Về hệ thống chủ đề đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 43 - 56)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Thơ Bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đƣờng luật

2.2.1. Về hệ thống chủ đề đề tài

Lý luận văn học đã chỉ ra rằng: “Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống” [20, 204]. Như vậy, trước khi khảo sát hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống của thể loại thơ Nôm Đường luật, chúng tôi sẽ tìm hiểu trước hết là nội dung thể loại, đúng hơn là tiếp cận nội dung thơ Nôm Bà Huyện Thanh Quan thông qua hệ thống đề tài, chủ đề.

Với Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ sống vào nửa đầu thế kỉ XIX – khi đạo Nho đã không còn nhiều hấp dẫn với tầng lớp trí thức, đặc biệt là khi người ta đã cảm nhận sâu sắc, thấm thía những đổi thay của thời cuộc cũng như thấu hiểu nỗi khổ đau của kiếp nhân sinh thì dễ hiểu, đề tài, chủ đề trong thơ bà cũng khác nhiều so với thơ của các nhà nho thế kỉ trước. Rời xa chủ đề, đề tài trung quân, ái quốc, thơ Bà Huyện Thanh Quan gắn liền với đề tài về thiên nhiên, những tâm sự, khát vọng cá nhân, và đặc biệt có sự trở lại của đề tài vịnh sử Nam.

Cũng như những thể loại khác thuộc phạm trù văn chương trung đại, thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX cũng có nhiều bài lấy cảm hứng từ đề tài văn

chương, lịch sử cổ xưa và do vậy, có xu hướng hướng về quá khứ, tôn trọng những giá trị cổ xưa, coi đó là mẫu mực lý tưởng, thực hiện đúng câu nói khiêm tốn của Khổng Tử: “Thuật nhi bất tác”. Đọc thơ Bà Huyện Thanh Quan ta thấy có sự trở lại của đề tài vịnh sử Nam với một phong cách có phần khác về nội dung và cách biểu hiện so với Hồng Đức quốc âm thi tập thời kì trước và thơ Nguyễn Đình Chiểu sau nàỵ Cụ thể hơn, nếu thơ vịnh sử trong Hồng Đức quốc âm thi tập tràn đầy niềm tự hào về “địa linh nhân kiệt” đất nước, được xuất phát từ ý thức phong kiến và tinh thần dân tộc thì cảm hứng lịch sử trong thơ Bà Huyện Thanh Quan lại thấm đượm nỗi buồn cô đơn, xót xa, tiếc nuối, một tâm trạng u hoài bao trùm cảm hứng lịch sử, xuất phát từ sự tự ý thức và sự thức tỉnh cá nhân: “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia giạ Dừng chân đứng lại trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng ta với ta” (Qua Đèo Ngang)…Và con người cá nhân nhà thơ đã đối diện với trường kì lịch sử mà cảm nhận tất cả nỗi cô đơn, bé nhỏ của mình: “Ngàn năm gương cũ soi kim cổ/ Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường” (Thăng Long hoài cổ)…Cho nên, đến Bà Huyện Thanh Quan, chủ đề vịnh sử trong thơ Nôm Đường luật không còn giới hạn trong phạm vi cuộc sống và tâm sự tác giả mà đã hướng đến chiếm lĩnh một “thời gian nghệ thuật” dài hơn cũng như những “không gian nghệ thuật rộng lớn hơn”.

Với thể thơ Đường luật nghiêm trang, sang trọng, bà đã gieo những giọt lệ thiết tha, khóc cho hình bóng một triều đại suy vong. Năm 1802, Gia Long cho dời đô từ Thăng Long về Phú Xuân. Các nho sĩ của chốn nghìn năm văn vật bỗng thấy mình bị mất địa vị thượng tri kể từ thời Lý đến naỵ Thủ đô giờ ở Phú Xuân, Bắc Hà từ nay không còn là trung tâm chính trị và văn học nữạ Vì đó, các nho sĩ mặc cảm như là dân mất nước và đều phát biểu trong thi văn những nỗi nhớ nhung, tiếc nuối, chán chường. Tất cả những niềm tha thiết đó tạo nên một khuynh hướng mới trong văn học Nguyễn sơ: hoài niệm Lê triềụ Điều này bắt nguồn từ quan niệm của các nho sĩ thời xưa: vua là nước, triều đại đồng nhất với quốc giạ Song vấn đề đặt ra là Bà Huyện Thanh Quan có phải nho sĩ đâu mà lại có tâm trạng tương đồng? Nên biết rằng ảnh hưởng của Nho học thấm vào tư tưởng quần chúng sâu đậm vô cùng. Dù không được tham dự vào hàng ngũ

