Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chăm sóc một người bệnh sau mổ rò hậu môn tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viên đa khoa xanh pôn 2021 (Trang 50 - 51)

a,Tình trạng đau sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật bệnh nhân trải qua cơn đau nhiều. Tình trạng đau sau mổ là do đau vết mổ và do các sang chấn gây ra khi thao tác phẫu thuật. Sinh lý bệnh học nguyên nhân gây ra đau sau mổ là do các sang chấn tác động cơ học: căng, kéo, kẹp kích thích hệ thần kinh thực vật gây ra. Trong 24h đầu và 24 – 48h bệnh nhân được dùng phương pháp giảm đau NMC kết hợp với tiêm truyền là chủ yếu Trong thời gian <24h và từ 24 – 48h đa số bệnh nhân đau nhẹ. Trên 48h bệnh nhân không đau. Tình trạng đau như vậy một phần là do bệnh nhân trải qua phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, được kết hợp các phương pháp giảm đau tốt và được chăm sóc tận tình.

b,Tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bệnh nhân ăn uống bình thường theo lời khuyên của bác sỹ với các loại thực phẩm nên và không nên. Bệnh nhân không bị mất vị giác, khi ăn cảm giác ngon miệng, không khó chịu, nôn ọe sau ăn. Đây là một kết quả đang mừng, là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi tốt sau phẫu thuật

c,Tình trạng vận động sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật nếu vết thương hồi phục tốt bệnh nhân đã có thể vận động, tuy nhiên trong thời gian đầu, bệnh nhân còn đau và chưa ổn định nên còn cần sự chăm sóc, giúp đỡ của người thân để tránh hiện tượng chảy máu và lâu lành vết thương. Bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng.

d,Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Bệnh nhân và người nhà được giáo dục và hiểu rõ:

 Giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo để mau lành và không bị nhiễm trùng

 Nếu thấy vết mổ chảy máu hay rỉ dịch hãy dùng thuốc sát khuẩn do bác sĩ kê để làm sạch và băng gạc vết thương lại.

không được dính nước. Tốt nhất là bệnh nhân nên tắm với nước ấm vì nó có thể giúp xoa dịu cảm giác đau. Tránh dùng xà bông hoặc thêm bất cứ thứ gì vào nước tắm vì điều này có thể gây kích ứng vết mổ.

 Bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc nhuận tràng để làm mềm phân, giúp đi cầu dễ dàng hơn sau phẫu thuật và không làm vết thương bị đau. Tuy nhiên hãy uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ, đừng quá lạm dụng bởi thuốc nhuận tràng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ xấu cho sức khỏe.

 Trong thời gian chờ vết mổ bình phục hoàn toàn, bệnh nhân chỉ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng. Tránh để táo bón, làm việc nặng hoặc ngồi xổm.

 Mặc quần rộng rãi và giặt giũ thường xuyên. Tránh sử dụng trang phục có chất liệu thô cứng, bó chặt gây cọ sát vào vết mổ.

 Vệ sinh sau mổ rò hậu môn: Sát trùng và thay băng vết thương hàng ngày. Bệnh nhân có thể nhờ người thân tự thay băng tại nhà hoặc tìm đến bệnh viện, trung tâm y tế để được giúp đỡ. Lưu ý đảm bảo điều kiện vệ sinh để vết mổ không bị nhiễm khuẩn.

e, Biến chứng sớm sau phẫu thuật

Bệnh nhân trong chuyên đề đã trải qua cuộc mổ lớn nhưng không có biến chứng sau phẫu thuật. Đây có thể coi là sự thành công trong điều trị và chăm sóc của cả bác sỹ và điều dưỡng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chăm sóc một người bệnh sau mổ rò hậu môn tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viên đa khoa xanh pôn 2021 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)