Về cảm hứng chủ đạo và hình tượng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 56 - 72)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Thơ Bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đƣờng luật

2.2.2. Về cảm hứng chủ đạo và hình tượng cơ bản

Xưa nay nhiều nhà phê bình văn học đã xếp Bà Huyện Thanh Quan vào khuynh hướng hoài cổ bởi tất cả các bài thơ của bà đều xuất phát từ cảm hứng nàỵ Nhà nghiên cứu văn học Lã Nhâm Thìn cho rằng: “Ở giai đoạn cuối của văn học trung đại Việt Nam thì sự xuất hiện gương mặt hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan là hợp lý, hợp quy luật. Bởi lẽ vào thời điểm tiễn đưa một triều đại vàng son đã từng vang bóng trở thành quá khứ thì nỗi niềm bâng khuâng nuối tiếc càng sâu sắc cũng là lẽ tự nhiên. Chính ở giai đoạn cuối thời trung đại, tiếng nói hoài cổ càng có sức tỏa lan, vang vọng bởi độ dài của thời gian lịch sử, bởi độ rộng của không gian quá vãng. Tất cả đã hội tụ lại trong tiếng thơ Thanh Quan”. [41, 221]. Trước cảnh hoang tàn của đất Bắc thời nhà Nguyễn, bà đau lòng tiếc nhớ một quá khứ xa xưa, một quá khứ có lẽ chính bà cũng không tường tận lắm và cũng chưa thụ hưởng ân huệ gì, nhưng đó là quá khứ của tiền bối, của gia đình, của quê hương mình, cho nên tình cảm dễ nhuốm màu hoài niệm. Là người giàu tình cảm như Bà Huyện Thanh Quan làm sao quên được Thăng Long quê hương bản quán, đất đế kinh ngàn năm văn vật.

Không còn thấy những cung son điện ngọc, mà chỉ còn trơ lại những cột gãy tường xiêu, sân rêu mái đổ, bà phải cất tiếng kêu:

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

(Thăng Long hoài cổ)

Một quá khứ vàng son đã biến đi đâu mất chỉ còn lại cỏ mùa thu trên đường mà ngựa xe vắng bóng, chỉ còn bóng chiều tà trên sân khấu của văn võ bá quan:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Hơn nữa Bà Huyện Thanh Quan sống trong một thời đại đầy biến động với những cuộc nội chiến triền miên: Nhà Lê/Mạc, vua Lê/chúa Trịnh, Tây Sơn/Nguyễn Ánh. Bởi vậy thi nhân trách con tạo biến cuộc đời thành sàn diễn (hý trường) của những đổi thaỵ Ngày tháng trôi đi kéo theo những đổi thay của thế giới con người, còn tự nhiên thì vẫn bất biến (trơ gan, cau mặt), soi vào tấm

gương vĩnh hằng của tự nhiên, đời sống con người càng trở nên giả tạm và thoáng chốc. Con người đối diện với cảnh tượng này (cảnh đấy, người đây) được thức nhận, tỉnh táo nhưng chính vì thế mà cũng đau khổ hơn và cô đơn hơn. Ở bài thơ này, cảm hứng hoài cổ hiện lên từ nhan đề “Thăng Long hoài cổ” cho đến từng câu chữ, hình ảnh: “dấu xưa xe ngựa”, “nền cũ lâu đài” và nó cũng mang một đặc điểm riêng: con người hướng về quá khứ nhưng không phải để trốn tránh hiện tại mà là để tìm lại mình, khẳng định mình trong hiện tạị Ý nghĩa nhân bản trong cảm hứng hoài cổ của thơ Bà Huyện Thanh Quan phải chăng là ở đó?

Chú ý rằng nhà Nguyễn, nhất là ở đời Gia Long rất khao khát được thừa nhận là kẻ thừa kế chính thống và chính đáng của nhà Lê. Nhà Nguyễn chỉ triệt để phủ định Tây Sơn, phủ định bán phần đối với họ Trịnh còn với nhà Lê cố gắng giữ vẻ nuối tiếc, xót thương. Vậy nên Qua Đèo Ngang mới công khai bày tỏ nỗi ưu tư, quyến luyến với “nước cũ” mà vẫn được triều đình nhà Nguyễn và tầng lớp “tri thức đời mới” chấp nhận, không hề có hành vi làm khó dễ.