văn thân, người Việt Nam từ xưa vẫn nghĩ, nói, làm theo đúng quy điều Nho học. Hơn nữa, Bà Huyện Thanh Quan cũng là một người phụ nữ có học thức, từng giữ chức “cung trung giáo tập” trong triều, rồi lại làm vợ một vị hiển nho, lẽ nào lại không nặng về Nho giáọ Quan niệm đồng nhất nước với triều đại cũng thấy ở Nguyễn Khuyến khi ông viết: “Khứ quốc khởi vô bằng bối tại” (bỏ nước mà về đâu phải vì không còn bạn bè tử tế). Nguyễn Khuyến coi chuyện ông từ quan là khứ quốc, tức là bỏ nước, bỏ triều đại, bỏ triều đình mà về chứ không phải là khứ quốc theo nghĩa di tản. Trong bài Thu vịnh, Nguyễn Khuyễn cũng có câu thơ với cảm thức tương tự:

Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào

“Hoa năm ngoái” gợi cảm giác về sự ngưng trệ của không thời gian còn “nước nào” ấy phải hiểu theo nghĩa triều đạị Nước nào ở đây là nước Đinh? Nước Lê? Nước Trần? chứ không phải theo nghĩa ngỗng từ ngoại quốc bay sang. Ngỗng nước nào là ngỗng của triều đại nàọ

Cùng tư tưởng, quan niệm đồng nhất triều đại với quốc gia, Bà Huyện Thanh Quan cũng có tâm trạng hoài niệm về cố quốc:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Đèo Ngang trở thành không gian gợi nhớ về cựu triều bởi nơi đây không chỉ ngăn chia địa giới Đàng Trong và Đàng Ngoài mà còn ngăn chia hai triều đại, bên này là quá khứ vàng son của triều Lê, bên kia là hiện tại tân triều nhà Nguyễn. “Qua Đèo Ngang đâu phải đơn giản là vượt qua một địa danh, một địa giớị Qua Đèo Ngang còn là vượt qua một triều đại, vượt qua chính mình. Cái tên Đèo Ngang đối với bà Huyện cũng có thể có chút ý vị ngang trái nào đó. Đạo đức phong kiến không thừa nhận một thần dân có thể thờ hai vua, hai triều đại nhưng nó vẫn cần sự cộng tác của thần dân triều đại cũ. Qua Đèo Ngang thời ấy là rời bỏ đất cũ vào đất mới, chúa mớị Điều làm cho bà không hổ thẹn là bà vẫn không thôi thương tiếc cựu triềụ Qua Đèo Ngang là thuận theo thời thế, còn tình riêng thì trời cao, sông núi biết cho ta” [57, 81].

Nếu như ở bài thơ Qua Đèo Ngang, đề tài vịnh sử bắt nguồn từ nỗi niềm tiếc thương với cựu triều thì ở Thăng Long thành hoài cổ, đề tài này lại được gợi từ cảm hứng mĩ học hướng về quá khứ, cảm hứng nhân văn trước lẽ đời dâu bể. Tâm lí sùng cổ, hướng về quá khứ vàng son là nét phổ biến ở con người thời trung đạị Chẳng vậy mà Nguyễn Trãi khi nói lên lý tưởng yêu nước thương dân vẫn lấy vua Nghiêu, vua Thuấn làm hình mẫụ Hoài niệm về quá khứ là hoài niệm về cái đẹp, tiếc thương cho cái đẹp đã bị tàn phaị Ở đây, cảm hứng thẩm mĩ đã bắt gặp cảm hứng nhân văn: cảnh vật, con người…tất cả đều đổi thay trước lẽ đời dâu bể. Trương Hán Siêu khi nhìn cảnh sông Bạch Đằng đã “đứng lặng giờ lâu” mà suy tư: “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá/ Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”. “Bên cạnh niềm tự hào trước chiến công oai hùng trên dòng sông lịch sử, tác giả không khỏi buồn đau, nuối tiếc khi chiến trường xưa một thời oanh liệt, nay trơ trọi hoang vu, dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết” (Lã Nhâm Thìn, [41, 223]).

