Con người và cuộc đờị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 27 - 36)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Bà Huyện Thanh Quan – con ngƣời và di văn

2.1.1. Con người và cuộc đờị

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ ở thế kỉ XIX mà lâu nay người ta chưa biết đích xác tên họ là gì, thân thế ra saọ Tiểu sử của bà, của chồng bà có nhiều sách chép, nhưng thường không nhất quán với nhaụ

Trong một cuốn sách văn học sử tương đối cũ nhan đề là Littérature annamite (Văn học Việt Nam) xuất bản năm 1914, G.Cordie chép: “Chúng ta chưa biết tên của bà, một nữ sĩ hình như sống vào thời Tự Đức, có làm chức cung trung giáo tập ở trong triều” [86, 126]. Sau đó, trong cuốn Cảo thơm toàn tập xuất bản năm 1919 Hải Nam Đoàn Như Khuê nói rằng bà “lấy chồng người huyện Thanh Trì, làng Nguyệt Áng, tên là Lưu Hân, đỗ cử nhân ân khoa năm thứ hai vua Minh Mệnh, làm quan đến tri huyện bị cách…” [27, 19]. Hải Nam cũng nói thêm rằng bà được vua nghe tiếng, vời vào cung nhưng không nói vua nàọ Trong cuốn Nam thi hợp tuyển của Nguyễn Văn Ngọc có đưa ra một số tư liệu về chồng nữ sĩ: “chồng bà là ông Lưu Nguyên Uẩn người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì (Hà Đông), sinh năm Giáp Tí đời Gia Long (1804) thi đỗ tú tài năm Ất Dậu (1825), đỗ cử nhân thứ tư năm Mậu Tí đời Minh Mạng (1828), làm tri huyện phó nhậm tại huyện Thanh Quan (tức Thái Ninh – Thái Bình bây giờ), can án phải cách bổ làm bát phẩm thơ lại bộ Hình sau thăng lên chức Viên ngoại lang”[46, 431]. Những tài liệu trên đều được gia phả họ Lưu xác nhận (ngoài điểm ghi nhầm tên Lưu Nguyên Ôn thành Lưu Nguyên Uẩn). Trong cuốn Nữ lưu văn học xuất bản năm 1929, Sở Cuồng Lê Dư chép: “Tính danh Bà Huyện Thanh Quan là gì chưa tìm ra được, chỉ biết bà hiệu là Nhàn Khanh, nguyên người làng Nghi Tàm, lấy chồng là ông Lưu Nguyên Uân, người làng Nguyệt Áng, làm tri huyện huyện Thanh Quan, cho nên thời nhân quen gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan”[10, 46]. Trong cuốn Quốc văn trích diễm, Dương Quảng Hàm chép: “Tính danh phu nhân là gì không rõ, là con ông nho Dương, người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long (thuộc tỉnh Hà Đông bây giờ), lấy ông Lưu Nghi, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì (cũng tỉnh ấy), đậu cử nhân khoa Tân Tỵ (1821) đời Minh Mệnh, làm tri huyện Thanh Quan, tức phủ Thái Ninh (tỉnh Thái Bình bây giờ), nên thường được gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Sau phu nhân vào làm cung trung giáo tập, vua Tự Đức có ban thơ chữ và thơ

nôm, phu nhân đều họa được, vua quý trọng lắm. Còn truyền lại nhiều bài thơ của phu nhân rất hay”[19, 16]. Sau đó trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, bản in lần thứ nhất năm 1943, ông chép cũng giống như thế trừ vài chỗ có lược bớt đi, như bỏ chi tiết “con ông nho Dương” và chi tiết “vua Tự Đức có ban thơ khen”, ông chỉ chép: bà có được vời vào trong kinh làm “cung trung giáo tập” [17, 378].

