Hệ thống kết cấu Đường luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 79 - 91)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Về hệ thống kết cấu Đƣờng luật và nhịp điệu thơ

3.2.1. Hệ thống kết cấu Đường luật

Mỹ học Mác – Lênin từng chỉ ra rằng trong nghệ thuật nói chung, “nội dung dần dần được hình thức hóa và trầm lắng thành những cấu trúc thể loại” [90, 290]. Xét từ bình diện thể loại, cũng có một sự thống nhất không thể tách rời một cách tuyệt đối giữa nội dung và hình thức. Nội dung thể loại chỉ tồn tại bằng hình thức thể loại và qua hình thức thể loạị Những yếu tố hình thức thể loại bao giờ cũng phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung thể loại, bởi xét cho cùng thì “thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức tác phẩm ứng với những loại hình nội dung nghệ thuật của nó” [20, 167].

Thơ Bà Huyện Thanh Quan làm theo thể thất ngôn Đường luật. Thể thơ này có tám câu, mỗi câu bảy chữ. Hai câu đầu là câu mở đề, bốn câu giữa đối với nhau từng cặp có thể xem là cái xương sống của bài thơ, và hai câu cuối tức là hai câu kết. Khác với thể lục bát, thể thơ này là kết quả của sự phối hợp âm thanh và xếp đặt công phụ Làm thơ theo thể này không những khó vì vần, đối, niêm, luật mà lời thơ lại không được non yếu, chữ dùng phải trong trẻo, và nhất là tình ý ở đoạn chót phải vừa gọn gàng, vừa bay bổng và để lại dư vang. Một bài thơ Đường luật có giá trị là một viên ngọc quý mà người ta đẽo gọt những khi phong lưu nhàn tản hoặc những lúc đối cảnh mà cảm hoàị Lời chỉnh đốn, ý hàm súc, cốt cách thanh cao, lối thơ này là lối quý phái đặc biệt. Ta không thấy lạ rằng Bà Huyện Thanh Quan đã dùng thể thơ ấy để biểu lộ cảm xúc của mình. Bà là người nho nhã, phong lưu đài các, nhiều cảm tình nhưng biết giữ tư cách thanh cao, quý trọng thơ văn nên cẩn thận khi sáng tác, lại dùng lối thơ thất ngôn

bát cú cổ điển ít lời nhiều ý để gửi gắm cái bản ngã điều hòa cân đối của mình vào, đó chỉ là điều tự nhiên, thích đáng vô cùng.

Để nói thêm về luật của thơ Đường, tôi dùng các kí hiệu B và T để chỉ rõ đó là thanh bằng hay thanh trắc. Luật thơ Đường mà Bà Huyện Thanh Quan sử dụng gồm hai thể chính là thể bằng vần bằng và thể trắc vần bằng (Thất ngôn bát cú). Bà đã sử dụng rất thành công mà cũng rất nghiêm ngặt, không khiên cưỡng, cũng ít vì có sự nới rộng “nhất tam ngũ bất luận” mà dễ dãi dùng gượng các thanh nàỵ

Thơ luật Đường du nhập vào nước ta đã hàng ngàn năm naỵ Nó xuất xứ từ đời nhà Đường – một thời đại được coi là thịnh trị nhất trong lịch sử Trung Quốc (618 – 907). Ở đây, chúng tôi chỉ bàn về thể thất ngôn bát cú (7 chữ 8 câu). Đây là thể thơ đòi hỏi rất khắt khe và nghiêm ngặt về: niêm, luật, vần, đối, bố cục (5 yếu tố)

- Niêm thì dễ vì đã đúng luật thì đúng niêm

- Luật tức là B và T quy định ở vị trí từng từ trong câu

- Vần: tức là các từ cuối của các câu 1-2-4-6-8 cùng vần với nhau: tà, hoa, nhà, gia, ta (bài Qua Đèo Ngang) hay: hôn, dồn, thôn, dồn, ôn (Chiều hôm nhớ nhà).

- Đối: đây là yếu tố khó nhất. Đối gồm 3 yếu tố: + Đối thanh (B với T hoặc ngược lại)

+ Đối ý: tương đối dễ, gồm đối xứng hoặc đối lập về ý tưởng trong câu 3 với câu 4 và câu 5 với câu 6.

+ Đối từ: đây là điều hóc hiểm nhất, khó đạt nhất vì vừa phải đối theo nhịp điệu, tiết tấu, vừa phải đối đúng từ loại với nhau: danh từ với danh từ, động từ với động từ, tính từ với tính từ. Rồi từ luyến láy, từ đơn, từ kép, từ tượng thanh, từ tượng hình…tất cả đều phải đối nhau đúng theo vị trí của từng từ trong câu 3 với 4, 5 với 6.

