Khái quát về thực trạng thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 47 - 55)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát về thực trạng thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV

33,3 48,1 37 29,6 30 22,3 0 10 20 30 40 50 60 Nguồn vốn tín dụng của Nhà nước

Nguồn vốn khác Nguồn vốn tín dụng của Nhà nước Nguồn vốn khác Nguồn vốn tín dụng của Nhà nước Nguồn vốn khác Đ ã ti ếp cận K t iế p cận K ng ti ếp cậ n đư c

Tóm lại, qua khảo sát các DNVVV về hoạt động đổi mới công nghệ và

các vấn đề có liên quan đã cho thấy kết quả không sáng sủa về thực trạng như đã phân tích mà nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp thiếu thông tin trên tất cả các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.

2.2. Khái quát về thực trạng thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các DNNVV DNNVV

Về nhân lực: Hoạt động thông tin KH&CN được bắt đầu từ những năm

60 của thế kỷ XX, đến đầu những năm 90 đã hình thành một đội ngũ cán bộ thông tin - tư liệu chuyên nghiệp trên cả nước. Đội ngũ này đang được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh hình thức đào tạo chính quy ở các trường đại học, hàng năm, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia tiến hành mở các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn với khoảng 120-130 học viên. Những khóa đào tạo này hướng vào việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của cán bộ qua việc bồi dưỡng, bổ túc những kiến thức, kỹ năng mới trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

Điểm đáng lưu ý là, cán bộ ở các cơ quan thông tin địa phương còn yếu về trình độ ngoại ngữ và tin học làm hạn chế hiệu quả hoạt động, chưa đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới.

Nguyên nhân chính của tình hình này một phần là do uy tín xã hội của "nghề" thông tin-tư liệu, cho tới nay, có thể khẳng định là còn thấp. Điều này dẫn tới mức luân chuyển cán bộ quá lớn ở các cơ quan thông tin, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của cơ quan nói riêng, và của toàn bộ hệ thống thông tin nói chung.

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng các cơ quan thông tin tư liệu KH&CN thiếu cán bộ quản trị thông tin trầm trọng. Nếu không được kịp thời giải quyết sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của ngành, đặc biệt khi chúng ta bước vào xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức.

Về tài chính: Nhà nước đã có nhiều văn bản quy định về mức cấp phát

kinh phí cho hoạt động thông tin. Gần đây nhất, Chỉ thị 95-CT ngày 4/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác thông tin khoa học và công nghệ đã chỉ rõ: "Uỷ ban Khoa học Nhà nước trích 3% ngân sách nhà nước dành cho khoa học để đầu tư cho hoạt động thông tin khoa học và công nghệ".

Nhìn chung, có thể nói, từ năm 1993 lại đây, mức kinh phí được cấp tăng đáng kể. Ở một số nơi đã được đánh giá là tạm đủ cho công tác thông tin (với nội dung và quy mô hiện nay). Song, phần lớn các cơ quan thông tin đánh giá nguồn kinh phí được cấp còn hạn hẹp, đặc biệt là nguồn kinh phí được Nhà nước cấp cho các cơ quan thông tin-tư liệu còn ở mức rất thấp, không đủ để đảm bảo ngưỡng an toàn thông tin quốc gia. Điều này đòi hỏi phải có các biện pháp và hình thức thích hợp để tạo nguồn vốn phong phú hơn.

Về trang thiết bị kỹ thuật:

Trong một số năm gần đây, trang thiết bị của các cơ quan thông tin đã được tăng cường đáng kể. Nhiều nơi được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện nghe, nhìn phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến khoa học và công nghệ. Đặc biệt, từ năm 1993 lại đây, mức độ trang bị máy vi tính tăng lên mạnh mẽ. Hiện nay, toàn bộ hệ thống đã được tin học hóa dựa trên công

nghệ thông tin và mạng (ICT)13

. Trung bình theo đầu người ở các cơ quan thông tin ngành cứ 2-3 cán bộ thông tin được trang bị 1 máy vi tính; còn ở cơ quan thông tin địa phương tỷ lệ này xấp xỉ 4 người/máy.