Đến cuốn Thi văn bình chú, bản in lần đầu năm 1943 (Nha học chính Đông – Pháp xuất bản) thì Ngô Tất Tố đã chép một cách tương đối chi li hơn: “Chưa rõ chính tên là gì, người ta chỉ biết bà nguyên họ Dương, con gái một nhà túc nho, quê ở làng Nghi Tàm, huyện Thọ Xương (nay là huyện Hoàn Long, thuộc tỉnh Hà Đông) sau lấy ông Lưu Nghi, người làng Nguyệt Áng huyện Thanh Trì, đỗ cử nhân khoa Tân Tỵ (1982) đời Minh Mệnh, ông có làm tri huyện ở huyện Thanh Quan..”6. Sau đó, Ngô Tất Tố có nói bà được vua Tự Đức vời vào làm “cung trung giáo tập” và có ban thơ, bà có họa lạị

Quyển Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (Tập II) của nhóm Lê Qúy Đôn, xuất bản năm 1957, căn bản chép giống như Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếụ Riêng ở đoạn sau, các soạn giả có chữa lại: “Đời Minh Mệnh, nhà vua có mời bà vào làm cung trung giáo tập…” [12, 263]

Ở những cuốn sách trên, chúng ta thấy có một vài chi tiết khác nhau, nhưng căn bản ghi chép giống nhau và không có vấn đề gì mớị

Đến quyển Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỉ XIX, xuất bản ở Hà Nội thời tạm chiếm, Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng chép thêm rằng: “Cha là Nguyễn Lý (1755 – 1837), học trò của Phạm Qúy Thích. Chồng bà Huyện Thanh Quan là Lưu Nghị, người làng Nguyệt Áng, ông đỗ cử nhân năm 1821. Can án, Lưu Nghị bị giáng chức, bổ làm bát phẩm thơ lại bộ hình, sau lại thăng lên chức viên ngoại lang. Một cố lão cho biết rằng một hôm bà giảng Kinh Thi cho các cung phi, bị vua Minh Mệnh quở trách…”7. Các soạn giả Văn học sử

6Dẫn theo Bùi Văn Nguyên [48,83]

7

Việt Nam tiền bán thế kỉ XIX đã dựa vào tài liệu của ông Long Điền Nguyễn Văn Minh trong Tri tân số 28 xuất bản tháng 12 – 1941. Ông Long Điền phê bình ông Nguyễn Sĩ Đạo trong cuốn Đại Việt văn học lịch sử là đã dựa vào Lê Dư trong Nữ lưu văn học mà nhầm lẫn Bà Huyện Thanh Quan với bà Nhàn Khanh. (Trang 102 quyển Đại Việt văn học lịch sử xuất bản năm 1941 có chép: “Bà Huyện Thanh Quan hiệu là Nhàn Khanh, người làng Nghi Tàm, cạnh Hà Nộị Bà có tập thơ Nôm gọi là Nhàn Khanh thi tập…”). Tiếp đó, ông Long Điền chép: “Theo chỗ chúng tôi tra cứu, thì Bà Huyện Thanh Quan họ Nguyễn, con gái ông Nguyễn Lý, đỗ thủ khoa năm Qúy Mão (1783), Lê Cảnh Hưng 44. Ông Nguyễn Lý sinh năm Ất Hợi (1755), mất ngày 21 tháng 8 năm Đinh Dậu (1837) đời Minh Mệnh 18, thọ 82 tuổi, làm quan đốc học Sơn Tây và Hải Dương. Còn tên húy bà là gì, chúng tôi chưa tham khảo được rạ Chúng tôi đã tìm hỏi ông bạn Nguyễn Triệu là cháu bà, mà cũng chưa ra, vì ngọc phả không chua rõ tên con gái” (Bài Văn hành công khí, trang 9 và 10, Tri tân số 28 tháng 12 – 1941).

Qua cách ghi chép tiểu sử Bà Huyện Thanh Quan ở các sách nói trên, chúng ta thấy có những điểm không đồng nhất. Thứ nhất, tên chồng Bà Huyện Thanh Quan ở các sách có sự khác nhaụ Đoàn Như Khuê chép là Lưu Hân, Lê Dư chép là Lưu Nguyên Uân, Dương Quảng Hàm chép là Lưu Nghi, Nguyễn Tường Phượng chép là Lưu Nghị. Chỉ một người mà bốn sách chép tên khác nhaụ Bùi Văn Nguyên sau này đã căn cứ vào bảy cuốn gia phả (hai cuốn ở Thư viện Khoa học trung ương (Hà Nội) là Nguyệt Áng Lưu tộc thế phả (kí hiệu Ạ650), Nguyệt Áng Lưu thị gia phả (kí hiệu Ạ811) và năm cuốn của họ Lưu ở làng Nguyệt Áng) để xác minh về tên chồng Bà Huyện Thanh Quan. Qua sự so sánh, đối chiếu tác giả Bùi Văn Nguyên đã xác định rằng chính tên chồng Bà Huyện Thanh Quan là Lưu Ôn, hoặc Lưu Nguyên Ôn. Trong tất cả bảy bản trên, không có ai tên là Lưu Hân hay Lưu Nghi, chỉ có một người tên là Lưu Văn Nghị. Như vậy chỉ có ông Lê Dư chép trong Nữ lưu văn học là tương đối chính xác: Lưu Nguyên Uân (chữ Ôn có người đọc nhầm là Uân hay Uẩn). Trong cuốn

