Cải tạo đất mặn để nâng cao độ phì nhiêu của các loại đất này là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong lĩnh vực cải tạo đất.
nhiều biện pháp. Biện pháp chỉ trồng trên đất mặn những loại cây chịu mặn, hút mặn, đòi hỏi phải có thời gian dài hàng chục năm. Ở những nơi có lớp đất mặt mỏng, muối chỉ phân bố trên mặt đất, người ta đã dùng biện pháp cơ giới để cải tạo lớp đất mặt đi. Nếu loại đất mặn nhiều, tầng đất mặt bị nhiễm mặn sâu thì hình thức cải tạo này mang lại hiệu quả thấp và không thể áp dụng được.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Biện pháp cải tạo đất mặn tốt nhất là biện pháp thủy lợi. Ở Liên Bang Nga, người ta đã làm thắ nghiệm trên đất mặn nhiều vớ các kênh tiêu tạm tời có chiều sâu 3,0 Ờ 3,5 m cách nhau khoảng 200m với mức rửa 39.800 Ờ 62.700 m3/ha. Trong thời gian 72 ngày đã làm thoát đi một lượng muối 7500 tán/ ha và làm hóa nước ngầm rất nhiều. Kết quả cho thấy, để làm hóa tầng nước ngầm khoảng 6m cần khoảng thời gian 23 năm với tổng mức rửa 100.000 Ờ 110.000 m3/ha (Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi, 2006).
Công cuộc chinh phục đất mặn để nâng cao năng suất cây trồng từ trước tới nay đã đạt được một số kết quả nhất định về cải tạo đất, chọn tạo giống cây trồngẦ
Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự thay đổi tắnh chất đất mặn quá trình sử dụng, mối quan hệ giữa nước Ờ hàm lượng muối Ờ chất dinh dưỡng trong các vùng đất đã được khai phá chưa nhiều (Yan Hui Jun, 1987).
Talati đã tiến hành các thắ nghiệm đồng ruộng về phân bón cho lúa trên đất mặn vùng Baramati thuộc Bombay (Ấn Độ), và rút ra kết luận: Trong những năm đầu mới khai hóa, việc bón phân và kali là không cần thiết, nhưng sau đó cần phải xem xét lại. Việc tăng lượng đạm len 20 -25% so với mức bón bình thường đã làm tăng năng suất lúa. Ure được xem là dạng đạm tốt nhất dùng cho đất mặn (Talati, 1947).
Trong một thắ nghiệm về bón phân cho cỏ, Ashok Kumar and Abrol (1979) đã ghi nhận rằng: Năng suất chất xanh của cỏ Karanal trồng trên đất mặn tăng rõ rệt khi bón thêm 30 kgN/ha (Ashok Kuma and Abrol I.P, 1979) .
Những nghiên cứu của J. S. P. Yadav cho thấy độ phì nhiêu của đất mặn thấp do cường độ nitrat hóa bị kìm hãm trong ựiều kiện có hàm lượng muối cao và do đó ở những loại đất này cây trồng có phản ứng rõ rệt đối với viêc dùng ựạm. Nhìn chung, kali ở ựất mặn là đủ đối với nhu cầu của cây trồng trong khi hàm lượng lân rất khác nhau ở các điều kiện đất đai khác nhau (Yadav, 1986).
Trong một số nghiên cứu khác về dạng đạm và liều lượng đạm bón, J.Yadav (1986) cũng đã chỉ ra rằng trên đất mặn urea được xem là nguồn phân
đạm tốt hơn hẳn sunphat amôn và nitơrat amôn. Vùng Canning ở Subderbans thuộc phắa Tây Bengal, năng suất lúa đạt cao nhất trên đất mặn khi bón ure với lượng 100 kgN/ha vào hai thời kỳ: Thời kỳ đẻ nhánh bón 75 % và thời kỳ làm đòng bón 25 % tổng lượng N.
Ở Pakistan, người dân đã có truyền thống cải tạo đất mặn bằng cách sử dụng nước ngọt để rửa nước mặn nhưng phương pháp này đã tiêu thụ một lượng lớn nước ngọt có chất lượng tốt mà có thể dùng làm nước tưới. Do sự khan hiếm nước ngọt, việc cải thiện hiệu quả rửa mặn đã được tiến hành nghiên cứu (Altaf Ali Siyal, 2005). Tác giả đã tìm ra một phương pháp rửa mặn rất hiểu quả gọi là ỘStart Ờ StopỢ mà có thể tiết kiệm được tới 90% lượng nước sử dụng.
Ở Thái Lan, phòng thắ ngiệm Công nghệ Tế bào thực vật thuộc rung tâm Công nghệ Gien quốc gia ở Bangkok sau khi nghiên cứu ỘNgân hàng gien lúaỢ của Thái Lan đã tìm ra phát hiện một số giống lứa có sức chịu măn cao và đang nghên cứu phát triển giống lúa này. Đây là những cây lúa giống có thể chịu được nước chứa 2-3% NaCl hoặc muối hòa tan khác, môi trường này gần giống với môi trường nước biển (Báo Quôc tế điện tử, 2001).