Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thì Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khắ hậu nếu xét theo chuẩn thiên tai và nước biển dâng. Nghiên cứu cụ thể hơn của Nicholls và Leatherman (1995) chỉ ra rằng nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m (điều chắc chắn sẽ xảy ra) thì 6 triệu người ở Ai Cập sẽ bị ảnh hưởng với 12 - 15% diện tắch đất nông nghiệp bị mất, 13 triệu người ở Bangladesh bị ảnh hưởng và nghiêm trọng hơn là ở Trung Quốc dự báo có 72 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp.
Việt Nam được dự báo là quốc gia "dẫn đầu bảng" chịu hậu quả nặng nề từ mực nước biển dâng. Khi nước biển dâng lên 5m thì 16% diện tắch, 35% dân số và 35% GDP bị ảnh hưởng.
Hệ luỵ gián tiếp của ngập mặn làm cho đất không thể canh tác được. Vắ dụ, chỉ với lượng nước biển tăng ở các mức 0.1m, 0.3m và 1m thì Bangladesh sẽ mất lần lượt là 2.500, 8.000 và 14.000 km2 đất canh tác (tương đương với 2%, 5% và 10% tổng diện tắch cả nước). Việc dự đoán chắnh xác ảnh hưởng của nước biển dâng đối với ngập mặn là việc không dễ dàng vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thời tiết hay nhân tạo (Huy Anh, 2016)
Các chuyên gia cho rằng ảnh hưởng của ngập mặn do nước biển dâng sẽ nặng hơn vào mùa khô khi mà lượng mưa ắt hơn sẽ dẫn đến việc nước từ thượng lưu không đẩy được nước mặn trở ra. Hay như việc các công trình hồ, đập thuỷ điện tắch nước cũng sẽ có tác động tương tự.
Nhìn trên diện rộng, 7,7 dặm vuông đất trồng bị mất bởi ngập mặn vì nhiều lắ do mỗi ngày. Gần đây có một vùng đất trồng bằng diện tắch của nước Pháp đã bị nhiễm mặn không thể canh tác được nữa. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực của các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam.
Việc đất bị ngập mặn còn để lại hậu quả ắt ai ngờ tới là làm tăng ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kắnh do lượng cacbon được giữ lại trong đất bị giảm. "Bể chứa cacbon trong đất" bao gồm cacbon tự nhiên và không tự nhiên, có thể chứa một lượng rất lớn khắ cacbon ngăn chặn khắ này thoát ra không khắ và làm giảm hiệu ứng nhà kắnh...