Lưu thị gia phả (chép từ đời Cảnh Hưng của dòng họ Lưu) chép tên chồng Bà Huyện Thanh Quan là Lưu Ôn. Cuốn Lưu thị gia phả thông ngữ (soạn từ đời

Cảnh Hưng và được chép tiếp từ đời Minh Mệnh) có chép là năm Minh Mệnh 12 (1832), trong số những người chép tiếp gia phả từ đời Cảnh Hưng thì có cử nhân Lưu Nguyên Ôn. Cuốn Quốc triều hương khoa lụcQuốc triều hương khoa tập biên (sách ở thư viện Khoa học trung ương) đều chép là Lưu Nguyên Ôn. Như thế có thể đưa ra một số giả thiết về sự không đồng nhất tên chồng Bà Huyện Thanh Quan thế này: Có lẽ ông Đoàn Như Khuê cũng chép là Uân, nhưng nhà in đã viết nhầm chữ U thành chữ H. Ông Dương Quảng Hàm chắc cũng chép là Lưu Nghị, nhưng khi in thiếu dấu nặng, mãi sau mới được các soạn giả Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỉ XIX chép đúng. Nhưng sự thật Lưu Văn Nghị là ông nội của Lưu Ôn. Văn Nghị chỉ là tên thụy (tên đặt sau khi đã chết), các sách gia phả thường dùng tên thụy mà ít dùng tên húỵ Ông chính tên Lê Cảnh Hưng, làm đốc trấn xứ Cao Bình kiêm hàn lâm viện thị độc, sống cùng thời với Bùi Huy Bích. Ông có hai vợ, vợ kế là Đào Thị Cẩn có bảy người con traị Người con trai thứ hai là Lưu Áo, thụy là Liêm Trực, lấy Nguyễn Thị Phương sinh được hai con trai thì Lưu Ôn là con đầụ “Lưu Ôn (hoặc Nguyên Ôn) tên tự là Ái Liên sinh năm Giáp Tý (1804), đỗ tú tài năm Ất Dậu (1825) cùng một lần với em là Lưu Mạọ Đến năm Mậu Tý (1828) thì ông đỗ cử nhân thứ tư, làm tri huyện huyện Thanh Quan, rồi can án bị giáng làm bát phẩm thơ lại bộ Hình, sau làm đến viên ngoại lang. Như vậy theo sự tìm hiểu này của Bùi Văn Nguyên thì tất cả các sách trước đều ghi sai năm ông Lưu Ôn đỗ cử nhân. Ông đỗ năm Mậu Tý (1828) chứ không phải ân khoa năm Tân Tỵ (1821). Theo

Quốc triều hương khoa lụcQuốc triều hương khoa tập biên, thì ông thi đỗ khoa Mậu Tý ở trường Nam Định. Thủ khoa khoa ấy là Nguyễn Kim Xuyến người làng Nhân Mục (cùng huyện) và người đội bảng là Ngô Thế Vinh (sau đỗ tiến sĩ). Quốc triều hương khoa lục cũng ghi là Lưu Nguyên Ôn sau làm đến viên ngoạị Đến ngày 10 tháng 10 năm Đinh Vị (1847) thì ông mất thọ 44 tuổi, hiệu là Trại Quán Quân, thụy là Ôn Trực, táng ở xã Đại Áng và đến năm Mậu Thân (1848) thì được tăng phong là Lang trung. Ông lấy vợ người phường Nghi Tàm huyện Vĩnh Thuận, tên là Nguyễn Thị Hinh (Hinh nghĩa là thơm), sinh được con trai là Tuân, Cung, con gái là Thị Chỉnh, Thị Lương, lại lấy người thiếp

là Nguyễn Thị Độc, sinh được con trai là Cấp, Sóc, con gái là Thị Đoan”.

