Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn
Nhìn chung đất mặn có độ phì tiềm tàng khá, nhưng do chưa nhiều muối tan, tắnh chất vật lý, hóa học, tắnh chất sinh vật học của đất xâu, nên phần lớn
không trồng trọt được hoặc có trồng trọt nhưng năng suất không cao.
Những kết quả nghiên cứu ở nước ta và trên thế giới đã chứng minh: đất mặn có thể cải tạo thành đất trồng trọt tốt, cho năng suất cao không kém các loại đất khác. Vì vậy việc cải tạo được đất mặn sẽ là nguồn tài nguyên tiềm tàng, là đối tượng mở rộng diện tắch canh tác.
Tùy theo điều kiện khắ hậu, điều kiện thủy văn địa chất, tùy theo độ mặn và tắnh chất vật lý, hóa học của từng loại đất cụ thể, đất mặn có thể cải tạo bằng một trong những biện pháp sau đây:
* Biện pháp cơ học: cạo muối
Dùng biện pháp cơ học để loại bỏ muối tắch lũy trên mặt đất. Đây là phương pháp đơn giản và kinh tế nhất để cải tạo đất mặn nếu khu đất cải tạo có diện tắch nhỏ như: mảnh đất vườn, một miếng đất ngoài đồng. Việc cạo muối chỉ cải thiện sự phát triển của thực vật một cách tạm thời vì muối sẽ lại được tắch lũy (Đào Xuân Học và cs., 2005).
* Biện pháp thủy lợi: rửa mặn
Rửa mặn bằng nước hay nướ tưới là biện pháp duy nhất để loại bỏ muối thừa ra khỏi đất. Phương pháp này có hiệu ủa nếu việc tiêu nước thuận lợi vì nó sẽ hạ thấp mực nước ngầm và loại bỏ muối khỏi các vị trắ chứa nhiều muối. Để thực hiện biện pháp này cần thực hiện xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh để nước vào cánh đồng tưới để rửa mặn và từ đó tiêu nước đi. Việc rửa mặn được tiến hành theo nhều mùa, tùy theo điều kiện và nguồn nước ngọt có sẵn. Song việc rửa mặn cần tiến hành tiêu nước ngầm, hạ thấp mực nước ngầm tới mức cho phép (Đào Xuân Học và cs., 2005).
* Biện pháp canh tác
Sử dụng kỹ thuật canh tác thắch hợp như cày sâu không lật, xới nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng.
Cải tạo đất bằng luân canh cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trên các vùng đất mặn vùng sát biển nhất thì nuôi trồng thủy sản, tiếp theo là trồng cói và các cây chịu mặn, trong cùng là trồng lúa. Từ thực tiễn luân canh cơ cấu cây trồng vật nuôi ở các tỉnh ven biển miền Bắc người ta đã đút kết kinh nghiệm: Ộlúa lấn cói, cói lấn cá, cá lấn biểnỢ (Đào Xuân Học và cs., 2005).
Phân hữu cơ có tác dụng rất tốt đối với đất mặn ngoài giá trị cung cấp dinh dưỡng, phân hữu cơ dần dần cải thiện kết cấu đất. Một số loại cây phân xanh phát triển tốt trên ựất mặn như bèo dâu, điền thanh hạt tròn... nên phát triển những cây này ở những vùng đất mặn (Lê Văn Khoa và cs., 2003).
Đối với phân khoáng nên tăng cường ựầu tư N, P, K cho phù hợp với từng loại cây trồng, trong đó chú ý quan tâm đến phân lân, yếu tố dinh dưỡng hạn chế đối với cây trồng ở đây.
* Biện pháp sinh học:
Chọn và lai tạo các loại cây trồng, các giống cây chịu mặn, điều tra, nghiên cứu và đề xuất các hệ thống cây trồng, vật nuôi thắch hợp trên vùng đất nhiễm mặn. Trồng rừng trên đất nhiễm mặn, bảo vệ rừng ngập mặn và các hệ sinh thái rừng ngập mặn (Lê Văn Khoa và cs., 2003).