- Bố cục: gồm có Phá – Thừa – Thực – Luận – Kết. + Câu 1: Mở đề hoặc Phá đề (tức câu mở bài)

+ Hai câu 3 và 4, gọi là hai câu thực, phải đối với nhau đủ 3 yếu tố vừa nêu ở trên

+ Hai câu 5, 6: là hai câu luận cũng phải đối với nhau đủ 3 yếu tố + Câu 7 và câu 8 là kết.

Bàn về cấu trúc trong kết cấu văn bản thơ trữ tình, Lý luận văn học có gợi ý: “Trong thơ trữ tình, mối quan hệ đầu kết đặc biệt quan trọng. Mở đầu bao giờ cũng có tác dụng đưa người đọc vào một không khí, một trạng thái cảm xúc nhất định. Dù tả cảnh gợi tình, hoặc khoan thai kể chuyện, hoặc bâng khuâng gợi hứng, hoặc đột ngột bàng hoàng, mở đầu của thơ thường có tác dụng gây ấn tượng quan trọng. Phần kết thường gắn với quan niệm về sự trọn vẹn, hoàn tất, vừa gợi lại phần thể hiện ở trên, vừa tạo được dư âm trong lòng người đọc. Người xưa cho rằng, cái hay của một bài thơ thường đọng ở câu kết. Hoặc thu lại, hoặc mở ra, tạo nên ý mênh mang. Ở đây bố cục bài thơ phải xử lí mối quan hệ giữa lời thơ hữu hạn và ý thơ, tình thơ vô cùng” [57, 112]. Theo chúng tôi, mối quan hệ mở - kết hay phá - kết là một đặc điểm thi pháp của thơ Đường luật bát cú. Có thể là một hình ảnh, một chi tiết hay một sự kiện…xuất hiện ở liên 1 được nhắc lại hoặc có liên hệ nào đó với liên 4. Chẳng hạn như trong thơ Hồ Xuân Hương:

- Bốn cột khen ai khéo khéo trồng, (…) Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

(Đánh đu)

Nếu bài thơ bát cú nào không có được sự hô ứng như trên thì về mặt thi luật, câu phá và câu kết vẫn niêm với nhau, tức vẫn có mối quan hệ mở - kết, tạo nên sự hô ứng về mặt âm điệụ Khi mở rộng phạm vi khảo sát đến tất cả 8 dòng thơ, chúng tôi thấy: Một là, không chỉ những cặp câu 1-8 niêm nhau, mà các cặp câu 2-3, 4-5, 6-7 cũng niêm với nhaụ Sự kết hợp này góp phần tạo nên một khối rắn chắc, một sự thống nhất, một cái bất biến. Rõ ràng đó không thể là một sự ngẫu nhiên mà có ý nghĩa thi pháp thể loạị Hai là, không chỉ cặp câu 1-8 lặp lại về luật phối thanh mà cứ cách ba dòng thì có sự lặp lại ấỵ Ngoại lệ, chữ cuối của dòng 1 phải nhập vần nên khác thanh với chữ cuối của dòng 5, còn nói chung

thì dù bài thơ luật trắc vần bằng hay luật bằng vần bằng vẫn có sự lặp lại thanh điệu bằng trắc ở các câu: 1-5, 2-6, 3-7, 4-8. Lấy bài thơ Qua đèo Ngang có luật trắc vần bằng để khảo sát chúng ta sẽ thấy rõ điều này:

1 Bước tới T Đèo Ngang B bóng xế T tà B 2 Cỏ cây B chen đá, T lá chen B hoa B 3 Lom khom B dưới núi T tiều vài B chú T 4 Lác đác T bên sông B rợ mấy T nhà B 5 Nhớ nước T đau lòng B con quốc T quốc T 6 Thương nhà B mỏi miệng T cái gia B gia B 7 Dừng chân B đứng lại: T trời, non, B nước, T 8 Một mảnh T tình riêng B ta với T ta B Và một bài thơ tiêu biểu khác: Chiều hôm nhớ nhà có luật bằng vần bằng 1 Chiều trời B bảng lảng T bóng hoàng B hôn B 2 Tiếng ốc T xa đưa B lẫn trống T dồn B 3 Gác mái T ngư ông B về viễn T phố T 4 Gõ sừng B mục tử T lại cô B thôn B 5 Ngàn mai B gió cuốn T chim bay B mỏi T 6 Dặm liễu T sương sa B khách bước T dồn B 7 Kẻ chốn T Chương Đài B người lữ T thứ, T 8 Lấy ai B mà kể T nỗi hàn B ôn. B

