9. Cấu trúc của luận văn
3.5. Cơ chế tổ chức xây dựng và thực thi chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ
mới công nghệ tại các DNNVV
* Soạn thảo chính sách
Ngành thông tin ở nước ta đã có lịch sử năm mươi năm hoạt động. Ngoài một số văn bản pháp quy đơn lẻ về công tác thông tin, chúng ta chưa có một chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV được dựa trên cơ sở các luận chứng khoa học và đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn.
Quy trình hoạch định và soạn thảo chính sách cần có sự tham gia cả tất cả các bên liên quan, bao gồm: Chính phủ, DNNVV, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia... Đôi khi, các doanh nghiệp hoặc các nhà khoa học có thể vạch ra một chiến lược, chính sách bởi chính sách không đơn thuần chỉ là một văn bản hành chính của Nhà nước. Cần xây dựng cơ chế cho phép khu vực doanh nghiệp tự quyết định nội dung chiến lược ngành mình thay vì để Chính phủ quyết định như hiện nay.
Để làm được điều đó, cần xây dựng một kênh cho phép các doanh nghiệp và Chính phủ đối thoại thường xuyên, có tổ công tác về tham vấn, thiết lập nên các kênh thông tin để DNNVV và chuyên gia có thể trao đổi các
vấn đề trong khâu hoạch định chính sách. Cần có rất nhiều nhóm như vậy để gặp gỡ, trao đổi, mục tiêu là hiểu các DNNVV muốn gì và các doanh nghiệp biết Chính phủ định làm gì. Và lúc đó, việc ai chắp bút viết bản chính sách không còn quan trọng.
* Tổ chức tham vấn về chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV :
Mục tiêu của công tác tham vấn là nhằm mở rộng những căn cứ cho việc hình thành những vấn đề chính sách đã được lựa chọn và được nhóm soạn thảo chính sách trình bày. Tham vấn được thực hiện nhằm:
- Làm cho các cơ quan nhận thức được sự cần thiết và sự thuận lợi của việc có chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động đổi mới công nghệ tại các DNNVV và điều phối, phát triển các nguồn lực thông tin, dịch vụ thông tin.
- Đạt được sự nhất trí về những mục tiêu sẽ được nêu trong chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ và từ đó tiến hành thực hiện các mục tiêu đó trong sự hài hòa với các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Lập một cơ chế giám sát hoạt động thông tin để đảm bảo sự nhất trí các điều chính sách công bố.
- Xác định chiến lược chung để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện việc thi hành chính sách.
Kết quả dự tính đạt được của công tác tham vấn là:
+ Một chính sách thông tin được áp dụng để hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV trong đó lựa chọn được các vấn đề chính cần bao quát trong chính sách và các bước thực hiện các vấn đề đó.
+ Một bản kiến nghị về cơ chế chính sách cho việc điều phối và phát triển các hoạt động có liên quan tới các nguồn lực thông tin và dịch vụ thông tin có mục tiêu hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV.
+ Nhất trí về thủ tục thích hợp và cách trình bày chính sách khi đệ trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kết luận của chƣơng 3:
Việc xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV – khu vực chiếm 96% trên tổng số doanh nghiệp hiện nay và gần 40% GDP, để cải thiện tình trạng 89% DNNVV đang sử dụng công nghệ trung bình và lạc hậu đặt ra sự cần thiết tham gia tích cực của lực lượng này trong quy trình hoạch định chính sách.
Chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV tác động trực tiếp đến DNNVV và các cơ quan thông tin, tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin nhằm hướng đến mục tiêu kích thích DNNVV đổi mới công nghệ, làm cơ sở cho một nền sản xuất bền vững, hiện đại trong tương lai. Bằng thiết chế ngầm định, một mục tiêu khác của chính sách được thực hiện là xây dựng hệ thống thông tin đa dạng, phong phú với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu về trang bị thông tin trong thời đại mới.
Chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV tác động trực tiếp đến DNNVV và các cơ quan thông tin, tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin nhằm hướng đến mục tiêu kích thích DNNVV đổi mới công nghệ, làm cơ sở cho một nền sản xuất bền vững, hiện đại trong tương lai. Bằng thiết chế ngầm định, một mục tiêu khác của chính sách được thực hiện là xây dựng hệ thống thông tin đa dạng, phong phú với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu về trang bị thông tin trong thời đại mới.
Chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV tác động trực tiếp đến DNNVV và các cơ quan thông tin, tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin nhằm hướng đến mục tiêu kích thích DNNVV đổi mới công nghệ, làm cơ sở cho một nền sản xuất bền vững, hiện đại trong tương lai. Bằng thiết chế ngầm định, một mục tiêu khác của chính sách được thực hiện là xây dựng hệ thống thông tin đa dạng, phong phú với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, đáp ứng tốt yêu cầu về trang bị thông tin trong thời đại mới.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV là cần thiết nhằm mục tiêu thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp này. Tuy nhiên, hoạt động đổi mới công nghệ của các DNNVV chỉ thực sự có hiệu quả nếu như sự thay đổi đó phù hợp với những quy trình sản xuất, cơ cấu và tổ chức mới có liên quan như định hướng chiến lược phát triển, nguồn vốn, yêu cầu về trình độ lao động, cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện có, nhà cung cấp công nghệ, dự báo công nghệ trong tương lai, các sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường, nhu cầu của thị trường,... Thông tin sẽ là cở sở vững chắc nhất cho việc ra quyết định, là chìa khóa để các DNNVV nắm bắt được phương án phù hợp khi tiến hành đổi mới công nghệ.
Cho đến nay, mô hình tổ chức các cơ quan thông tin theo kiểu hình tháp, thứ bậc phân cấp rõ rệt về chức năng và một hệ thống chỉ huy từ trên xuống, đã không hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng trong hoạt động đổi mới công nghệ. Mô hình tổ chức các cơ quan thông tin theo mạng lưới nhằm mục tiêu hỗ trợ các DNNVV với nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng với một số ưu đãi của Nhà nước sẽ kiến tạo nên một hệ thống các tổ chức làm công tác thông tin, dịch vụ thông tin tốt. Như vậy, các DNNVV được đặt vào vị trí trung tâm, với những điều kiện thuận lợi được tạo ra để hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ.
Chính sách thông tin có vai trò và khả năng rất lớn đối với quá trình đổi mới công nghệ của các DNNVV. Nhưng để phát huy được khả năng này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị quyết liệt của các cấp, các ngành, các tổ chức, các thành phần kinh tế để cùng hướng tới tạo môi trường thuận lợi, phù hợp cho các DNNVV. Nhà nước cũng cần có các chế tài phù hợp để ưu tiên các cơ quan, doanh nghiệp thông tin trong nước hoàn thiện các sản phẩm thông tin, đi đôi với việc giảm giá thành nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông tin.
Hướng vào mục tiêu hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV trong xu thế đầu tư nước ngoài mở rộng, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa đất nước, chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV cần được xây dựng với sự tham gia, phối hợp nhiều nhất của các DNNVV, các cơ quan quản lý, các nhà khoa học, các hiệp hội ngành nghề,... để các DNNVV có thể tự xác định mục tiêu, kế hoạch hành động, giảm thiểu sự phân tán và chồng lấn của chính sách và cơ quan thực hiện chính sách.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào cơ sở lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng chính sách, Luận văn đã đề xuất nội dung chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV. Trên cơ sở đó, Luận văn có các khuyến nghị sau:
1. Khẩn trương xây dựng cơ chế và nội dung phối hợp giữa các ngành để thực hiện ngay và nghiêm túc công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thông tin, tăng qui mô và số lượng nhằm đã dạng hóa thị trường thông tin, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hợp lý để các DNNVV có thể tiếp cận, nâng cao trình độ công nghệ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
4. Xây dựng chiến lược đào tạo về kỹ thuật - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển của các DNNVV như: Quản lý kỹ thuật; Đào tạo về phát triển thiết kế ; Đào tạo tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới; Đào tạo về công nghệ đại trà thông thường (kỹ sư có kinh nghiệm trực tiếp đến các doanh nghiệp).
5. Tư vấn, hỗ trợ các DNNVV về thông tin, bao gồm: tư vấn chuyển giao công nghệ; tư vấn trang thiết bị và lắp đặt thiết bị; cung cấp và phổ biến thông tin; kiểm tra, đo lường, kiểm định; nghiên cứu và triển khai.
Tư vấn hỗ trợ và chuyển giao công nghệ: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có đủ năng lực để tiến hành các dịch vụ tư vấn về công nghệ tổ
chức thành nhóm chuyên gia để tư vấn cho các DNNVV, dựa trên các vấn đề phát sinh từ quá trình thiết kế đến sản xuất mà các DNNVV gặp phải, phân tích các quá trình và đưa ra những phương pháp công nghệ sản xuất tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Tư vấn cho các DNNVV về phương án đầu tư chiều sâu, phát triển sản phẩm mới hoặc áp dụng những công nghệ mới từ những trung tâm hoặc cơ quan nghiên cứu, các trường đại học. Tư vấn cho các DNNVV nâng cao tính năng kỹ thuật sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tiếp nhận những công nghệ mới từ các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học để phổ biến và chuyển giao công nghệ cho các DNNVV. Tìm hiểu các nhu cầu từ phía các DNNVV, giúp họ hiểu được lợi ích của việc áp dụng công nghệ mới và khi cần hỗ trợ chuyển giao cho các DNNVV.
