Theo Yangsong Xu về bệnh nhân có lỗ rò hậu môn thấp và lỗ rò hậu môn cao tại bệnh viện Yueyang, Thượng Hải, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ chữa khỏi của lỗ rò hậu môn thấp và cao giữa nhóm điều trị và nhóm đối chứng. Về đánh giá chất
lượng cuộc sống sau phẫu thuật bằng bàng điểm SF – 36 cho thấy đối với bệnh nhân có rò hậu môn thấp, quá trình phục hồi trong nhóm điều trị là (22,26 ± 8,67). Đối với bệnh nhân có rò hậu môn cao, quá trình phục hồi trong nhóm điều trị là (24,73 ± 8.15). Kết quả cũng cho thấy chất lượng cuộc sống ở hai nhóm không cho thấy sự khác biệt đáng kể. Không có báo cáo bất lợi nào trong mỗi nhóm[26].
Theo Akira Tsunoda trong nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân hậu môn hậu môn mạn tính sau khi điều trị tại chỗ với diltiazem”. Tác giả tiến hành đánh giá sức khoẻ thể chất và tinh thần của bệnh nhân rò hậu môn trước và sau khi điều trị tại chỗ bằng diltiazem. Chất lượng cuộc sống được đo bằng bảng điểm SF-36 trước và sau 6 tuần điều trị. Kết quả khảo sát cho thấy: Có sự giảm đáng kể về triệu chứng đau, chảy máu và kích ứng sau 1 tuần điều trị. Tổng điểm chất lượng cuộc sống được nâng cao rõ rệt sau mổ với P = 0,001. Đặc biệt là sự cải thiện về đau cơ thể, sức khỏe nhận thức, sức sống và sức khoẻ tinh thần ( P <0,05). Và tác giá kết luận rằng điều trị thành công rò hậu môn bằng diltiazem tại chỗ dẫn đến cải thiện chất lượng cuộc sống[20].
Theo HA Owen [22] rò hậu môn ảnh hưởng đến lớn nhất ở bệnh nhân trong độ tuổi lao động. Các triệu chứng bao gồm áp xe, đau, chảy mủ và máu có thể ảnh hưởng đến sự tiếp xúc của phân, các triệu chứng này làm hình ảnh của bệnh nhân giảm sút, bệnh nhân mất tự tin trong công việc và giao tiếp do đó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống.
Theo M. Adamina về bệnh nhân rò hậu môn phức tạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tái phát 6 tháng là 30,7% (95% CI: 15,9-42,8%), tăng lên 48,0% (95% CI: 30,6-61,1%) sau 2 năm. Chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật cải thiện đáng kể ở tất cả các chỉ số đánh giá. Điểm trung bình về thể chất tăng từ 47,2 lên 56,2 ( P <0,001) và điểm trung bình về tinh thần tăng từ 48,5 lên 55,3 ( P = 0,013) [23].
tạp cho thấy có 78,6% bệnh nhân chức năng tự chủ hậu môn bình thường, 12,5% bệnh nhân có rối loạn tự chủ hậu môn độ 1 và 9% bệnh nhân có rối loạn tự chủ hậu môn mức độ 2 và tác giả cho rằng tuổi, giới tính, tình trạng phẫu thuật trước đó không ảnh hưởng đến tình trạng mất tự chủ hậu môn sau mổ.
Theo Dr Hassan E [21] có 7,8% bệnh nhân có rối loạn tự chủ hậu môn sau phẫu thuật và tác giả cho rằng tiền sử phẫu thuật trước đó, hình thái phân loại rò hậu môn không ảnh hưởng đến kết quả thu được. Theo M. Adamian, kết quả nghiên cứu về tình trạng mất tự chủ hậu môn cho thấy có 4% bệnh nhân mất tự chủ với hơi và có 20% bệnh nhân mất tự chủ với phân lỏng (chiếm 20%).
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Hiện nay, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu của điều dưỡng về chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật rò hậu môn ở Việt Nam.
Tại bệnh viện Việt Đức, Nguyễn Thị Phương nghiên cứu 50 bệnh nhân phẫu thuật rò hậu môn phức tạp cho thấy 56% gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật trong đó 16% gặp biến chứng chảy máu, 10% gặp biến chứng bí tiểu, 10% mất tự chủ hậu môn, 20% tái phát sau mổ [17].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Sơn Hà [3], có 36,6% bệnh nhân có biểu hiện mất tự chủ hậu môn trong 3 tháng đầu, sau 3 tháng còn 18,3%bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuyên [18], tình trạng cơ thắt bình thường là 91,6% bệnh nhân, mất tự chủ độ 1 là 5,6% bệnh nhân, mất tự chủ độ 2 có 2,8% trong đó những bệnh nhân mất tự chủ hậu môn đều là rò xuyên cơ thắt cao.