Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 51)

4.1. SINH TRƢỞNG CỦA CÁC GIỐNG THAM GIA THÍ NGHIỆM TRONG THỜI KỲ MẠ

Mạ là giai đoạn đầu trong quá trình sinh trưởng của cây lúa. Giai đoạn này dài hay ngắn không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của giống mà còn phụ thuộc vào phương thức gieo cấy, mùa vụ gieo cấy, tập quán canh tác của từng địa phương. Thường tuổi mạ kéo dài khoảng 15-30 ngày, thời gian này không dài so với đời sống cây lúa và có xu hướng càng rút ngắn thậm chí không có thời kỳ mạ (lúa gieo thẳng) nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, là tiền đề quyết định đến năng suất cuối cùng của cây. Kinh nghiệm dân gian có câu "tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa" câu nói trên là quá trình đúc kết kinh nghiệm sản xuất cho rằng phải chú ý làm cho cây mạ tốt làm tiền đề cho cây lúa tốt.

Cây mạ tốt cần đạt những tiêu chuẩn sau: cứng cây, to gan đanh dảnh, phát triển cân đối, ruộng mạ phát triển đồng đều không nhiễm sâu bệnh và có khả năng chịu rét trong vụ Xuân. Mạ khoẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bước sinh trưởng phát triển tiếp theo, ngược lại mạ yếu dẫn tới sinh trưởng phát triển kém thậm chí còn ảnh hưởng đến mật độ cấy và sức sinh trưởng của cây lúa. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp làm mạ dược và kết quả đo đếm và theo dõi giai đoạn mạ ở hai thời vụ được trình bày tại bảng 4.1.

Chiều cao cây mạ:

Vụ Xuân: Chiều cao cây mạ của các giống trước khi cấy dao động từ 12,1 – 13,1cm. Trong đó giống Dự hương có chiều cao cây mạ cao nhất 13,1cm, cao hơn giống đối chứng, giống NB1 và ST20 thấp hơn đối chứng, các giống còn lại đều có chiều cao cây mạ cao hơn hoặc tương đương với đối chứng.

Vụ Mùa: Chiều cao cây mạ dao động từ 10,1 – 11,1cm, giống Mỹ hương 88 có chiều cao cây mạ cao nhất đạt (11,1cm), giống NB1 có chiều cao tương đương giống Bắc thơm số 7 (10,1 cm) các giống còn lại đều có chiều cao cây mạ cao hơn ở mức có ý nghĩa thống kê so với giống Bắc thơm số 7.

Số lá mạ:

Vụ Xuân có số lá mạ các giống lúa đạt cao hơn vụ Mùa, số lá bắt đầu cấy 3,0 – 3,2 lá/cây, trong đó có số lá cao là giống Mỹ hương 88, Dự hương (3,2 lá/cây), LTH31(3,1 lá/cây) cao hơn ở mức ý nghĩa so với đối chứng (3,0 lá/cây), các giống còn lại có số lá mạ tương đương đối chứng.

Bảng 4.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm ở thời kỳ mạ tại Hải Hậu, Nam Định

Giống

Số lá mạ Chiều cao mạ (cm) Sức sống của mạ Màu sắc lá

Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ

Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa

Dự hương 3,2 2,4 13,1 11,0 5 5 Xanh trung bình Xanh trung bình

LTH 31 3,1 2,5 12,3 10,7 5 5 Xanh trung bình Xanh trung bình

Mỹ hương 88 3,2 2,6 12,6 11,1 5 5 Xanh trung bình Xanh trung bình

NB 1 3,1 2,6 12,1 10,1 5 5 Xanh trung bình Xanh trung bình

ST 20 3,0 2,6 12,1 10,2 5 5 Xanh trung bình Xanh trung bình

Tám xoan đột biến 3,1 2,5 12,3 10,2 5 5 Xanh trung bình Xanh trung bình

Thiên ưu 8 3,0 2,5 12,5 10,5 5 5 Xanh trung bình Xanh trung bình

Bắc thơm số 7 (đ/c) 3,0 2,5 12,2 10,1 5 5 Xanh trung bình Xanh trung bình

TB 3,1 2,6 12,4 10,5

LSD0,05 0,5 0,5 0,6 0,5

Vụ Mùa: Số lá mạ các giống lúa dao động từ 2,4 – 2,6 lá/cây. Trong đó các giống có số lá cao là giống Mỹ hương 88, ST20, NB1 (2,6 lá/cây tương ứng), giống có số lá thấp là Dự hương 2,4 lá/cây, các giống còn lại có số lá mạ tương đương với Bắc thơm số 7.