Như vậy có thể khẳng định cảm hứng chủ đạo bao trùm hầu như toàn bộ sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan chính là tâm trạng hoài cổ. Nó tạo nên ở thơ bà nét bàng bạc, u hoài khó lẫn và cũng rất phù hợp với nét tính cách đài các, nghiêm nghị ở người phụ nữ nàỵ

2.2.2.2. Về hệ thống hình tượng nghệ thuật.

Trong giáo trình Thi pháp học, Trần Đình Sử viết: “Tác phẩm nghệ thuật là một thế giới – thế giới nghệ thuật. Đã là thế giới thì có con người tồn tại và vận động trong không gian và thời gian” [56, 38]. Như vậy nếu quan niệm hình tượng nghệ thuật là “sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và cải tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật” thì khi nói về hình tượng – tức hình tượng nghệ thuật là nói về hình tượng tác giả, hình tượng nhân vật (hay hình tượng con người), hình tượng không gian và hình tượng thời gian.

Trong thời kỳ ổn định và phát triển của nhà nước phong kiến, mối quan tâm hàng đầu của văn học chính là hình tượng con người công dân gắn bó với những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. Ý thức trách nhiệm, những tình cảm công dân lớn lao được đặc biệt đề caọ Bên cạnh đó, con người cá nhân với ý thức cá tính, tài năng với nhu cầu tự khẳng định và khát vọng mãnh liệt về tự do, tình yêu, hạnh phúc lại là hình tượng trung tâm của các tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả. Sự chuyển biến từ chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người công dân đến chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét đặc trưng của văn học Việt Nam trung đạị Con người cá nhân trong văn học là sự phản ánh cái tôi của tác giả, là sự giãi bày, diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nói cách khác, con người cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư, tình cảm, ý chí của tác giả được thể hiện thông qua những tác phẩm mà họ sáng tác. Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan ta thấy một cái tôi cá nhân cô đơn đến nao lòng, chỉ một mình mình biết, một mình mình haỵ Bóng dáng người phụ nữ cô độc với ngổn ngang nỗi cảm hoài là hình tượng trung tâm trong sáng tác của nữ sĩ.

Có thể nói người phụ nữ chính là hình tượng nhân vật trung tâm trong sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan. Nếu ở những thế kỉ trước, người phụ nữ vẫn xuất hiện nhưng chủ yếu được sáng tác theo tinh thần “văn dĩ tải đạo”, “thi ngôn chí” thì người phụ nữ trong sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương lại được xây dựng từ chính cuộc đời từng trải và những nghiệm suy về cuộc sống của họ. Với Hồ Xuân Hương, nó là sự uẩn ức, bế tắc không giải thoát được trong con người, bật lên thành những vần thơ nghịch ngợm, quấy phá, chống đối còn ở Bà Huyện Thanh Quan lại là những suy ngẫm rất sâu xa về thời thế và những uẩn khúc tâm tình qua những vần thơ hết mực đài các, trang nghiêm.

Tình cảm của người phụ nữ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan hướng về hai đối tượng: là dĩ vãng và gia đình. Người đàn bà vốn hay ngoái lại dĩ vãng, dù chỉ là một thứ dĩ vãng mơ hồ:

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Bà tiếc một dĩ vãng không rõ rệt, không có bằng cớ gì để nói bà luyến tiếc nhà Lê. Hoài cổ trong Bà Huyện Thanh Quan phải chăng chỉ là một lối mơ mộng, một lối giải thoát? Nhớ thương quá khứ, nhất là cái quá khứ của người khác, hoặc là quá khứ tưởng tượng là đặc tính của một tình cảm ủy mị, yếu đuối: tình cảm đàn bà. Lối hoài cổ là biện pháp thoát tục của Bà Huyện Thanh Quan song bà còn tìm một hạnh phúc khác trong tục lụy của hiện tại, là hạnh phúc gia đình. Bà thường nhớ nhà và nhớ quê hương:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Nỗi nhớ nhà nhớ quê không phải chỉ riêng gì người phụ nữ mới có, nhưng lòng nhớ nhung ấy là một ám ảnh thường xuyên trong thơ Bà huyện Thanh Quan. Gia đình đối với bà, là một nhu cầu tâm lý cần thiết; không những nhớ mà thôi, mà còn đòi hỏi một cách thiết tha và cấp bách:

Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.

