9. Cấu trúc của luận văn
3.1. Yêu cầu của chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV
3.1.1. Cấu trúc của chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV
3.1.1. Cấu trúc của chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV DNNVV
Thế giới đang có sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin. Trong khi đó, nước ta hiện nay còn là một nước "nghèo thông tin", thông tin chưa được tổ chức tốt thành nguồn lực, để từ đó, thật sự trở thành của cải, hàng hoá, là cơ sở cho mọi quyết định, góp phần làm giàu cho nền kinh tế. Chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV ra đời dựa trên ý tưởng chủ động tác động tới quá trình thông tin, từ đó tạo lực đẩy cho hoạt động đổi mới công nghệ tại các DNNVV, tạo ra những ưu đãi để thiết lập nên hệ thống DNNVV có trình độ công nghệ phù hợp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Triết lý của chính sách:
Triết lý về mục tiêu: Làm chủ công nghệ, doanh nghiệp thành công Triết lý về phương tiện: Thông tin tốt, quyết định đúng.
- Hệ quan điểm của chính sách:
Hệ quan điểm về mục tiêu: Công nghệ phải phù hợp với doanh nghiệp Hệ quan điểm về phương tiện: Thông tin là chìa khóa
- Hệ chuẩn mực của chính sách:
Hệ chuẩn mực về mục tiêu: Hiệu quả, dễ tiếp cận, an toàn Hệ chuẩn mực về phương tiện: Cập nhật, chính xác, đầy đủ. - Hệ khái niệm của chính sách:
Hệ khái niệm về mục tiêu: đổi mới, chuyển giao, nghiên cứu, triển khai. Hệ khái niệm về phương tiện: Hỗ trợ, cung cấp
3.1.2. Các cách tiếp cận chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV
Có 3 cách tiếp cận để xem xét việc xây dựng chính sách: - Tiếp cận theo mục tiêu ;
- Tiếp cận theo kế hoạch hoá ; - Tiếp cận tổng hợp.
Theo cách tiếp cận mục tiêu, các chính sách thông tin được chia thành 2 loại:
- Chính sách thông tin hẹp (hay còn gọi là chính sách cho thông tin, chính sách thích ứng);
- Chính sách thông tin rộng (hay là chính sách bằng thông tin, chính sách ảnh hưởng).
Điểm mấu chốt xác định loại chính sách thông tin là hẹp hay rộng trước hết được qui định bởi cấp mục tiêu đề ra cho chính sách. Chính sách thông tin rộng lấy mục tiêu bên ngoài hoạt động thông tin, nghĩa là, những mục tiêu nằm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá làm tâm điểm để từ đó xác định phạm vi của các biện pháp và các chương trình nhằm tác động trực tiếp đến quá trình phát triển hoạt động thông tin. Thực thi một chính sách thông tin bằng việc thực hiện các mục tiêu "bên ngoài" như trên cũng có nghĩa là chúng ta đặt cách tiếp cận tới vấn đề dựa trên tư tưởng "Chính sách phát triển bằng thông tin".
Những mục tiêu của Chính sách thông tin cũng có thể là những mục tiêu trong, nghĩa là, liên quan tới đến chính bản thân của ngành thông tin, của hệ thống thông tin. Thực hiện loại chính sách thông tin này liên quan tới sự phát triển những tiềm lực và nâng cao năng lực nội tại của ngành thông tin. Cách tiếp cận này là đặc trưng của một "chính sách cho thông tin".
Các tài liệu hướng dẫn về phương pháp luận của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO), thiên về cách tiếp cận xây dựng và thực hiện một chính sách thông tin quốc gia rộng, chính sách bằng thông tin. Tuy nhiên, việc thực hiện một chính sách bằng thông tin ở các nước thường gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ:
Thứ nhất, không phải dễ dàng để biến đổi những mục tiêu bên ngoài (mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hoá) sang lĩnh vực của những chương trình và dự án thông tin, và cả ở giai đoạn ngược lại, biến đổi các nguồn lực thông tin vào trong thực tiễn của các hoạt động, ví như phát triển và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm.
Thứ hai, những nước vốn đã đi theo con đường kế hoạch hoá tập trung (kế hoạch pháp lệnh) rất khó tự xác định cho mình những mục tiêu của hoạt động thông tin mà kết quả của nó sẽ phải phục vụ cho việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau này. ở đây, thông thường, các dự án thông tin vẫn muốn hướng tới sự duy trì một mức độ an toàn thông tin tối thiểu của đất nước nhằm giúp cho việc giám định, kiểm chứng và thích ứng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ. Cũng cần phải nói rằng, kể cả mức tối thiểu như vậy, đối với nước ta hiện nay cũng còn nhiều khó khăn, bởi vì, chỉ riêng điều này thôi cũng đã đòi hỏi những nguồn tài lực và nhân lực vượt quá khả năng hiện tại của đất nước. Có thể kiểm nghiệm nhận định này thông qua thực tiễn hoạt động bổ sung vào đất nước các sách, báo và tạp chí ngoại văn của nhiều năm qua. Ở một quốc gia mà dân số tới 86 triệu người, trong đó số nhân lực có trình độ từ đại học trở lên tới trên một triệu người, mà ngân sách Nhà nước không đủ để duy trì tại Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia được 1000 đầu tên tạp chí khoa học và công nghệ, một con số rất khiêm tốn và thấp hơn nhiều so với một trường đại học bình thường ở khu vực.
Xét trên bình diện kế hoạch hoá, lập trường về chính sách thông tin có thể là :
- Thả nổi cho tư nhân hoàn toàn tự do hoạt động, tựu trung, đó là huỷ bỏ trách nhiệm của nhà nước đối với lĩnh vực thông tin - tư liệu;
- Kế hoạch hoá kích thích: Nhà nước định hướng, mở ra các nguồn lực để huy động và định ra các mục tiêu nhưng không bắt buộc thực hiện ;
- Kế hoạch hoá pháp lệnh : Nhà nước đề ra các mục tiêu bắt buộc phải theo đuổi và vạch ra các phương thức huy động các nguồn lực và/hoặc đảm bảo các nguồn lực tương ứng.
Nhưng dù theo quan điểm nhìn nhận nào đi chăng nữa thì chính sách thông tin phải đáp ứng các yêu cầu chính sau :
- Chính sách thông tin phải do Chính phủ (cơ quan hành pháp) hoặc thậm chí Quốc hội (cơ quan lập pháp) đưa ra dưới dạng các tuyên bố lập trường quan điểm, các đạo luật, sắc lệnh hoặc các chương trình quản lý hoặc các Nghị định, Nghị quyết;
- Chính sách thông tin phải bao trùm hết các yếu tố và sự kiện cơ bản nhất của vấn đề thông tin;
- Chính sách thông tin phải có mục tiêu và kết quả. Các hoạt động đưa ra dưới dạng các chương trình hoặc dự án phải làm thay đổi các cải biến về hoạt động thông tin.