Màu sắc lá mạ: Ở cả 2 vụ thí nghiệm, màu sắc lá của các giống lúa tham gia thí nghiệm không biến đổi là màu xanh trong bình.

Sức sống của cây mạ: Các giống đều có sức sống mạnh đạt mức điểm 5. Nhận xét chung: Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có sức sinh trưởng phát triển tốt. Đây sẽ là tiền đề cho cây lúa sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn sau.

4.2. THỜI GIAN SINH TRƢỞNG CỦA CÁC GIỐNG LÚA TRONG THÍ NGHIỆM

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc hạt lúa bắt đầu nảy mầm cho đến khi chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của các giống khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Thời gian sinh trưởng của một giống lúa ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và việc bố trí thời vụ, cơ cấu luân canh của người nông dân trong cả một năm. Do vậy, xác định thời gian sinh trưởng giúp chúng ta có kế hoạch bố trí thời vụ cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý. Qua nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 4.2.

Thời gian từ khi cấy đến bén rễ hồi xanh: Vụ Xuân, nền nhiệt độ thấp do vậy các giống lúa tham gia thí nghiệm mất 5-6 ngày để bén rễ, hồi xanh. Vụ Mùa lúa sau cấy bén rễ hồi xanh khá nhanh chỉ sau 4-5 ngày.

Nghiên cứu thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh nhằm đánh giá khả năng đẻ nhánh nhanh hay chậm của mỗi giống. Khả năng đẻ nhánh là một tính trạng di truyền, giống nào đẻ nhánh sớm và thời gian đẻ nhánh ngắn chứng tỏ giống đó đẻ gọn, tập trung, nhánh có thời gian sinh trưởng dài sẽ tích luỹ được dinh dưỡng tốt tạo bông to. Vụ Xuân các giống lúa thí nghiệm có thời gian đẻ nhánh đạt từ 30 - 45 ngày, trong đó giống Dự hương và Mỹ hương 88 có thời gian đẻ nhánh kéo dài nhất. Vụ Mùa các giống tham gia thí nghiệm có thời gian đẻ nhánh kéo dài từ 25 - 40 ngày. Giống Mỹ hương 88 có thời gian đẻ nhánh dài nhất.

Bảng 4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định

Giống

Thời gian từ cấy đến…(ngày) Tổng thời

gian sinh trƣởng Bén rễ hồi xanh Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Trỗ 10% Trỗ 80% Chín hoàn toàn Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Dự hương 5 4 17 14 45 35 75 65 88 76 108 100 128 104 LTH 31 6 5 14 12 30 25 60 55 75 70 105 95 125 98 Mỹ hương 88 6 5 18 15 45 40 75 70 84 80 115 106 123 109 NB 1 5 4 17 13 40 35 70 65 85 75 110 95 120 100 ST 20 5 5 15 11 35 30 55 50 76 68 95 88 117 95 Tám xoan đột biến 6 4 13 11 30 25 60 50 77 55 100 90 131 97 Thiên ưu 8 5 5 15 11 35 30 55 50 75 57 95 80 126 91 Bắc thơm số 7 (đ/c) 6 5 16 12 35 30 65 55 80 60 100 96 125 100

Thời gian từ cấy đến trỗ 10%:

Vụ Xuân các giống tham gia thí nghiệm có thời gian từ cấy đến trỗ khoảng 55-75 ngày. Giống có thời gian trỗ ngắn nhất là ST20 (55 ngày), dài nhất là giống Dự hương và Mỹ hương 88 (75 ngày).

Vụ Mùa các giống tham gia thí nghiệm có thời gian từ cấy đến trỗ khoảng 50-70 ngày. Giống ST20, Tám xoan đột biến, Thiên ưu 8 có thời gian cấy - trỗ ngắn nhất (50 ngày), giống Mỹ hương 88 dài nhất (70 ngày), các giống lúa còn lại đều cao hơn so với giống đối chứng.

Thời gian từ trỗ 10% đến trỗ 80%: Khoảng thời gian này ở các giống tham gia thí nghiệm dao động từ khoảng 10 đến 15 ngày ở cả hai vụ.

Thời gian từ trỗ 80% đến chín hoàn toàn: Thời gian này ở các giống không có sự khác biệt lớn, khoảng dao động từ khoảng 20 đến 30 ngày ở cả hai vụ.

Thời gian sinh trưởng: Nhìn chung, các giống có thời gian sinh trưởng ở vụ Mùa ngắn hơn vụ Xuân, ngắn hơn từ 5 đến 15 ngày.