Tư vấn trang thiết bị và lắp đặt thiết bị: Trợ giúp các DNNVV sử dụng hết tính năng kỹ thuật của các thiết bị sẵn có (hiện hầu hết các trang thiết bị của các DNNVV còn lạc hậu do vốn đầu tư ít). Trong điều kiện có thể, các chuyên gia tư vấn sẽ tư vấn cho họ cách lắp đặt thiết bị mới khi họ yêu cầu, tư vấn cách xử lý, bảo quản các trang thiết bị một cách hiệu quả.
Cung cấp và phổ biến thông tin: Tiến hành thu thập các thông tin cần thiết kể cả từ nước ngoài và làm đầu mối cung cấp các cơ sở dữ liệu có thể truy cập nhanh, cải thiện môi trường về thông tin để các DNNVV có thể truy cập miễn phí thông qua hệ thống truy cập nhanh trên mạng. Trong tương lai sẽ tăng lượng thông tin chuyên ngành được quan tâm như đưa ra các thông tin có phân tích theo mục đích.
Kiểm tra -Đo lường- Kiểm định: Hiện nay hầu hết các DNNVV đều không có các công cụ đo lường hoặc không tự xác định được sản phẩm của họ đạt độ chính xác đến mức nào. Để phát triển công nghiệp trong tương lai ở Việt Nam việc tiêu chuẩn hoá và nâng cao độ chính xác của sản phẩm là hết sức cần thiết. Do vậy, phải thành lập Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật để cung cấp các thiết bị kiểm định và không chỉ đánh giá độ chính xác của các sản phẩm
mà còn tư vấn cho doanh nghiệp cách sử dụng các thiết bị này. Sau đó sẽ tạo điều kiện để các DNNVV trang bị các công cụ đo kiểm riêng để nâng cao kỹ năng kỹ thuật của họ.
Nghiên cứu và phát triển: Các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật sẽ trang bị những phòng thí nghiệm và trang thiết bị cần thiết nhằm mục đích nghiên cứu thử nghiệm các sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm mới đó cho các DNNVV. Đồng thời sẵn sàng hướng dẫn và cho các DNNVV sử dụng các phòng thí nghiệm và các trang thiết bị đó để phục vụ công tác nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm mới của doanh nghiệp theo hợp đồng trong đó có phần sử dụng miễn phí.
Kiểm tra -Đo lường- Kiểm định: Hiện nay hầu hết DNNVV đều không có các công cụ đo lường hoặc các DNNVV cũng không tự xác định được sản phẩm của họ đạt độ chính xác đến mức nào. Để phát triển công nghiệp trong tương lai ở Việt Nam việc tiêu chuẩn hoá và nâng cao độ chính xác của sản phẩm là hết sức cần thiết. Do vậy, phải thành lập Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật để cung cấp các thiết bị kiểm định và không chỉ đánh giá độ chính xác của các sản phẩm mà còn tư vấn cho doanh nghiệp cách sử dụng các thiết bị này. Sau đó sẽ tạo điều kiện để các DKiểm tra -Đo lường- Kiểm định: Hiện nay hầu hết DNNVV đều không có các công cụ đo lường hoặc các DNNVV cũng không tự xác định được sản phẩm của họ đạt độ chính xác đến mức nào. Để phát triển công nghiệp trong tương lai ở Việt Nam việc tiêu chuẩn hoá và nâng cao độ chính xác của sản phẩm là hết sức cần thiết. Do vậy, phải thành lập Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật để cung cấp các thiết bị kiểm định và không chỉ đánh giá độ chính xác của các sản phẩm mà còn tư vấn cho doanh nghiệp cách sử dụng các thiết bị này. Sau đó sẽ tạo điều kiện để các D
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Văn Bảo, Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy nhân lực KH&CN tham
gia đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, Tạp chí Những vấn đề về
kinh tế và chính trị thế giới, số tháng 5/2008
2. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV
3. Công nghiệp Việt Nam - 20 năm đổi mới và phát triển, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội 2001
4. Trần Ngọc Ca (1999), Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ "Nghiên cứu cơ
sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam", NISTPASS
5. Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá Nghiên cứu khoa học, Nhà Xuất bản
Khoa học và kỹ thuật
6. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà Xuất bản Khoa học và kỹ thuật
7. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (2004), Những vấn đề
cốt yếu của quản lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
8. Nguyễn Hữu Hùng (1986), Về chiến lược phát triển thông tin KH&CN
nước ta, Hội thảo quốc gia về chính sách KH&CN, Hà Nội
9. Nguyễn Hữu Hùng (1997), Một số đặc điểm trong việc hình thành chính sách quốc gia về thông tin tư liệu KH&CN ở Việt Nam, Tạp chí
Thông tin và Tư liệu số 4/1997
10. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin - Từ lý luận đến thực tiễn, Nhà