Thứ hai, họ và huyện Bà Huyện Thanh Quan ở, triều vua mà bà được vời vào làm cung trung giáo tập cũng không nhất trí. Qua nghiên cứu gia phả họ Lưu, Bùi Văn Nguyên cho rằng: “Bà Huyện Thanh Quan là Nguyễn Thị Hinh người huyện Vĩnh Thuận chứ không phải họ Dương huyện Thọ Xương như Ngô Tất Tố đã chép trong Thi văn bình chú. Ở Nghi Tàm không có họ Dương”. Dương Quảng Hàm chép trong Quốc văn trích diễm là con ông nho Dương chứ không phải ông nho họ Dương, sau Dương Quảng Hàm cũng bỏ không dùng chi tiết nàỵ Lê Dư dựa vào Quốc văn tùng ký của Hải Châu Tử nhầm Bà Huyện Thanh Quan với bà Nhàn Khanh, có lẽ nhân đó Ngô Tất Tố nhầm với họ Dương của bà Nhàn Khanh. Về nơi ở thì theo cuốn Nghi Tàm phường nghi tiết tế văn

(sách của thư viện Khoa học, ký hiệu Ạ2865), thời Lê Cảnh Hưng, phường Nghi Tàm thuộc Tiền Qúy khu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, đến đầu đời Gia Long thì phường đó thuộc Thượng Tổng, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức (nay thuộc xã Quảng An, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Về việc bà được vời vào cung thì tất cả các sách trước cuốn Văn học Việt Nam tiền bán thế kỉ XIX đều chép là ở thời Tự Đức. Riêng các soạn giả sách này đã căn cứ vào lời một cố lão mà cho là thời Minh Mệnh. Sau đó các sách Lược thảo văn học sửSơ thảo văn học sử

cũng theo đó mà chép là thời Minh Mệnh. Theo Bùi Văn Nguyên, bà được vời vào cung thời Tự Đức chứ không phải thời Minh Mệnh. “Thời Minh Mệnh, chồng bà bị giáng từ tri huyện xuống thơ lại, sau mới dần dần lên chức viên ngoại lang thì chết (1847). Đến năm Tự Đức thứ hai (1848), chồng bà mới được tặng phong. Tự Đức là một ông vua tự cho là hay chữ nhất triều Nguyễn, cho nên rất chú ý đến việc học, thấy bà là một nữ sĩ hay chữ, muốn mời bà vào cung nên đã tặng phong cho chồng bà để xúy xóa việc Minh Mệnh xưa giáng chức chồng bà. Quả vậy, bà còn sống và dạy học ở triều Tự Đức cho mãi đến vụ dân làng Nghi Tàm đấu tranh chống việc tiến cống sâm cầm năm 1870 (Tự Đức 23)”. Cụ Doãn Kế Thiện có chép việc này trong quyển Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội: “Ông Lý Râu Nguyễn Hữu Khang (chính là Nguyễn Danh Khang) là thân sinh ra cụ Nguyễn Dư Khương. Cụ Khương là con trai út thứ 10 của cụ

Khang. Theo cụ Khang kể lại thì lúc nhỏ cụ có nghe nói việc ông bố bàn định mưu kế vào kinh liên lạc với Bà Huyện Thanh Quan để nhờ làm tay trong cho vụ đấu tranh chống việc tiến cống sâm cầm. Lúc này Bà Huyện Thanh Quan cũng đã ngoài 60 tuổi” [68, 103].

