Vấn đề văn bản thơ Bà Huyện Thanh Quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 36 - 43)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Bà Huyện Thanh Quan – con ngƣời và di văn

2.1.2. Vấn đề văn bản thơ Bà Huyện Thanh Quan

Về tư liệu Hán Nôm, hiện Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ một số văn bản có chép thơ của Bà Huyện Thanh Quan, cụ thể như sau:

- Liệt truyện thi ngâm, kí hiệu AB.147 - Quốc âm thi tập, kí hiệu AB.649

- Thi ca quốc âm tạp lục, kí hiệu VHv.266 - Quốc văn tùng thư, kí hiệu VHv.2248 - Quốc văn tùng kí, kí hiệu AB.383

Trong năm văn bản nêu trên, trừ Quốc văn tùng kí, còn bốn văn bản chỉ chép hai, ba bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan, vả lại cách chép cũng tùy tiện, chữ cũng có những dị biệt. Trong luận văn này,chúng tôi dựa vào bản Quốc văn tùng kí mang kí hiệu AB.383 do nhà nghiên cứu văn học Đỗ Thị Hảo khảo sát.

Quốc văn tùng kí do Nguyễn Văn San, tự là Văn Sơn, tên hiệu là Hải Châu Tử biên soạn. Về tiểu sử nữ sĩ, Hải Châu Tử ghi: “Xét về đàn bà nước ta thời đó có bà Nguyễn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan không rõ tên, chỉ biết người làng Nghi Tàm, chồng là Lưu Huân (hoặc Hân), làm tri huyện triều Minh Mạng, bà có làm bộ Nhàn Khanh thi tập. Sau vua Tự Đức triệu vào cung dạy cung nữ”. Về tập Nhàn Khanh thi, Hải Châu Tử cho biết chỉ còn sáu bàị Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy có những dị biệt ở từng câu chữ với những bài thơ đã từng được công bố trước đây, kể cả sự khác nhau về tên bàị Ví dụ như

Tức cảnh chiều thu trong Quốc văn tùng kí chép là Đi đò buổi chiều.

Về sách quốc ngữ thì Văn đàn bảo giám là cuốn sớm nhất có ý định công bố toàn bộ di cảo của Bà Huyện Thanh Quan. Sách do Trần Trung Viên biên soạn, gồm ba tập, xuất bản lần đầu năm 1926, in lại lần thứ ba năm 1934, có sự tham gia chỉnh lí của Tản Đà, Trần Trọng Kim…Theo Văn đàn bảo giám thì Bà Huyện Thanh Quan còn lại bảy bài thơ, hai câu đối (một dán Tết, một đề kiểu vẽ ở bộ chén). Tuy nhiên việc xác định vấn đề tác quyền vẫn chưa được ngã ngũ, lí do nguồn gốc tư liệu trong cuốn Văn đàn bảo giám không được ghi rõ và Quốc văn tùng kí lại không phải bản gốc, hơn nữa một trong số sáu bài được hai sách trên sưu tập lại thấy rải rác trong các thi tập của Xuân Hương.

Trước Văn đàn bảo giám, Tạp chí Nam Phong, số 7 tháng 1-1918 cũng có công bố năm bài của Bà Huyện Thanh Quan: Đi đò buổi chiều, Buổi chiều đi đò nhớ nhà, Vịnh chùa Trấn Bắc, Hoài cổ, Qua Đèo Ngang.

Cuốn sách công bố tác phẩm của bà được xuất bản gần đây nhất là Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IIỊ Ở đây, các soạn giả cũng cho biết nữ sĩ có sáu bài thơ Nôm Đường luật, đó là: Chiều hôm nhớ nhà, Qua Đèo Ngang, Thăng Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc, Chơi Khán đài xuân Trấn Võ, Tức cảnh chiều thu. Tuy nhiên con số này vẫn chưa được xem là ổn định. Các nhà nghiên cứu vẫn có ý kiến khác nhaụ Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học nói là “gần mười bài”. Một số ý kiến căn cứ vào các thi tập của Hồ Xuân Hương và cả văn phong ngờ rằng trong số sáu bài vừa dẫn ở trên, có một số bài thuộc quyền tác giả Xuân Hương. Những bài hay được đưa ra tranh luận là Chùa Trấn Bắc, Chơi đài Khán XuânTức cảnh chiều thu. Có điều, nguồn gốc văn bản làm căn cứ để đi đến xác nhận hay nghi ngờ quyền tác giả của nữ sĩ Thanh Quan vẫn chưa được chỉ rõ. Cũng chính vì thế mà trước khi đi vào những đóng góp của Bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật, chúng tôi thấy việc bàn lại về vấn đề văn bản tác phẩm là cần thiết.