Một tình cảm tế nhị nhưng đằm thắm, có lẽ chỉ có người đàn bà mới có những rạo rực sâu xa và sôi nổi như thế. Tả nỗi nhớ nhung của một phụ nữ, Nguyễn Du có những câu tuyệt khéo:

Cánh hồng bay bổng tuyệt vời,

Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm

Nhưng Nguyễn Du chỉ tả được cái dáng điệu nhớ nhung hoặc cái ý tưởng nhớ nhung như khi Kiều nhớ người yêu, còn nỗi hoài mong thật sự, trong sự rộn rực của từng thớ thịt phải là người đàn bà mới cảm thấy và diễn tả nổị Khi mượn dĩ vãng và gia đình làm điểm bấu víu, Bà Huyện Thanh Quan để lộ ra hai tâm trạng: niềm e sợ thời gian trôi qua và sự cô đơn lạnh lẽọ Run sợ thời gian là tâm trạng đặc biệt của phụ nữ thời xưa:

Còn duyên kẻ đón người đưa,

Hết duyên đi sớm về trưa một mình. (Ca dao)

và Đoàn Thị Điểm đã mô tả rất sát tâm sự của một người đàn bà nóng lòng trước bóng câu qua cửa sổ:

Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng

Bà huyện Thanh Quan khi nghĩ tới quá khứ, thường đau xót, và thỉnh thoảng giật mình run sợ, run sợ đến đứt ruột:

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

Không thể hiểu bà tiếc thành Thăng Long đến “đoạn trường”, tình cảm nhức nhối đó phải có liên hệ trực tiếp đến thân phận mới làm bà thốt lên tiếng nấc cuối cùng thảm thiết như thế. Nỗi run sợ thời gian đó, chúng tôi cho là một khía cạnh của nữ tính ngày xưạ Trong tâm sự của nam giới, có lúc tính nhẩm “Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy” như Cao Bá Quát, nhưng đó chỉ là cớ hưởng thụ hối hả cuộc đời, chứ không phải là niềm đau nhức của tâm tư trước bước chân vội vã của thời gian.

Đồng thời với niềm e ngại trước cuộc sống mong manh, Bà huyện Thanh Quan còn ghi lại niềm e ngại phải cô đơn hiu quạnh. Thơ Bà Huyện Thanh Quan phần lớn đều mang âm hưởng buồn. Âm hưởng ấy gợi ra từ cảnh chiều tà bóng xế, vắng lặng đìu hiụ Nhưng dường như cảnh trong thơ bà không còn là đối tượng để thưởng ngoạn nữa mà nữ sĩ chỉ mượn cảnh để nói lên nỗi nhớ nhà khắc khoải, nỗi đau “cảm cổ thương kim” và sự xót xa một quá vãng đã mất. Hằn lên rõ nét hơn cả là tâm trạng cô đơn – cô đơn đến tuyệt đốị Ở Bà Huyện Thanh Quan bây giờ là “nỗi niềm tâm sự” không được chia sẻ. Giữa bà với thế nhân là một sự gián cách:

Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.

(Chiều hôm nhớ nhà)

Người xưa cảnh cũ nào đâu tá Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu!

(Chùa Trấn Bắc)

Ngay cả với thiên nhiên, nhà thơ cũng không còn tìm thấy sự giao hòa, nơi gửi gắm như phần lớn các tác giả trong truyền thống thơ phương Đông mà vẫn là sự chia biệt đấy, đây (mặc dù không đến nỗi đối lập):

Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường (Thăng Long hoài cổ)

Đỉnh cao của trạng thái cô đơn có lẽ được thể hiện ở bài Qua Đèo Ngang. Thiên nhiên trải ra trước mắt bà bao la, tràn đầy âm thanh màu sắc. Rõ ràng tự bản thân chúng không tiêu điều xác xơ, chúng hòa quyện với nhau, điểm xuyết cho nhau: “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” và trong ánh chiều vang vọng tiếng chim, rồi thêm vào đó là bóng dáng con người: dưới chân núi mấy chú tiều phu hái củi, bên sông thấp thoáng mấy quán chợ…Vậy mà trước tâm trạng nữ sĩ, tất cả bỗng trở nên xa vắng, khắc khoảị Đến khi bà “dừng chân đứng lại” thì vũ trụ đã không còn hòa hợp “nước lẫn trời” như xưa mà chia ra từng khoảng riêng rẽ: trời, non, nước. Và nữ sĩ đơn độc, một mình với tâm sự riêng mình:

Một mảnh tình riêng ta với tạ

Thực ra mỗi con người là một thế giới nhỏ, vì thế không thể lúc nào cũng sẵn tri âm, cho nên tâm trạng cô đơn, nỗi buồn riêng là điều từng gặp trong thơ cổ. Có điều khắc nghiệt lạnh lùng đến như Bà Huyện Thanh Quan thì không nhiềụ Đã từng có vị sư chùa Đọi của Nguyễn Khuyến sống cách biệt hẳn với trần thế nhưng vẫn còn có khói mây:

Sư cụ nằm chung với khói mây (Tức cảnh chùa Đọi)

Đã từng có những đêm Tú Xương một mình với ngọn đèn xanh trong tiếng trống cầm canh thưa thớt, nhưng Tú Xương vẫn có một người bạn phương trời để nhớ:

Ta nhớ người xa cách núi sông Người xa xa lắm nhớ ta không?

