ứng dụng cao hơn so với các chủng còn lại.
Dựa vào các kết quả đánh giá đặc tắnh sinh học và khả năng cộng sinh của 12 chủng giống nấm rễ AM đã phân lập và tuyển chọn được, 2 chủng nấm rễ AM có đặc tắnh sinh học tốt nhất ( có khả năng sinh trưởngvà phát triển nhanh, có hệ sợi phát triển mạnh, tỷ lệ nảy mầm và sức sống cao, sự hình thành nấm rễ và tái sản xuất bào tử lớn và đặc biệt là khả năng chịu mặn và cộng sinh cao với cây chủ) được chọn để làm giống sản xuất chế phẩm sinh học nhằm phục hồi đất bị nhiễm mặn.
Bào tử của Dentiscutata nigra Bào tử của Acaulospora sp2
Dentiscutata nigra: Bào tử hình cầu, gần
hình cầu; màu kem nhạt tới vàng nâu, chuyển sang đen; kắch thước từ 210 Ờ 340 ộm
Acaulospora sp2: Bào tử dạng hình cầu,
gần hình cầu, một số bất quy tắc; màu vàng nhạt tới nâu cam; kắch thước từ 130 Ờ 265 ộm
Hình 4.10. Hai chủng nấm rễ được chọn là: Dentiscutata nigra và
Acaulospora sp2
4.2. LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU CHÍNH ĐỂ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM 4.2.1.Lựa chọn chất nền chắnh
Chất nền để sản xuất vật liệu sinh học phải là nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có và đảm bảo được sự sinh trưởng và phát triển của nấm rễ, cũng như cây con.
Ba nguyên liệu được chọn để nghiên cứu gồm có: Đất phù xa cổ (Tri Phương, Tiên Du, Bắc Ninh); than bùn và phân rác.