Chúng tôi xin đưa ra một bảng thông kê đối chiếu về những tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan có trong một số cuốn sách:

SÁCH QUỐC NGỮ SÁCH CHỮ NÔM Hợp tuyển thơ văn Việt Nam Văn đàn bảo giám Quốc văn tùng

Xuân Hương thi sao Xuân Hương di cảo Xuân Hương thi tập (1921) Xuân Hương thi tập (1922) 1. Chiều hôm nhớ nhà Buổi chiều đi đò nhớ nhà Trời hôm nhớ nhà 2. Qua Đèo Ngang Qua Đèo Ngang Qua Đèo Ngang Vịnh Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan làm thay) 3. Thăng Long hoài cổ Hoài cổ Thăng Long hoài cổ Thăng Long thành hoài cổ Quá phu quân cố lị cảm tác Quá phu quân cố lị cảm tác 4. Chùa Trấn Bắc Chơi chùa Trấn Quốc Qua chùa Trấn Bắc Vịnh chùa Trấn Bắc Đề chùa Trấn Bắc (chỉ có 4 câu giữa) Đề chùa Trấn Bắc (chỉ có 4 câu giữa) Chùa Trấn Quốc 5. Chơi đài khán xuân Trấn Võ Chơi đài khán xuân Trấn Võ Chơi khán đài 6. Tức cảnh chiều thu Tức cảnh chiều thu Đi đò buổi chiều Vịnh sơn tự ngọ Nhị tức cảnh Nhị tức cảnh 7. Nhớ nhà

Từ bảng thống kê trên có thể đưa đến một vài nhận xét:

- Ba cuốn Quốc văn tùng kí, Văn đàn bảo giámHợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III tương đối thống nhất về di cảo của thơ Bà Huyện Thanh Quan.

- Các bài Chiều hôm nhớ nhà, Qua Đèo Ngang, Chơi đài khán xuân Trấn không có nghi vấn gì về mặt văn bản

- Bài Chùa Trấn Bắc có tần số xuất hiện lại trong các thi tập của Xuân Hương cao nhất.

- Bài Thăng Long hoài cổ xuất hiện ba lần và hai lần mang đầu đề Quá phu quân cố lị cảm tác. Đầu đề thứ hai này cho phép có một cách suy đoán khác cách hiểu quen thuộc lâu nay về hoàn cảnh ra đời bài thơ và tâm sự tác giả.

- Các bản Xuân Hương thi tập không thống nhất với nhau về cả số lượng tác phẩm và các bài thơ cụ thể (trừ trường hợp Xuân Hương thi tập bản in 1921 và Xuân Hương di cảo. Bản in 1921 thực ra là tái bản của Xuân Hương di cảo, chỉ bổ sung thêm hai bài). Điều đó cho biết di cảo của Xuân Hương rất biến động, đã vậy trong các thi tập còn lẫn nhiều thơ của người khác như Lê Thánh Tông, Nguyễn Khuyến…

- Trong sáu văn bản Nôm được đưa vào bảng , trừ Xuân Hương thi sao là bản chép tay chưa xác định được ngày tháng, Quốc văn tùng kí có niên đại biên soạn sớm nhất. Tuy nhiên ở cuốn này cùng có một vài điểm cần làm sáng tỏ:

Quốc văn tùng ký có chép cả tác phẩm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Dương Khuê. Như vậy Hải Châu Tử không chỉ sống dưới thời Tự Đức hoặc nói như Hoàng Xuân Hãn, sách đã bị “vơ quàng” trong khi sao chép. Hải Châu Tử còn nói bà Huyện Thanh Quan có làm bộ Nhàn Khanh thi tập nhưng về sau trên Nam phong tạp chí Văn đàn bảo giám lại thấy giới thiệu bà Nhàn Khanh và một số tác phẩm nôm cả Đường luật, lục bát và song thất lục bát. Điều nghi vấn này có thể giải thích bởi lẽ thơ bà Nhàn Khanh mà Nam phong tạp chíVăn đàn bảo giám công bố không có bài nào trùng với Nhàn Khanh thi tập, hơn thế văn phong lại rất khác nhaụ Trong trường hợp này có thể là hai nữ sĩ ngẫu nhiên có chung bút danh, hoặc người chép đã nhầm lần khi cho rằng Bà Huyện Thanh Quan chính là Nhàn Khanh. Vấn đề còn lại chỉ là Quốc văn tùng kí có vơ