Đặt nỗi niềm hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan trong cảm hứng nhân văn của một thời thi ca trung đại ấy mới thấy hết ý nghĩa giá trị của nó. Ở Thăng Long thành hoài cổ, mạch cảm xúc của tác giả là từ cảm nhận sự đổi thay, muốn níu kéo lại dĩ vãng nhưng cuối cùng đành ngậm ngùi trước lẽ đời dâu bể:

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

Hai chữ “gây chi” cho thấy nhà thơ cảm nhận sự đổi thay trong niềm oán trách con tạọ Từ hiện tại, nữ sĩ tìm về quá khứ, mong tìm lại dĩ vãng:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn cho rằng, câu thơ này có hai cách hiểu: “lối xưa xe ngựa giờ chỉ còn là hồn thu thảo, hoặc lối xưa xe ngựa còn ghi dấu ở hồn thu thảo; nền cũ lâu đài giờ chỉ còn bóng tịch dương, hoặc nền cũ lâu đài giờ chỉ còn bóng tịch dương chứng kiến. Dù hiểu theo cách nào thì cũng là quá khứ tìm cách đổ bóng xuống hiện tạị Hiểu theo cách nào thì cũng là tâm trạng ai hoài, nuối tiếc” [41, 223]. Thăng Long một thời phồn hoa giờ đã trở thành quá

vãng. Tâm trạng “Thăng Long hoài cổ” ở bài thơ này không hẳn là hoài Lê mà có lẽ là hoài tưởng về một thời vàng son của vùng đất vốn là quê của bà. Thật ra từ 1786 Hà Nội đã thực không còn là kinh đô nữạ Họ Nguyễn mạnh lên ở trong Huế và Quang Trung lên ngôi thì đóng đô ở Phú Xuân. Phải đến năm 1888 khi người Pháp chọn Hà Nội để đặt trụ sở chính thì nơi đây không những trở lại là kinh đô mà còn là thủ phủ của cả nước. Gần 100 năm Hà Nội mất vị trí của mình (tên Hà Nội là triều Nguyễn cố tình làm cho nó bé đi). Như vậy, thơ bà Huyện Thanh Quan là sự hoài tưởng về một vùng đất văn vật, mà cái dấu ấn của nó đúng là thời kì vàng son của đế kinh. Có người cho rằng bà hoài niệm nhà Lê vì chịu ảnh hưởng của cha ông vốn đã làm quan với nhà Lê. Dù như vậy thì tâm sự nhớ nhà Lê cũng không thể sâu sắc đến vậỵ Có phải chăng cái quá khứ vàng son mà bà nhớ tới đã không còn giới hạn trong tình cảm đối với một triều đại mà là quá khứ đẹp nói chung của đất nước và của thành Thăng Long mà những người như bà thường hướng về. Dường như trong tiềm thức, trong nếp nghĩ quen thuộc của bà, Thăng Long vẫn là kinh đô của thuở ban đầu không dễ gì quên được. Thăng Long luôn gắn với hình ảnh ngôi vua lộng lẫy, gắn với những gì đẹp đẽ, rực rỡ nhất – nơi tụ hội của bốn phương đất nước. Bà nặng lòng nuối tiếc quá khứ ấy, cũng là nuối tiếc thời kì rực rỡ của vùng đất nghìn năm văn hiến. Vì vậy, trong nỗi hoài niệm của bà, bóng dáng của thành Thăng Long cổ kính một đi không trở lại vẫn còn vương vấn mãi:

Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau Mấy tòa sen rớt hơi hương ngự Năm thức mây phong nếp áo chầu

(Chùa Trấn Bắc)

Có thể nói vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên cũng như những sự việc đang diễn ra trong đời sống không phải là chủ đích miêu tả của nữ sĩ mà trở thành những hình ảnh liên tưởng và những tượng trưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngọn cỏ mùa thu trên lối xưa đã một thời nhộn nhịp, ánh chiều le lói trên nền cung điện cũ hay một hành cung dãi dầu mưa nắng, những tòa sen, thức mây…đều

không phải đặc tả cái hiện hữu mà lặng lẽ một nỗi buồn dịu dàng, man mác về cái đã trôi quạ Tiếng thơ của bà vì thế vừa là những hoài niệm ngậm ngùi, vừa là tiếng nói âm thầm phản kháng những gì làm mất mát vẻ đẹp của Thăng Long.