Vụ Xuân các giống lúa tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 117 - 128 ngày, ngắn nhất là NB1 và ST20 (117-120 ngày) ngắn hơn Bắc thơm số 7 là 5-8 ngày; còn lại các giống đều cao hơn hoặc tương đương với đối chứng.

Vụ Mùa các giống lúa tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 91 - 109 ngày, cao nhất là giống Dự hương và Mỹ hương 88 có thời gian sinh trưởng (104-109 ngày) cao hơn giống Bắc thơm số 7 là 4-9 ngày; giống Thiên ưu 8 và ST20 thấp hơn so với đối chứng; các giống còn lại tương đương với đối chứng.

Như vậy, các giống lúa tham gia thí nghiệm đều xếp vào nhóm ngắn ngày.

4.3. ĐỘNG THÁI TĂNG TRƢỞNG CHIỀU CAO CÂY CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM

Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái quan trọng phản ánh bản chất của giống và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng) lên quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Mức độ tăng trưởng chiều cao cây lúa là một yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của giống, ngoài ra còn phụ thuộc các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng. Qua theo dõi chỉ tiêu chiều cao cây của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Mùa 2017, kết quả thu được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Chiều cao cây các giống lúa qua các giai đoạn sinh trưởng tại Hải Hậu, Nam Định

Giống

Thời gian C.cao cây cuối

cùng 02 TSC 04 TSC 06 TSC 08 TSC 10 TSC Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Dự hương 30,1 38,8 54,7 63,6 80,1 85,6 114,7 120,6 114,1 _ 113,4 115,5 LTH 31 29,2 43,4 53,8 72,5 79,2 96,3 113,9 113,2 113,7 _ 105,4 110,4 Mỹ hương 88 29,5 38,1 54,0 62,5 79,4 84,9 114,1 119,9 113,9 _ 110,3 118,5 NB 1 29,5 47,7 54,4 82,7 79,8 106,4 114,5 123,4 114,3 _ 110,4 120,5 ST 20 30,4 39,1 50,6 64,9 78,5 85,9 100,3 120,9 117,4 _ 115,4 120,1 Tám xoan đột biến 30,2 43,3 54,8 67,4 80,2 86,4 114,9 105,3 114,7 _ 100,4 105,3 Thiên ưu 8 29,6 43,8 49,8 72,9 77,7 96,7 99,5 113,6 116,6 _ 105,7 114,7 Bắc thơm số 7 (đ/c) 29,3 38,6 52,3 63,2 78,3 85,5 100,5 120,7 114,0 _ 108,7 113,2 TB 29,7 41,6 53,0 68,7 79,1 90,9 109,1 117,2 114,8 _ 108,7 114,8 LSD0,05 2,2 3,2 2,3 3,1 3,1 4,3 3,3 4,5 3,8 3,5 5,5 CV% 4,3 4,6 5,8 5,1 4,5 2,2 5,2 3,2 6,1 6,3 2,3

Qua bảng 4.3 cho thấy chiều cao cây qua các tuần sau cấy và chiều cao cây cuối cùng có sự thay đổi giữa các giống. Chiều cao cây tăng dần từ tuần 2 đến 10 tuần sau cấy. Ở vụ Mùa, chiều cao trung bình của các dòng giống cao hơn vụ Xuân.

Giai đoạn 02 tuần sau cấy. Ở vụ Xuân, chiều cao cây của các giống thí nghiệm tăng rất chậm do phải chịu thời tiết giá lạnh của mùa đông. Chiều cao cây biến động từ 29,2 – 30,4cm, trong đó giống ST20 (30,4cm) có chiều cao cây đạt cao nhất cao hơn đối chứng Bắc thơm số 7 (29,3 cm) ở mức có ý nghĩa thống kê, các giống còn lại tương đương đối chứng. Vụ Mùa 2017, sau hai tuần sau cấy, chiều cao cây của các giống thí nghiệm cao hơn so với vụ Xuân, dao động từ 38,1-47,7cm, trong đó NB1 có chiều cao cây đạt cao nhất, cao hơn đối chứng KD18 (38,6 cm), các giống còn lại tương đương đối chứng.

Giai đoạn 04 đến 06 tuần sau cấy. Ở vụ Xuân, chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm bắt đầu tăng nhanh và tương đối đồng đều, giao động trong khoảng 77,7-80,2cm . Ở vụ Mùa, chiều cao cây của các giống bắt đầu tăng nhanh, hầu hết tăng gấp đôi so với chiều cây lúc 2 tuần sau cấy. Giống NB1 có chiều cao cây đạt (106,4cm) tăng mạnh nhất và cao hơn đối chứng (85,5cm) ở mức có ý nghĩa thống kê, các giống còn lại tương đương với đối chứng.