Còn lại vấn đề Bà Huyện Thanh Quan con aỉ Như trên chúng ta đã biết là trong báo Tri tân, ông Nguyễn Văn Minh cho là con ông Nguyễn Lý (1755 – 1837) và lại nói gia phả họ không ghi rõ tên con gáị Có lẽ ông Nguyễn Văn Minh đã nghe một người nào đó trong họ ông Nguyễn Lý kể lại, do đó không có căn cứ. Bùi Văn Nguyên cũng đã tìm về Nghi Tàm và xem được bốn cuốn gia phả họ đó, thấy có chép tên con gáị Trong bốn cuốn đó có một cuốn dịch ra quốc ngữ và một cuốn chép sơ lược ít có giá trị. Riêng có cuốn của ông Nguyễn Khôi giữ và cụ Nguyễn Mạo giữ là chép đằng tả, rõ ràng, giống nhau, có giá trị. Cuốn ông Nguyễn Khôi giữ có nói rõ thêm là gia phả này được soạn từ năm Minh Mệnh 14, đến năm Tự Đức 31 có sao chép lại và chép thêm. Căn cứ vào gia phả sau thì Nguyễn Lý là cháu Nguyễn Tín (đỗ hương cống thời Lê). Nguyễn Lý (1755 – 1837) đỗ giải nguyên khoa Qúy Mão (1783) làm đốc học Sơn Tây và Hải Dương, học trò ông có tậu cho ông một khu vườn dài 25 trượng, rộng 8 trượng, còn ghi rõ trong cái bia mốc đá xanh. Nguyễn Lý có hai vợ, vợ đầu họ Nguyễn không có con, vợ thứ là Đỗ Thị Thiều sinh được 4 con trai (người con trai đầu là Nguyễn Trăn, đỗ cử nhân thời Minh Mệnh) và một người con gái là Nguyễn Thị Năm, thụy là Diểu Hạnh. Nguyễn Thị Năm là vợ một người họ Nguyễn, làm tri phủ phủ Ninh Giang (tỉnh Hải Dương). Như vậy Bà Huyện Thanh Quan không phải là con ông Nguyễn Lý vì Nguyễn Thị Hinh không phải là Nguyễn Thị Năm. Nguyễn Thị Hinh là bà huyện Thanh Quan còn Nguyễn Thị Năm là bà phủ Ninh Giang, chồng bà Hinh họ Lưu, chồng bà Năm họ Nguyễn. Kết luận cuối cùng của Bùi Văn Nguyên về thân thế Bà Huyện Thanh Quan dừng lại ở những điểm sau: “Bà Huyện Thanh Quan là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, lấy ông Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng cùng huyện” [48, 87]. Những chi tiết khác còn chưa có căn cứ để xác thực.

Huyện Thanh Quan, Tảo Trang có đính chính một vài chỗ sai lầm và bổ sung thêm một số điểm về thân thế và thơ văn Bà Huyện Thanh Quan. Về gia thế của Lưu Nguyên Ôn (hay Lưu Ôn) chồng Bà Huyện Thanh Quan, Bùi Văn Nguyên ghi rằng: “Ông nội của Lưu Ôn là Lưu Văn Nghị. Văn Nghị chỉ là tên thụỵ Ông chính là Lưu Nịnh hiệu là Uyên Hòa, đỗ tam giáp đồng tiến sĩ đời Lê Cảnh Hưng”. Câu này theo tác giả Tảo Trang có những điểm nhầm lẫn. Trong gia phả họ Lưu, ông tổ đời thứ bảy hiệu là Uyên Hòa, tên hiệu là Nạnh (không phải Nịnh). Lưu Nạnh cũng không hề đỗ tam giáp đồng tiến sĩ và cũng không phải ông nội Lưu Nguyên Ôn, đúng ra ông là tằng tổ (ông tổ bốn đời) Lưu Nguyên Ôn. Văn Nghị cũng không phải là tên thụy của Lưu Nạnh mà là tên thụy của Lưu Tiệp (con trai thứ hai của Lưu Nạnh). Lưu Tiệp được 7 con trai, con thứ hai là Lưu Áo sinh Lưu Ôn là chồng Bà Huyện Thanh Quan, con thứ ba hiệu là Ôn Hầu, sinh 5 con trai trong đó có Lưu Qũy (1809 – 1844) đỗ tiến sĩ năm 1835 thời Minh Mạng là một trong những bạn thân của nhà thơ Cao Bá Quát. Về con Bà Huyện Thanh Quan, Bùi Văn Nguyên ghi tên con trai là Tuân và Cung, con gái là Thị Chỉnh, Thị Lương. Tảo Trang bổ sung thêm: “Thị Chỉnh lấy Nguyễn Di, đóng suất đội ở xã Vĩnh An, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) sinh con là Hiệp và Xanh. Thị Lương lấy Hoàng Kế Viêm làm “tổng đốc đại thần” người tỉnh Quảng Bình, sinh con là Bảy và Tám” [73, 104].

Như vậy có thể thấy rõ, mặc dù là thi sĩ nổi tiếng trong lịch sử văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)