Hệ thống ngôn ngữ dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 77 - 79)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Về hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật

3.1.2. Hệ thống ngôn ngữ dân tộc

Trong hệ thống ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật, bên cạnh thứ ngôn ngữ gần với Đường thi, chúng tôi còn lưu ý đến bộ phận từ thuần Việt và từ Việt hóạ Trước hết có thể thấy rằng các nhà thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX đã dành ưu tiên cho lớp từ thuần Việt. Chẳng hạn tỷ lệ số từ thuần Việt ở thơ Hồ Xuân Hương là 94,8%, ở Bà Huyện Thanh Quan là 80% và con số cũng khá cao ở những nhà thơ Nôm Đường luật nửa sau thế kỉ XIX như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu…

Hơn nữa, chúng tôi thấy rằng hầu hết những nhãn tự, những từ đắt đều thuộc về lớp từ thuần Việt. Đó là những từ ngữ được dùng rất chính xác, cụ thể, lại rất cô đúc, đồng thời lột tả được cái hồn của sự vật. Ở bài Thăng Long hoài cổ đó là các từ: “trơ” (trơ gan), “cau” (cau mặt). Tất nhiên, cái hay của những từ đắt đòi hỏi ở nhà thơ sự xếp đặt chữ trong câu để gây một ấn tượng, gây hiệu quả nghệ thuật, nhắm vào cảm xúc hay trí tưởng tượng của người đọc. Thử khảo sát sự kết hợp này ở một bài thơ khác của bà, bài Chùa Trấn Bắc, trong đó có hai câu:

Sóng lớp phế hưng coi đã rộn, Chuông hồi kim cổ lắng càng maụ

bên là hình ảnh cụ thể “sóng”, âm thanh cụ thể “chuông”, một bên ý nghĩa trừu tượng “phế hưng”, “kim cổ”. Đành là lớp sóng, là hồi chuông nhưng đó cũng là lớp phế hưng, là lớp sóng phế hưng của các triều đại, là hồi chuông kim cổ hay chính là âm thanh thời gian đang đổ hồi mau, vùn vụt qua đi mà tưởng như nhà thơ nhìn thấy được, lắng nghe được.

Ở thơ Nôm Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan ít xuất hiện ngôn ngữ văn học dân gian và ngôn ngữ đời thường, đặc biệt là không có khẩu ngữ (một đặc điểm của ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật giai đoạn này). Nếu có cũng chỉ là sự xuất hiện của các hư từ như trong bài Tức cảnh chiều thu:

Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ

Theo Nguyễn Hữu Quỳnh trong Tiếng Việt hiện đại, phó từ (phụ từ, trạng từ), quan hệ từ, trợ từ là những loại từ thuộc hư từ. Theo cách hiểu khác thì hư từ gồm các loại từ: từ cảm, từ đệm, từ kèm, từ nốị Mặc dù thơ Bà Huyện Thanh Quan không xuất hiện với tần suất cao các hư từ, nhưng sự có mặt ở một vài câu với cảm xúc bất chợt của nữ sĩ đã khiến cho những câu thơ của nữ sĩ mang một màu sắc khá mới lạ so với chính phong cách thường thấy ở thơ bà.

Nhìn chung trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã phát huy tinh hoa giá trị cổ điển của ngôn từ, lại biết kết hợp với ngôn ngữ thuần Việt của dân tộc khiến cho mỗi bài thơ của bà đều đẹp đẽ một cách lạ thường, một vẻ đài các, trang nghiêm hiếm có trong lịch sử thơ Nôm Đường luật Việt Nam.

Nói về ngôn ngữ của các nhà thơ Nôm thế kỉ XIX, chúng tôi thấy mặc dù cũng có những điểm chung nhưng ở mỗi người lại có những nét biệt sắc riêng. Ngôn ngữ đời sống trong thơ Hồ Xuân Hương có tỉ lệ cao nhất, khẩu ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến xuất hiện nhiều nhất, Tú Xương lại có tài sử dụng ngôn ngữ đời sống vào chức năng trào phúng một cách sắc sảo nhất, còn Bà Huyện Thanh Quan lại là thứ ngôn ngữ trang trọng, đài các nhất vì thơ bà dù không dùng thi liệu điển cố Hán nhưng vẫn còn sử dụng khá nhiều từ Hán Việt và ít khẩu ngữ hơn cả. Đọc thơ bà lúc nào cũng có cảm giác như có một con hầu lẽo đẽo theo sau (Xuân Diệu).

Phạm Thế Ngũ từng nhận xét: “Thơ Hồ Xuân Hương thiên về Nôm mà bóng bảy, duyên dáng, thơ Bà Huyện Thanh Quan thiên về Hán mà thanh thoát, nhẹ nhàng. Hồ Xuân Hương đại diện cho cái tinh thần trào phúng bình dân vươn lên thể hiện trong một hình thức bác học. Bà Huyện Thanh Quan đại biểu cho cái tình thần tao nhã nho sĩ kết tinh lại cùng với tinh túy của bài Đường thi trong một ngôn ngữ Hán Việt đã hoàn toàn Việt hóa”. [47, 294]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)