Giai đoạn 08 tuần sau cấy. Ở vụ Xuân đây cũng là lúc các giống Dự hương, LTH31, Mỹ hương 88, NB1, Tám xoan đột biến bắt đầu trỗ và đạt chiều cao tối đa. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm dao động trong khoảng 99,5- 114,9cm. Giống Thiên ưu 8 có chiều cao thấp nhất 99,5cm; các giống còn lại đều cao hơn đối chứng. Ở vụ Mùa, khoảng thời gian này cũng là lúc các giống Dự hương, LTH31, Mỹ hương 88, NB1, Tám xoan đột biến bắt đầu trỗ và đạt chiều cao tối đa. Cuối tuần 8 Thiên ưu 8 và Bắc thơm số 7 bắt đầu trỗ và đạt chiều cao tối đa. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm dao động trong khoảng 105,3- 120,9cm. Giống Dự hương, ST20, NB1 có chiều cao cây tương đương với đối chứng. Các dòng còn lại đều thấp hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê trong đó thấp nhất là Tám xoan đột biến (105,3cm).

Giai đoạn 10 tuần sau cấy. Hai giống Thiên ưu 8 và Bắc thơm số 7 bắt đầu trỗ và đạt chiều cao tối đa. Các dòng còn lại có chiều cao cây không thay đổi nhiều so với 8 tuần sau cấy. Giống Mỹ hương 8, LTH31 có chiều cao cây tương đương KD18, các dòng còn lại cao hơn KD18 ở mức có ý nghĩa thống kê.

Chiều cao cuối cùng các giống thí nghiệm phản ánh khả năng chống đổ của cây lúa. Chiều cao cuối cùng các giống thí nghiệm vụ Mùa cao hơn vụ Xuân 3-5cm.

Vụ Xuân: Giống ST 20 có chiều cao cuối cùng cao nhất với 115.4cm, cao hơn đối chứng 7cm. Giống Tám xoan đột biến có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất, thấp hơn đối chứng 8cm. Các giống còn lại tương đương và cao hơn đối chứng từ 3 đến 7cm.

Vụ Mùa: Giống Tám xoan đột biến có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất, thấp hơn đối chứng khoảng 8cm. Các giống còn lại tương đương và cao hơn đối chứng từ 2 đến 7cm.

Tóm lại, trừ giống Tám xoan đột biến, nhìn chung các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có chiều cao cây trung bình, phù hợp với mục tiêu cải tiến chiều cao cây lúa nhằm tạo ra giống lúa có năng suất cao, có khả năng thâm canh, khả năng chống đổ.

4.4. KHẢ NĂNG ĐẺ NHÁNH CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM

Đẻ nhánh là đặc tính sinh vật học của cây lúa, có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất cuối cùng. Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, nguồn nước cũng như các điều kiện canh tác khác. Động thái đẻ nhánh phản ánh khả năng sinh trưởng của các giống nó liên quan đến quá trình hình thành số bông và quyết định đến năng suất về sau. Những giống có động thái đẻ nhánh nhiều và tập trung sẽ cho năng suất cao. Và ngược lại những giống lúa đẻ muộn, thời gian đẻ nhánh kéo dài thường cho số nhánh hữu hiệu và năng suất thấp. Kết quả theo dõi số nhánh hai vụ thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.4, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Các giống thí nghiệm có khả năng đẻ nhánh tương đối khỏe số nhánh tối đa đạt trung bình khoảng 10,4 nhánh/khóm (vụ Xuân 2017) và 11,3 nhánh/khóm trong vụ Mùa 2017 tại thời điểm 08 tuần sau cấy. Các giống có khả năng đẻ nhánh tương đối cao vụ mùa đạt (11,5-11,8) nhánh/khóm tương đương so với giống Bắc thơm số 7. Các giống còn lại có khả năng đẻ nhánh thấp hơn so với đối chứng (11,6) nhánh/khóm.

Giai đoạn 02 tuần sau cấy: Trong vụ Xuân, động thái tăng trưởng số nhánh của các giống thí nghiệm ở hai tuần sau cấy không có sự biến động lớn, dao động trong khoảng từ 2,0 - 2,6 nhánh/khóm. Vụ Mùa sau cấy 2 tuần là thời gian các giống lúa bắt đầu đẻ nhánh có số nhánh cao hơn vụ Xuân, dao động từ 5,4-5,6 nhánh/khóm và không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các giống thí nghiệm.

Bảng 4.4. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định

Giống

Thời gian Nhánh hữu

hiệu 02 TSC 04 TSC 06 TSC 08 TSC 10 TSC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 51)