Huyện Thanh Quan nhìn chung vẫn đảm bảo cấu trúc chuẩn của bài Đường thị “Bài thơ cũng là một cơ chế có sinh mệnh. Nó cũng một cách tự nhiên, theo lẽ đất trời - tức phải theo luật cân bằng âm dương của thiên địa, và những qan niệm về sự vận hành của nó theo lẽ đạọ Bài luật thi là một cấu trúc chỉnh thể, một hệ thống tuần hoàn khép kín với một “thái cực” thường do “đề” đảm trách. Hệ thống đó được cấu trúc một cách có quy luật với những quan hệ nội tại chặt chẽ đồng thời có mối quan hệ phong phú với thế giới bên ngoài, tạo nên sự gợi ý sâu xa mà ta quen gọi là “ý tại ngôn ngoại” [13, 47]

Không chỉ có mối quan hệ phá - kết có tính chất chu hoàn, cấu trúc bài thơ Nôm Đường luật vẫn đảm bảo một chuẩn mực khác của thể Đường thi là tính đối ngẫu ở 4 dòng thơ giữa bài thơ bát cú. Những hình thức khác nhau của phép đối ngẫu đều có mặt: công đối, lân đối, khoan đối, tá đối, ảo đối…và tự đối (tiểu đối). Tuy nhiên có thể thấy rõ là tá đối và ảo đối, có thể coi như là khoan đối xuất hiện khá phổ biến cùng với hình thức tự đối trong cùng một câu thơ. Lý giải vì sao liên 2 và liên 3 cần phải có đối, Lệ Thần Trần Trọng Kim trong Việt Thi

cho rằng: “Những câu khái hay mạo và hợp hay kết đều cốt ở dùng ý, mà dùng ý thì nói cho rõ, cho nên những câu ấy đi lẻ không đối, những câu thừa hay thực (tình) và câu chuyển hay luận (cảnh) đều cốt dùng từ, mà dùng từ thì cần lời nói cho đẹp, cho nên những câu ấy phải đối ngẫu”[26, 40]. Đồng thời khi bàn về ý nghĩa thơ luật, ông nhận xét: “Thơ luật lấy tình và cảnh làm tư liệu, lấy ý và từ làm sự vận dụng. Tình nhiều, cảnh rõ, ý cao, tứ đẹp là thơ hay”[26, 39]. Như vậy có thể nói phép đối ngẫu ở cặp thực và luận là một đặc trưng của bài bát cú. Chính nó đã góp phần cho vẻ đẹp đầy những liên tưởng bất ngờ, thật lung linh của thể thơ nàỵ Hơn nữa chính ở những dòng thơ có đối, nhà thơ như là đang đứng trước một sự thách đố của sự sáng tạọ Trong thơ nguyên tắc tương đồng sẽ quyết định nguyên tắc tiếp cận, việc lựa chọn các từ để tổ hợp lại phải dựa trên nguyên tắc song hành, sóng đôi, âm tiết đi với âm tiết, từ đi với từ, dài đi với dài, ngắn đi với ngắn, ngắt đi với ngắt...để trong thơ chúng có thể đối xứng nhau hoặc đối lập nhau từng cặp. Điều này đặc biệt ý nghĩa trong Đường luật và nhất là trong thất ngôn bát cú. Ở hai liên giữa bài thơ này, các từ giữ tính cách

tự trị khá quan trọng, nghĩa là có những vị thế được xác định và có những vai trò riêng. Bốn dòng giữa bài thơ ấy tạo nên hai cặp cân đối cực kì nghiêm túc, bị bao quanh bởi hai dòng đầu và hai dòng cuối mà hai cặp này lại không có đối, có vẻ buông lỏng hơn về thi luật. Cấu trúc tổng quát này không thể là ngẫu nhiên, là vô cớ. Đó là một khối rắn chắc, một cái bất biến, một sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Rõ ràng ở thơ Bà Huyện Thanh Quan có sự gần gũi giữa thơ Nôm Đường luật với Đường thi và Đường luật Hán ở bình diện cấu trúc bài thơ.