Cũng từng có những đêm nào đó Hồ Xuân Hương bớt dữ dội hơn, đối mặt với riêng mình, nhưng dù không còn ai để nhớ thương, thậm chí để khinh ghét thì bà vẫn còn cùng với non nước:

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non

(Tự tình)

Chỉ có Bà Huyện Thanh Quan thì không. Bà chịu đựng nỗi buồn một mình và tâm hồn bà dường như khép lại, lặng lẽ. Tư thế nữ sĩ đứng sững trên đỉnh Đèo Ngang trong chiều tà là một hình tượng độc đáo trong văn học cổ. Tác giả tạc tượng nỗi cô đơn của mình vào đất trời, vũ trụ. Đành rằng trong thơ cổ không hiếm những bài thơ về đề tài “lên cao”. Lý Bạch ngồi một mình trên núi Kính Đình (Độc tọa Kính Đình sơn), Trần Nhân Tông trên núi Bảo Đài (Đăng Bảo Đài sơn), Nguyễn Trãi trên non Yên Tử (Vịnh Yên Tử sơn Hoa Yên tự)…Nhưng trong những tác phẩm loại ấy phần lớn mối quan hệ giữa tác giả và thiên nhiên thường vẫn bộc lộ sự giao hòa và dẫu có buồn thì nó vẫn thể hiện cái hùng, cái mạnh của bậc mày râụ Nó vẫn rất khác với sự đơn độc, lẻ loi đến nao lòng của một “nhi nữ” trên Đèo Ngang giữa cung đường nghìn dặm.

Vậy tình cảm nồng nàn và thắm thiết đó của nữ sĩ được diễn tả bằng cách nàỏ Trước hết là qua những cảm giác của tác giả. Bà huyện Thanh Quan ưa ngắm cảnh vật vào những lúc thiếu ánh sáng, một buổi hoàng hôn còn sót lại một ít nắng tà bảng lảng, hay một ngày mưa lác đác. Đó là thứ không gian mờ nhạt, ảm đạm hay ẩm đục, khác với những khoảng “trời xanh ngắt” của Nguyễn Khuyến.

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

Âm thanh trong cảnh vật ảm đạm ấy là một thứ âm thanh buồn bã như tiếng mưa nhỏ đều trên những tờ lá chuối, hay thê thảm hơn nữa là tiếng trống rời rạc, tiếng tù và bi thiết. Những âm thanh xa xăm, lạc loài ấy càng gợi thêm ấn tượng vắng vẻ và quạnh hiụ

Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà.

nhãn quan của phái yếụ Những xao xuyến nhẹ nhàng thầm kín trong tâm tư phải đi tìm những nét buồn vời vợi, mông lung. Phong cảnh ở đây không thể là một vật rõ rệt, mà phải là một miền khoáng dã, một bãi bình sa, phải là một cảnh vừa mênh mông vừa mơ hồ mới có thể biến chuyển theo nhịp thở của tâm tư, và phản chiếu những màu sắc của nội giớị Như thế, vũ trụ ảm đạm kia là một nhu cầu của nữ tính: một vũ trụ êm ả, mềm yếu, thầm lặng vì được nhận thức qua những giác quan cũng êm ả, mềm yếu, thầm lặng như thế, nghĩa là những giác quan của đàn bà. Tả cảnh mưa gió, Bà huyện Thanh Quan chọn một tàng cây đứng dầm mưa, và tàng cây ấy có một vẻ đẹp đặc biệt, một vẻ đẹp rũ rượi, ủ ê, rất phù hợp với tâm tính yếu đuối của người đàn bà.

Thấp thoáng tàu tiêu mấy hạt mưa, Bút thần khôn vẽ cảnh tiêu sơ

(Tức cảnh chiều thu)

Phong cảnh trong thơ Thanh Quan là những đường nét mênh mông, mơ hồ, màu sắc rộng rãi nhưng mờ nhạt, âm thanh u hoài và xa vắng; ngoài ra còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 56 - 72)