Ngoài máy vi tính, có gần 100 cơ quan thông tin tư liệu đã được trang bị đầu đọc CD-ROM. Đây là tiền đề đáng lưu ý góp phần giải quyết các vấn đề chia sẻ nguồn lực thông tin trong hệ thống.

Việc khai thác các thiết bị tin học tại các cơ quan thông tin còn nghiều bất cập ngoại trừ các cơ quan thông tin ngành và một số cơ quan thông tin địa phương lớn thiết bị ICT được sử dụng để chia sẻ thông tin, để xây dựng và quản trị cơ sở dữ liệu, còn ở hầu hết các cơ quan thông tin mới chỉ sử dụng trong công tác chế bản. Nguyên nhân chính là do trình độ cán bộ thông tin còn hạn chế, đặc biệt trong việc sử dụng các thiết bị, phương tiện công nghệ thông tin và kỹ năng quản trị thông tin. Trong tương lai đây cũng là một điểm đáng lưu ý.

Trong những năm qua, đặc biệt là mấy năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động thông tin đã có những bước tiến đáng kể. Hiện nay, ngoài việc ứng dụng máy tính và các thiết bị đơn lẻ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các quá trình thông tin, phần lớn các cơ quan thông tin đã tiến tới tham gia kết nối với các mạng diện rộng ở trong nước và quốc tế, nhờ đó năng lực phục vụ, cũng như trao đổi thông tin được nâng lên đáng kể.

Trong toàn hệ thống thông tin quốc gia hiện đã xây dựng và đưa vào khai thác một số mạng chủ yếu sau đây:

13

Thuật ngữ ICT (Information and Communication Technologies – Công nghệ thông tin và truyền thông) nhằm chỉ các hình thức của công nghệ được sử dụng để truyền phát, lưu trữ, tạo, hiển thị, chia sẻ hoặc trao đổi thông tin bằng các phương tiện điện tử. Định nghĩa rộng này của ICT bao gồm cả những kỹ thuật như truyền thanh, truyền hình, video, DVD, điện thoại (cố định và di động), hệ thống vệ tinh, máy tính, phần cứng và phần mềm, cũng như các thiết bị và dịch vụ liên quan đến những công nghệ này, như hội thảo video qua mạng, email, blog.

a. Mạng VISTA

VISTA là Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia) xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các mạng VESTENET và TOOLNET trước đây. Hiện nay đã có hàng trăm cơ quan tổ chức kêt nối và khai thác tích cực các dịch vụ của VISTA.

b. VINANET

Mạng Thông tin Thương mại Việt Nam do Trung tâm Thông tin Thương mại xây dựng. Mạng kết nối với 30 tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm cung cấp thông tin thương mại hàng ngày. VINANET có các nút kết nối chính tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với trên 150 người dùng.

Trên cơ sở các điều kiện đảm bảo và nguồn lực nêu trên, các cơ quan thông tin tư liệu trong cả nước đã tạo ra được một hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin khá phong phú, có tác dụng mở rộng kiến thức, nâng cao dân trí, bước đầu góp phần vào việc chuẩn bị các quyết định của lãnh đạo các cấp và đáp ứng nhu cầu thông tin của công tác nghiên cứu-triển khai, sản xuất và kinh doanh.

Các sản phẩm và dịch vụ thông tin chủ yếu hiện nay là: - Các ấn phẩm thông tin định kỳ (trên 260 đầu tên); - Tài liệu tổng luận phân tích và chuyên khảo;

- Tìm tin theo yêu cầu đột xuất và phổ biến thông tin chọn lọc; - Cung cấp tài liệu gốc và phục vụ đọc tại chỗ;

- Tuyên truyền, phổ biến KH&CN thông qua các hình thức triển lãm, hội nghị, hội thảo, trình diễn kỹ thuật và phổ biến thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng.

c, Thư viện điện tử về công nghệ thích hợp:

- Về nội dung: Đây là bộ sưu tập điện tử phong phú và tiện dụng trong việc tra cứu thông tin với khoảng 130.000 tài liệu toàn văn đã được số hóa (mỗi tài liệu tương đương với một cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực: kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, y tế, pháp luật, nông nghiệp, công nghiệp.... Bên cạnh hàng nghìn đầu sách và tài liệu kỹ thuật trong mọi lĩnh vực, thư viện điện tử còn có hơn 750 phim KH&CN, trong đó có nhiều phim về máy móc, thiết bị công – nông nghiệp, chế biến nông sản, công nghệ sau thu hoạch, y tế, văn hóa, du lịch và dịch vụ. giao thông, quy hoạch,... Hầu hết các ấn phẩm này đều được số hóa và phát hành rộng rãi, phần lớn tập trung vào kỹ thuật chế tạo, sửa chữa và cải tiến các máy móc thiết bị ngành cơ khí, điện, điện tử, xây dựng, kỹ thuật hạt nhân phục vụ các ngành kinh tế,...

- Về hệ thống phân loại và tra cứu, tìm tin: Tài liệu trong thư viện điện tử được sắp xếp theo bảng phân loại thập phân Dewey (DDC). Để khai thác thư viện điện tử này, có thể sử dụng máy vi tính đơn lẻ hoặc sử dụng mạng LAN ở bất kỳ máy tính nào trong mạng được kết nối với thư viện điện tử, tra cứu theo các yếu tố sau: Mã số tài liệu, Ngày nhập tin, Phân loại DDC, Tên tài liệu/công nghệ, Quốc gia, Tóm tắt, Dạng tài liệu. Tên tác giả/Doanh nghiệp, Nguồn trích/Địa chỉ, Tên tệp tài liệu gốc,.... Việc tra cứu tài liệu hoặc phim khoa học được thực hiện với các từ khóa. Các tài liệu toàn văn của thư viện điện tử được số hóa theo định dạng PDF, phim KH&CN được xem bằng phần mềm video tích hợp của hệ điều hành Windows.

- Sưu tập điện tử bằng phần mềm Greenstone: Sưu tập này được xây dựng bằng phần mềm mã nguồn mở Greenstone Digital Library (GSDL). Đây là phần mềm nguồn mở, đa ngôn ngữ dùng để xây dựng và phổ biến các bộ sưu tập số. GSDL được phát triển bởi dự án thư viện số New Zeland tại trường đại học Waitako với sự hợp tác của UNESCO. Mục đích chính của việc phát triển phần mềm GSDL là cung cấp cho người dùng một công cụ mạnh mẽ và miễn phí để xây dựng và phổ biến các sưu tập số, nó rất dễ cài đặt và sử dụng, có thể chạy trên hầu hết các phiên bản của hệ điều hành

Windows. Nhiều tổ chức trên thế giới đã sử dụng GSDL để tạo và xuất bản các bộ sưu tập trên website, tại Việt Nam, một số nơi đã sử dụng phần mềm này để tạo các bộ sưu tập số của mình. Chẳng hạn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng GSDL để tạo một số bộ sưu tập số theo những chủ đề khác nhau.

Trên cơ sở so sánh ba loại khổ mẫu tài liệu điện tử: MS Word, HTML và PDF thì HTML chứng minh được những ưu điểm vượt trội: có thể dễ dàng nhập vào GSDL và tạo chỉ mục bởi các công cụ phần mềm nhúng (plug – in) sẵn có của GSDL với khả năng nhận dạng và chuyển đổi chính xác tiếng Việt. Bên cạnh các sản phẩm và dịch vụ truyền thống trên đây, một số năm gần đây, do kết quả ứng dụng công nghệ thông tin, đã xuất hiện một dạng sản phẩm mới bao gồm hơn 150 sơ sở dữ liệu nội sinh và nhập ngoại. Trong số này, đáng chú ý là các dữ kiện về năng lực công nghệ, điều kiện kinh tế, tự nhiên và môi trường (tài nguyên đất, rừng, khoáng sản, v.v.), các dự án đầu tư, liên doanh trong nước và nước ngoài. Đây là nguồn lực thông tin quan trọng, rất cần thiết để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động thông tin tư liệu nước ta đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để vươn lên và phát triển, đã đạt được một số kết quả đáng chú ý sau:

+ Hệ thống thông tin ở nước ta được hình thành và phát triển trên qui mô toàn quốc. Hệ thống này đã trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống các cơ quan KH&CN, giáo dục và đào tạo, sản xuất và kinh doanh trong cả nước, bao quát mọi lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ, kinh tế-xã hội từ trung ương đến địa phương. Thông tin đã được thừa nhận là một trong những nguồn lực quốc gia cho sự phát triển của đất nước. Vị trí, vai trò của Hệ thống ngày càng tăng, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay;

+ Đã tạo lập được một hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin khá phong phú với hơn 260 ấn phẩm thông tin định kỳ và hàng trăm cơ sở dữ liệu thông tin được cập nhật thường xuyên. Hình thức phục vụ và sản phẩm thông

tin ngày càng đa dạng, bước đầu đã có đóng góp tích cực cho việc chuẩn bị và ra quyết định của lãnh đạo các cấp và đáp ứng một phần đáng kể các nhu cầu tin của công tác đổi mới công nghệ. Một số cơ quan thông tin KH&CN ngành (nông nghiệp và phát triển nông thôn, dầu khí, bưu điện, hoá chất, xây dựng), cơ quan thông tin địa phương (thành phố Hồ Chí Minh), Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã triển khai các hoạt động thông tin mới, năng động và thiết thực với các hoạt động kinh tế - kỹ thuật, sản xuất - kinh doanh hiện nay như tổ chức và tham gia thường xuyên các triển lãm - hội chợ ở các qui mô khác nhau, từ chuyên ngành, quốc gia, vùng và quốc tế. Các cuộc triển lãm, hội chợ do các cơ quan thông tin KH&CN chủ trì hoặc làm nòng cốt đã được đánh giá cao từ phía xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước do các triển lãm này huy động và kết hợp hài hoà giữa nhu cầu thị trường và giới thiệu các thành tựu KH&CN mới đã được thương phẩm hoá hoặc đã sẵn sàng cho chuyển giao công nghệ;

+ Đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp đã được hình thành, đang được tăng cường về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng. Lực lượng cán bộ này cùng với đội ngũ cộng tác viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, bắt đầu có khả năng xử lý nhanh và chất lượng các nguồn thông tin, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao, phục vụ cho các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội;

+ Nguồn tin - nguyên liệu cơ bản của hoạt động thông tin, đã được chú trọng lựa chọn, thu thập và bổ sung một cách chủ động. Bên cạnh việc duy trì bổ sung các dạng tài liệu truyền thống, như sách, báo và tạp chí, đã có sự quan tâm đúng mức tới các dạng nguồn tin quan trọng khác như tài liệu patent, tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế và của các khối kinh tế, các quốc gia - bạn hàng tiềm năng, đặc biệt là các loại nguồn tin công nghệ quan trọng như catalogue công nghiệp, tư liệu về các công ty, các hãng và các sản phẩm, công nghệ của chúng. Các cơ sở dữ liệu dưới dạng CD-ROM của nước ngoài đã và đang được quan tâm bổ sung và làm giàu nguồn tin của đất nước;

+ Việc áp dụng các công nghệ thông tin mới trong hoạt động thông tin đã được quan tâm triển khai và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Trong một thời gian tương đối ngắn, hầu hết các cơ quan thông tin, thư viện và lưu trữ trong cả nước đã được huấn luyện và áp dụng hiệu quả phần mềm CDSISIS của UNESCO để xây dựng, quản trị và khai thác các cơ sở dữ liệu tư liệu của mình. Các mạng LAN hiện đại đã được triển khai bước đầu ở một số cơ quan thông tin, thư viện KH&CN lớn. Hai mạng thông tin tự động hoá có qui mô toàn quốc (VISTA của Cục thông tin KH&CN Quốc gia và mạng VINANET của Trung tâm thông tin thương mại) đã được triển khai và góp phần thúc đẩy việc chia sẻ nguồn lực thông tin hiện có.

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, cũng còn không ít những bất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)