Khái niệm DNNVV và một số đặc điểm của DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 27 - 31)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Khái niệm DNNVV và một số đặc điểm của DNNVV

Có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp, ở góc độ tổ chức, doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện, máy móc, thiết bị và con người được tổ chức nhằm đạt mục tiêu nhất định. Dưới góc độ lợi nhuận, doanh nghiệp là một chủ thể tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Theo quan điểm lý thuyết hệ thống, doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế, chịu sự tương hỗ lẫn nhau và phải tuân thủ những điều kiện hoạt động của hệ thống nhằm phục vụ mục tiêu chung.

Hiện ở Việt Nam có ba loại hình doanh nghiệp nắm giữ hầu như toàn bộ tài sản quốc gia: doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân.

1.3.1. Khái niệm DNNVV

Trên thế giới, không có khái niệm chuẩn mực về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Liên minh Châu Âu, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lượng công nhân không vượt quá 250. Tại Úc, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lượng công nhân tối đa không vượt quá 300, còn tại Mỹ là không quá 1000. Các nỗ lực chuẩn hóa khái niệm này có mục tiêu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV trong việc tiếp cận vốn, kết quả nghiên cứu và phát triển.

Ở Việt Nam, theo định nghĩa tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ thì DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: doanh nghiệp siêu nhỏ là

7

doanh nghiệp có số lao động từ 10 người trở xuống; doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ trên 10 người đến 200 người (đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ 10 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ trên 10 người đến 50 người); doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng hoặc có số lao động từ trên 200 người đến 300 người (đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng hoặc có số lao động từ trên 50 người đến 100 người).

DNNVV có cả ở ba loại hình: doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, nếu tính cả các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp từ 10 lao động trở lên không đăng ký thành lập doanh nghiệp (Hộp 1), thì số doanh nghiệp nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng, kể cả cơ quan đăng ký kinh doanh là rất lớn. Số doanh nghiệp này cho đến nay vẫn là một ẩn số chưa có lời giải.

Hộp 1: Hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp có 10 lao động trở lên không đăng ký thành lập doanh nghiệp

1. Nghị định 109/2004/NĐ-CP, ngày 2/4/2004 của Chính phủ qui định: Những cơ sở kinh doanh có từ 10 lao động trở lên lựa chọn một loại hình doanh nghiệp thích hợp để đăng ký và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. 2. Kết quả điều tra cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2004 cho thấy cả nước có hơn 2.9 triệu cơ sở, trong đó có 22.599 cơ sở có từ 10 lao động trở lên vẫn không đăng ký thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, riêng 30 tỉnh phía Bắc có 12.337 cơ sở loại này.

1.3.2. Một số đặc điểm của DNNVV

Bộ phận DNNVV tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, số lượng của các DNNVV đã liên tục gia tăng: tính đến năm 2006, các DNNVV chiếm trên 96% tổng số doanh nghiệp của cả nước. DNNVV đã có những đóng góp không thể phủ nhận cho nền kinh tế quốc dân, trong đó, phải kể đến vai trò huy động sử dụng hiệu quả các tài nguyên và nguồn lực đa dạng, tạo ra việc làm cho một bộ phận lực lượng lao động trong nước. Tuy vậy, hiện vẫn còn tồn tại những yếu kém bất cập, đó là:

Thứ nhất, hoạt động sản xuất phân tán đi kèm với trình độ công nghệ thấp, lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, hơn nữa tốc độ đổi mới lại quá chậm, không đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra.

Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 đến 3 thế hệ. 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38% lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ớ mức thấp, theo đánh giá của Bộ KH&CN thì đổi mới công nghệ thuộc loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, hầu hết các DNNVV đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Các doanh nghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu

từ ngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh... Còn các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2007, cả nước có 151.064 DNNVV thực tế hoạt động. Trong đó:

Số lượng doanh nghiệp có số vốn dưới 0,5 tỷ đồng: 18.646, chiếm 12,34%.

Số lượng doanh nghiệp có số vốn từ 0,5 tỷ đến dưới 1 tỷ: 23.631, chiếm 15,64%.

Số lượng doanh nghiệp có số vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ: 72.342, chiếm 47,89%.

Số lượng doanh nghiệp có số vốn từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ: 17.629, chiếm 11,67%.

Số lượng doanh nghiệp có số vốn từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ: 16.353, chiếm 10,84%.

Số lượng doanh nghiệp có số vốn từ 50 tỷ đến 100 tỷ đồng: 2463, chiếm 1,63%.

Như vậy, có thể thấy tiềm lực về tài chính của DNNVV hầu như rất hạn chế. Lượng vốn nhỏ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới công nghệ. Mặt khác, các cơ chế chính sách tạo vốn cho doanh nghiệp còn có sự phân biệt đối xử giữa các đối tượng là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa đối tượng là doanh nghiệp lớn và DNNVV. Những bất cập này rất cần những nhà quản lý và hoạch định chính sách tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

Thứ ba, các yếu tố cơ bản của sản xuất chưa được đảm bảo đầy đủ. Yếu tố lao động có vị trí rất quan trọng nhưng hiện trong các DNNVV thì phần đông người lao động có trình độ không cao, đa số là lao động phổ thông, vì

vậy khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất thì tình trạng thiếu lao động trình độ cao ngày càng trở nên trầm trọng. Thêm nữa, phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động chứ không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung, điều này dẫn đến chi phí đào tạo cho lao động cao, nhưng trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của lao động thấp. Trong một khảo sát về lĩnh vực này, tỷ lệ đào tạo giữa Đại học, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật lần lượt là 110-8310-6. Mô hình "hình tháp ngược" này không phải là lợi thế cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)