4.2.2 .Lựa chọn dinh dưỡng bổ sung
4.2.3. Lựa chọn cây chủ để nhân giống nấm rễ
Yêu cầu của lựa chọn cây chủ để nhân giống nấm rễ được lựa chọn là: Phân bố rộng, sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh; Có khả năng cải tạo đất bị nhiễm mặn; Có thể chịu được điều kiện nghèo dinh dưỡng, khả năng chống chịu với môi trường; Có khả năng tạo sinh khối lớn và thắch hợp cho AM nhằm giúp cho
nấm rễ sinh trưởng, phát triển tốt và nhân lên nhanh chóng.
Dựa vào các kết quả đánh giá đặc tắnh sinh học và khả năng cộng sinh của giống nấm rễ AM, khoảng tỷ lệ phối trộn NPK 15-0-15 cho kết quả tốt ở nấm rễ AM là khoảng 10 - 20g/ kg vật liệu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân lên giống VSV.
Loại cây được lựa chọn để nhân giống nấm rễ bao gồm cây đậu xanh
(Vigna radiata), cây cỏ mần trầu (Eleusine indica (L.) Gaertn) và , cây xuyến chi
(Bidens pilosa). Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây và sự cộng
sinh của AM được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các chủng nấm rễ đến sinh trưởng của cây chủ (sau 30 ngày trồng) Chỉ Tiêu Công thức Chiều cao cây Chiều dài rễ Trọng lượng thân Trọng lượng rễ Mức độ xâm nhiễm rễ Số lượng bào tử cm cm g/cây g/cây chiều dài % theo
rễ
Bào tử/ 100g đất
1. Đậu xanh (ĐX)
Đối chứng ( không nhiễm) 15,45 3,46 1,02 0,12 3,35 4,33 ĐX nhiễm AM3 20,01 6,05 1,42 0,28 17,96 22,34 ĐX nhiễm AMQ3 20,42 6,23 1,52 0,30 18,89 26,78 2. Cỏ Mần trầu (MT)
Đối chứng ( không nhiễm) 16,51 14,96 0,57 0,12 1,51 1,72 MT nhiễm AM3 29,78 22,08 2,90 0,61 16,65 19,17 MT nhiễm AMQ3 23,35 19,73 2,57 0,20 15,79 20,13 3. Cây xuyến chi (XC)
Đối chứng( không nhiễm) 15,61 13,01 0,31 0,21 0,03 0,43 XC nhiễm AM3 26,35 20,68 0,49 0,07 3,09 12,61 XC nhiễm AMQ3 25,84 19,32 0,40 0,03 2,05 11,95
Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Các chỉ tiêu theo dõi ở các công thức nhiễm bào tử nấm rễ khác nhau và đều cao hơn hẳn ở công thức đối chứng (không nhiễm).
- Cây đậu xanh: Mức độ xâm nhiễm rễ ( ĐX nhiễm AM3 đạt 17,96%; AMQ3 đạt 16,79%) và số lượng bào tử (ĐX nhiễm AM3: 22,34 bào tử/ 100g đất; AMQ3: 26,78 bào tử/ 100g đất) sinh ra nhiều hơn làm cho cây chủ phát triển tốt hơn và cũng cho sinh khối thu được cũng lớn hơn so với công thức đối chứng
(Mức độ xâm nhiễm rễ đạt 3,35%; số lượng bào tử: 4,33 bào tử/ 100g đất).
- Cỏ Mần trầu: Mức độ xâm nhiễm rễ ( ĐX nhiễm AM3 đạt 16,65%; AMQ3 đạt 15,79%) và số lượng bào tử (ĐX nhiễm AM3: 19,17 bào tử/ 100g đất; AMQ3: 20,13 bào tử/ 100g đất) sinh ra nhiều hơn làm cho cây chủ phát triển tốt hơn và cũng cho sinh khối thu được cũng lớn hơn so với công thức đối chứng (Mức độ xâm nhiễm rễ đạt 1,51 %; số lượng bào tử: 1,12 bào tử/ 100g đất).
- Cây xuyến chi: Mức độ xâm nhiễm rễ ( ĐX nhiễm AM3 đạt 3,09%; AMQ3 đạt 2,05%) và số lượng bào tử (ĐX nhiễm AM3: 12,61 bào tử/ 100g đất; AMQ3: 11,95 bào tử/ 100g đất) sinh ra nhiều hơn làm cho cây chủ phát triển tốt hơn và cũng cho sinh khối thu được cũng lớn hơn so với công thức đối chứng (Mức độ xâm nhiễm rễ đạt 0,03%; số lượng bào tử: 0,43 bào tử/ 100g đất).
Kết quả ở bảng 4.8, có thể thấy nấm rễ có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Trong sự thiết lập quan hệ cộng sinh, chủng nào có mức độ xâm nhiễm rễ cây cao hơn và số lượng bào tử sinh ra nhiều hơn thì khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cũng tốt hơn và ngược lại. Công thức nhiễm AM3 đạt 17,96 % và AMQ3 đạt 18,89 % ở cây đậu xanh có mức độ xâm nhiễm rễ cao nhất và số lượng bào tử sinh ra cao làm cho cây chủ phát triển tốt nhất so với cây xuyến chi và cỏ mần châu. Trong đó, công thức nhiễm AM3 đạt 3,09 % và AMQ3 đạt 2,05 % của cây xuyến chi có mức độ xâm nhiễm rễ thấp nhất và số lượng bào tử ắt nhất làm cây sinh trưởng chậm.
Dựa vào khả năng cộng sinh của các chủng nấm rễ được đánh giá thông qua việc xử lý AM trên cây chủ (thắ nghiệm trong chậu đất). Chủng AM khi xử lý cho cây mà tăng cường được sự sinh trưởng và phát triển của cây chủ cũng như có khả năng xâm nhập vào rễ cây và sản sinh ra nhiều bào tử mới thì có sức sống cao (Nguyễn Thị Minh, 2005).Vì vậy, loại cây được lựa chọn để nhân giống nấm rễ là cây đậu xanh (Vigna radiata).
Bên cạnh đó, trong các cây họ đậu, vi khuẩn nốt sần giúp thúc đẩy sự thiết lập quan hệ cộng sinh của nấm rễ với cây trồng nhờ khả năng tự đồng hóa nito nên cây đậu xanh đã được chọn làm cây chủ để tiến hành xử lý nấm rễ.