quàng thơ Hồ Xuân Hương cho Nhàn Khanh thi tập hay không? Điều này khó có câu trả lời chắc chắn được, song chính các thi tập của Hồ Xuân Hương đã bác bỏ lẫn nhaụ Theo lập luận của tác giả Trần Thị Băng Thanh trong bài viết Niềm vui và nỗi buồn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan thì “bản thi tập khắc in muộn nhất (1922) chỉ còn giữ lại một bài Chùa Trấn Bắc, trong khi bản in trước đó một năm có đến ba bàị Phải chăng đó là một cách lí giải của người biên soạn? Và như vậy, nếu tin các bản Xuân Hương di cảo, Thi sao thì lấy cớ gì để bác bỏ Xuân Hương thi tập, bản 1922?”.

Vấn đề tìm cho thật chính xác tác giả của những bài thơ được cho là của Xuân Hương hay Thanh Quan quả thực là một vấn đề phức tạp. Có người căn cứ vào tần số xuất hiện của bài thơ hoặc văn phong để phân giảị Chẳng hạn bài thơ

Cảnh thu vẫn là đối tượng tranh cãi của các nhà nghiên cứu: Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa

Bút thần khôn vẽ cảnh tiêu sơ Xanh om cổ thụ tròn xoa tán

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ Bầu rót giang sơn say chấp rượu Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ

Đây là một bài thơ tả cảnh, nhưng ngay hai câu thơ đầu cảnh được tả đã khác xa với những cảnh thường thấy trong thơ Xuân Hương rồị Tàu lá chuối ở đây gọi là “tàu tiêu” – một từ Hán Việt, và những giọt mưa thì rơi “thánh thót”, nghĩa là rơi từng giọt một. Tả cảnh như thế đúng là “tiêu sơ”, nhưng cảnh của Xuân Hương thì chẳng bao giờ tiêu sơ cả. Đến giọt sương của bà cũng còn đầm đìa nữa là giọt mưạ Và thái độ của nhà thơ trong bài mới dè dặt làm sao: “Bút thần khôn vẽ cảnh tiêu sơ!”. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ bao giờ cũng tự tin ở mình. Đối với nhà thơ, khó khăn gì một cảnh tiêu sơ mà không vẽ được. Hồ Xuân Hương chẳng đã bảo với lũ học trò: “Lại đây cho chị dạy làm thơ” đó là gì? Hai câu ba và bốn của bài thơ tả cảnh rất đẹp. Nhưng đó dường như là

cái đẹp đứng yên, tĩnh lặng chứ không phải cái đẹp ngồn ngộn sức sống, lúc nào cũng muốn cựa quậy bật dậỵ Những câu tiếp theo vẫn có những từ Hán Việt trang trọng, đài các, sắp đặt, không phải cách dùng từ Hán Việt của Hồ Xuân Hương. Còn hai câu cuối, cái tư thế ngạc nhiên đến bần thần trước cảnh vật thì chẳng giống Xuân Hương chút nàọ Nhà thơ bao giờ cũng chủ động, táo tợn chứ chẳng bao giờ ngơ ngẩn trước bất cứ một cái gì. Rõ ràng nếu nhìn từ cách sử dụng ngôn ngữ hay xét từ cái nhìn cuộc sống, cách miêu tả hoàn toàn không giống với phong cách của Xuân Hương.