Rõ ràng thơ Bà Huyện Thanh Quan không da diết một nỗi đau nhân tình như trong thơ Nguyễn Du, cũng không có niềm khao khát sống như trong thơ Xuân Hương. Có điều mảnh tình riêng băn khoăn trống trải trong thơ bà đã đi từ tình cảm thương nhà, thương mình đến một tình cảm rộng lớn là niềm thương nhớ nước. Với nhà thơ nữ tên tuổi này, mối quan tâm đến thời cuộc và chính sự đã trở thành một nỗi niềm sâu sắc mà kín đáọ Nỗi niềm đó khi thì được thể hiện bằng nỗi cô đơn trước cảnh phế hưng:

Sóng lớp phế hưng coi vẫn rộn Chuông hồi kim cổ lắng càng mau

(Chùa Trấn Bắc)

Khi thì được thể hiện bằng tấm lòng ai hoài cố quốc: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(Qua Đèo Ngang)

Không còn đâu âm hưởng hào hùng vốn có trong những vần thơ của các tác giả thời Trần, thời Lê khi giai cấp phong kiến đang ở thời kì thịnh trị. Những hoài niệm ngậm ngùi đã thấm sâu vào thơ Bà Huyện Thanh Quan một âm hưởng buồn thương man mác, phảng phất như có nỗi u hoài của người dân mất nước. Phải chăng, nước đã thu về một mối trong tay nhà Nguyễn nhưng đó không phải là “nước cũ” trong niềm tự hào của những người yêu nước chân chính. Nếu với Trần Minh Tông đời Trần, ngay cả đến ráng đỏ của buổi chiều cũng gợi nhớ những chiến công của dân tộc:

Giang sơn sau trước hai phen rạng, Hồ Việt hơn thua một chớp bàỵ Đỏ rực ráng chiều in đáy nước, Ngỡ rằng máu giặc hãy còn đâỵ

thì với Bà Huyện Thanh Quan, bóng chiều thường hắt hiu tàn tạ gợi dậy một niềm thương nhớ cũ. Nỗi buồn trong thơ quả có cái nhạy cảm của tâm hồn thi sĩ, có cái sâu sắc, kín đáo của một tình cảm riêng tư, song không thể không kể đến tình cảm quán xuyến trong khá nhiều bài thơ của bà, đó là nỗi buồn thời đại, niềm đau trước thế sự tang thương:

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương. Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

Vẫn là cảnh đấy người đây nhưng là một sự hòa nhập trọn vẹn: tâm sự buồn khiến cho bà nhìn vào cảnh vật thì cảnh vật cũng nhuốm màu tiêu sơ của tâm trạng. Nhưng dù thất vọng trước thực tại, cô đơn với nỗi niềm riêng, thơ Bà Huyện Thanh Quan không bao giờ có nỗi buồn tuyệt vọng hay nỗi đắng cay khắc nghiệt với cuộc đờị Ngay cả khi nhìn vào hí trường của xã hội phong kiến và đau lòng trước sự thay màn đổi lớp của các triều đại, bà vẫn một niềm yêu mến thiên nhiên đất nước và có khi còn cảm nhận được sự vững vàng “trơ gan cùng tuế nguyệt” của thiên nhiên trước mọi đổi thay của thời thế.

Nếu so sánh với Đường thi và thơ Nôm Đường luật ở những thế kỉ trước chúng tôi thấy hệ thống đề tài chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của các tác gia thế kỉ XVIII – XIX nói chung và thơ Bà Huyện Thanh Quan nói riêng có sự khác nhau ở những nét cơ bản, ngay cả khi cùng xuất phát từ một đề tài giống nhau như đề tài thiên nhiên chẳng hạn – chúng vẫn mang những hình thức khác nhau trong vẻ đẹp và sự khác biệt về chủ đề.

Cũng như Đường thi, sơn thủy hữu tình bao giờ cũng là nguồn cảm hứng vô tận của thi cạ Sự hiện diện của thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật chứng tỏ thiên nhiên là một loại đề tài vĩnh cửu luôn phát ngôn cho những tâm sự, nhất là những tâm sự u uẩn, có khả năng làm khuây khỏa những nỗi buồn. Nó là cái đẹp, là cõi bình yên có thể làm lắng dịu những bão giông của cuộc đời con người, nhất là trong xã hội cũ. Cách xử lí đề tài thiên nhiên thường có một nét chung là chọn lọc để miêu tả một số nét tiêu biểu gợi lên bản chất, cái thần

của cảnh vật, đồng thời những cảnh thiên nhiên ấy luôn thấp thoáng bóng dáng con ngườị Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, thiên nhiên có những nét u hoài rất Đường thi, đẹp như những bức tranh thủy mặc:

Thánh thót tàu tiêu mấy giọt mưa Bút thần khôn vẽ cảnh tiêu sơ Xanh um cổ thụ tròn xoe tán

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ

(Tức cảnh chiều thu)

Nét bút tả cảnh ở đây là thi trung hữu họa, nhẹ nhàng thoáng qua như nét cọ của một họa sĩ tài hoa vừa thâu tóm cái hồn của cảnh vật:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 43 - 56)