3.2.1.1. Đặc điểm của liên 1 (cặp phá - thừa)

Ở cặp câu này, thông thưởng nhà thơ nêu ra một cái nhìn, một cảm tưởng tổng quát. Tuy nhiên tùy theo từng đề tài, chủ đề, cấu trúc của liên thơ này có thể có nhiều dạng

Nếu bài thơ có đề tài, chủ đề thiên nhiên thì một là, mặc dù nêu tổng quát về cảnh thiên nhiên nhưng dường như câu thơ đã thấp thoáng, đã hé mở tâm tình tác giả, thứ tâm tình gửi gắm rất kín đáo, rất xa xôi trong cảnh. Chẳng hạn, đó là cái nhuốm buồn, cái lãng đãng mà chập chùng nỗi nhớ trong bóng hoàng hôn lảng bảng ở bài Chiều hôm nhớ nhà:

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Hai là, nếu dùng phương pháp so sánh tương hỗ thì giữa câu “phá” (dòng 1) và câu “thừa” (dòng 2) có liên quan với nhau nhưng vẫn khác nhaụ Có khi câu phá nêu khái quát trước về không gian, thời gian (thường là cả hai) và câu thừa đi vào cụ thể hơn, chi tiết hơn:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

(Qua Đèo Ngang)

Ba là, có khi nhà thơ tìm ra một vài chi tiết đặc sắc trong cảnh thiên nhiên để khởi hứng, đồng thời có một câu bày tỏ thái độ, tâm trạng rất thoáng qua và rất khái quát của mình trước cảnh thiên nhiên:

Bút thần khôn vẽ cảnh tiêu sơ!

(Tức cảnh chiều thu)

Nếu bài thơ có đề tài, chủ đề về cuộc sống xã hội, con người thì một là nếu có câu thơ nào tả cảnh thì nó chỉ có thể xuất hiện ở dòng mở đầụ Chẳng hạn:

Trấn Bắc hảnh cung cỏ dãi dầu Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau

(Chùa Trấn Bắc)

Lý do rất đơn giản: câu thừa (dòng 2) phải nói về một sự kiện hoặc một tâm trạng để chuyển ý xuống liên 2 (cặp thực) là trình bày về cuộc sống xã hội hay con ngườị

Hai là nếu có dạng câu nghi vấn thì nó thường xuất hiện ở câu thừa trong cấu trúc bình thường, nhưng nó sẽ xuất hiện ở câu phá trong cấu trúc đặc biệt vì đó là một câu hỏi tu từ hoặc cần phải có cái giọng đột ngột:

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

(Thăng Long hoài cổ)

3.2.1.2. Đặc điểm của liên 2 và liên 3 Đặc điểm của liên 2 (cặp “thực”)

Lạc Nam trong cuốn Tìm hiểu các thể thơ cho rằng: “Hai câu 3 và 4 gọi là thích thực, gọi tắt là hai câu thực, còn gọi là hai câu trạng có nhiệm vụ giải thích cho đề tài rõ hơn về ý, về cảnh, về tình, về sự vật, về tính chất, cốt làm nổi bật đề tài lên. Vì vậy, hai câu này phải gắn chặt với đề tài” [42, 109]. Dương Quảng Hàm trong Văn học Việt Nam cũng từng chỉ ra rằng: “Thực hoặc trạng (câu 3-4) là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là câu thơ tả cảnh thì chọn cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự mà giải bày ra, nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng, đức hạnh của người mình muốn vịnh mà kể rạ” [18, 23]. Như vậy, có thể dễ dàng xác định nhiệm vụ của liên 2 là giải thích cho thật rõ tinh thần, nội dung của bài thơ (thường nằm ngay trong nhan đề bài thơ). Nhiều nhà thơ có khuynh hướng miêu tả cụ thể những nét tiêu biểu, chọn

lọc. Tất nhiên, trước hết, đây cùng là cái cụ thể trong cảnh thực của thiên nhiên, sự vật, hiện tượng, chẳng hạn:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

(Thăng Long hoài cổ) Xanh om cổ thụ tròn xoe tán

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ (Tức cảnh chiều thu) Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác ven sông, rợ mấy nhà

(Qua Đèo Ngang)

Tuy nhiên, cái cụ thể ở đây hoàn toàn không hẳn là cái cụ thể - khách quan mà có khi mang màu sắc chủ quan, nghĩa là được lọc qua lăng kính riêng của thế giới tâm hồn nhà thơ. Do vậy, cảnh ở đây cũng chính là cửa sổ tâm hồn tác giả. Cảnh đền đài hoang phế, dấu xưa xe ngựa là dấu ấn của một cái tôi hoài cổ, hướng về quá khứ nhưng cũng có lúc yêu đời thiết tha, muốn hòa nhập với cuộc sống tươi mới thể hiện ở những bức tranh cảnh nhiều màu sắc và tươi tắn.

Đặc điểm của liên 3 (cặp “luận”)

Luận nghĩa là bàn bạc, bình luận mở rộng thêm ý bài thơ “như tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp thế nào, cảm xúc của người ra thế nào, vịnh sử thì hoặc khen, hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác” [43, 23]. Như vậy, nếu liên 1 có nhiệm vụ “nhập”, liên 2 có nhiệm vụ “diễn” thì liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)