Một bài khác cũng được nhiều người cho là của Xuân Hương, bài Chơi đền Khán Xuân:

Êm ái chiều xuân đến khán đài Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng Một vũng tang thương nước lộn trời Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi Nào nào cực lạc là đâu tá

Cực lạc là đây, chín rõ mười

Giống như bài trên, đây là một bài thơ nghệ thuật rất điêu luyện, có thể xếp vào “số thơ lành mạnh và tiến bộ” như Trần Thanh Mại nói, nhưng về mặt phong cách vẫn có những điểm khác biệt với lối thơ của Xuân Hương. Bài thơ có rất nhiều từ Hán Việt trang trọng, đó là điều đáng nghi ngờ, Hồ Xuân Hương rất ít dùng từ Hán Việt. Thái độ của nhà thơ trong bài cũng cần lưu ý. Nhà thơ trong bài không phải đi ngoạn cảnh vào bất cứ lúc nào mà chọn một buổi chiều xuân êm ả, và nhà thơ cảm thấy sung sướng như muốn reo lên vì lòng không vướng bụi trần. Một thái độ như thế đối với Xuân Hương xa lạ biết baọ Xuân Hương là một nhà thơ trần tục, thì bụi trần đối với bà có gì là xấủ Những câu ba, bốn, năm, sáu hơi thơ trang trọng, câu thơ có tư thế đĩnh đạc, đối nhau rất chỉnh, từ Nôm xen với từ Hán một cách hài hòa, đồng thời làm tăng thêm cảm giác về sự đăng đốị Hai câu cuối, giọng thơ có chút ít tính cách ỡm ờ

kiểu Xuân Hương, nhưng không sắc sảo, mà quá hiền lành đến nỗi miền cực lạc mà nhà thơ nói đến dễ khiến người đọc nghĩ đến tính chất vĩnh cửu của tôn giáo hơn là cái ý nửa kín nửa hở thường thấy trong thơ Xuân Hương. Nhiều người cho hai bài thơ này là của Bà Huyện Thanh Quan, điều này cũng chưa có căn cứ thật rõ ràng, nhưng nếu không phải của Bà Huyện Thanh Quan, thì phong cách của nó ít ra cũng gần với phong cách của Bà Huyện Thanh Quan hơn là gần với phong cách của Hồ Xuân Hương.

Như vậy, căn cứ vào tính thống nhất của phong cách, chúng ta có thể làm một sự đối chiếu so sánh để loại trừ, như thế có thể tìm ra những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Tuy nhiên phong cách của một nhà văn không phải đứng yên, mà có thay đổị Nghiên cứu phong cách trong tính thống nhất tĩnh tại, có khả năng bỏ sót thơ của người này hay vơ quàng thơ của người này cho người khác. Hơn nữa làm sao dám chắc một nhà thơ nào đó khi đã làm những vần thơ nghiêm trang, thâm trầm thì không bao giờ còn viết thơ vui, bỡn cợt và ngược lạỉ Nguyễn Trãi ngoài những bài như Bảo kính cảnh giới chẳng đã từng có bài được liệt vào loại thơ tình đặc sắc cổ kim đó saỏ Và Tú Xương cùng với Chúc Tết, Hỏng thi ngược ngạo, cay cú chẳng đã từng có Nhớ bạn phương trời, Sông lấp thâm trầm, đằm thắm đó saỏ Ngay cả bài Chùa Trấn Bắc, bài thơ từng được coi là có thể dùng đặc điểm văn phong để phân xử thì cũng không tránh khỏi tình trạng bế tắc. Câu kết của bài có vẻ không hợp với phong cách điềm đạm của Thanh Quan. Thế nhưng lẽ nào nỗi đau kim cổ thâm trầm được diễn tả trong bảy câu trên lại thích hợp với tính trẻ trung, sôi nổi và ngạo ngược của Xuân Hương?

Vì sự không chắc chắn của các chứng cứ, chúng tôi tạm theo sự xác nhận của Quốc văn tùng kí cũng có nghĩa là đồng ý với Hợp tuyển thơ văn Việt Nam. Ngoài ra, bổ sung thêm bài Nhớ nhà, một phát hiện của Văn đàn bảo giám. Bài thơ này và Chiều hôm nhớ nhà thực chất cùng một nội dung, cùng cách cấu tứ, chỉ khác cách gieo vần và thay đổi một số chữ hoặc vị trí một số câụ Ví như hai cặp câu thực và luận sau đây:

Ngàn mai lác đác chim về tổ

Còi mục thét trăng miền khoáng dã Chài ngư tung gió bãi bình sa

(Nhớ nhà)

Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

(Chiều hôm nhớ nhà)

Có thể Nhớ nhà mới chỉ là bản thảo và đã được nữ sĩ hoàn chỉnh thành

Chiều hôm nhớ nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ bà huyện thanh quan trong tiến trình thơ nôm đường luật việt nam (Trang 36 - 43)