Chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 61)

Lá là bộ phận chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây lúa. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, góp phần cơ bản tạo ra sản phẩm quang hợp của cây trồng, là nơi đồng hoá tạo ra vật chất hữu cơ cho cây. Ở giai đoạn lúa sinh trưởng sinh dưỡng, chất hữu cơ tạo ra được tích luỹ vào thân và bẹ lá, sang giai đoạn làm đòng và trỗ chín, 70% chất hữu cơ tích luỹ vào bông, hạt được chuyển về từ lá đồng hoá và 30 % còn lại do thân và bẹ lá chuyển đến. Để hoạt động sinh lý trên quần thể ruộng lúa diễn ra thuận lợi, ruộng lúa phải có bộ lá thích hợp thông qua chỉ tiêu chỉ số diện tích lá. Thường thì chỉ số diện tích lá ở lúa đạt cao nhất từ sau khi lúa đẻ rộ đến trước trỗ. Những ruộng lúa đạt năng suất cao cần phải đạt được và duy trì chỉ số diện tích lá thích hợp nhất cho từng thời kỳ sinh trưởng của quần thể ruộng lúa.

Chỉ số diện tích lá là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến quang hợp của cây và liên quan đến khả năng che khuất ánh sáng giữa các tầng lá khác nhau của quần thể ruộng lúa. Do sức sinh trưởng của các dòng, giống thí nghiệm khác nhau nên LAI có sự khác nhau. Kết quả lấy mẫu để tính chỉ số diện tích lá ở 2 vụ được thể hiện ở bảng 4.5 dưới đây.

Giai đoạn đẻ nhánh rộ:

- Đối với vụ Xuân 2017 chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm đạt trung bình 2,22 m2lá/m2 đất, dao động từ 1,94 – 2, 53 m2lá/m2 đất. Giống Tám xoan đột biến và NB1 có chỉ số diện tích lá thấp nhất đạt khoảng 1,94-1,96 m2

lá/m2 đất thấp hơn đối chứng (2,21 m2 lá/m2 đất) ở mức có ý nghĩa thống kê. Các giống còn lại có chỉ số diện tích lá cao hơn so với giống đối chứng.

Bảng 4.5. Chỉ số diện tích lá (LAI) các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định

Đơn vị: m2 lá/m2 đất Giống Đẻ nhánh rộ Bắt đầu trỗ Chín sáp Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Dự hương 2,53 2,92 5,78 6,13 3,38 3,84 LTH 31 2,24 2,62 5,24 5,66 3,57 3,94 Mỹ hương 88 2,36 2,77 5,47 5,97 3,24 3,71 NB 1 1,96 2,38 4,98 5,38 3,06 3,47 ST 20 2,35 2,79 5,35 5,77 3,51 4,04 Tám xoan đột biến 1,94 2,37 4,81 5,23 2,97 3,36 Thiên ưu 8 2,18 2,55 5,07 5,41 3,19 3,53 Bắc thơm số 7 (đ/c) 2,21 2,62 5,18 5,58 3,20 3,73 TB 2,22 2,63 5,24 5,64 3,27 3,7 LSD0,05 0,20 0,21 0,23 0,25 0,24 0,20 CV% 3,3 5,0 4,0 5,1 2,3 2,8

- Đối với vụ Mùa 2017, chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm trung bình đạt 2,63 m2lá/m2 đất, biến động từ 2,37 - 2,92 m2lá/m2 đất. Các giống Dự hương, ST20, Mỹ hương 88 có chỉ số diện tích lá cao khoảng (2,77- 2,92 m2

lá/m2 đất) cao hơn so với đối chứng KD18 (2,62 m2 lá/m2 đất) có ý nghĩa thống kê. Các giống còn lại tương đương với đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê.

Chỉ số diện tích lá giai đoạn đẻ nhánh rộ ở vụ Mùa cao hơn vụ Xuân do vụ Mùa sau cấy gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cây lúa bén rễ hồi xanh và sinh trưởng phát triển tốt, còn vụ Xuân gặp điều kiện thời tiết lạnh đầu vụ nên có chỉ số diện tích lá thấp hơn so với vụ Mùa.

Giai đoạn lúa bắt đầu trỗ: Chỉ số diện tích lá giai đoạn này tăng cao trong cả hai thời vụ. Đây là giai đoạn tập trung các chất dinh dưỡng để tạo ra các chất hữu cơ tích lũy vào các bộ phận thân, bẹ lá của cây.

- Đối với vụ Xuân 2017, Chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm trung bình 5,24 m2lá/m2 đất, dao động 4,81 - 5,78 m2lá/m2đất thấp hơn so với vụ Mùa. Giống Dự hương có chỉ số diện tích lá cao nhất khoảng 5,78

m2lá/m2đất. Giống Tám xoan đột biến có chỉ số diện tích lá thấp nhất 4,81 m2lá/m2 đất thấp hơn so với giống đối chứng BT số 7 (5,18 m2lá/m2 đất) với sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương đối chứng.

- Đối với vụ Mùa 2017 chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm trung bình 5,64 m2lá/m2 đất, dao động 5,23-6,13m2lá/m2 đất. Giống Dự hương có chỉ số diện tích lá cao nhất đạt 6,13 m2lá/m2 đất. Giống Tám xoan đột biến và NB1 có chỉ số diện tích lá thấp nhất đạt (5,23-5,38m2lá/m2 đất) thấp hơn so với đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê. Các giống còn lại có chỉ số diện tích lá (5,41-5,97) tương đương Bắc thơm số 7 (5,58 m2lá/m2 đất) ở mức ý nghĩa. Giai đoạn lúa chín sáp: Giai đoạn này chỉ số diện tích lá có xu hướng giảm dần do dinh dưỡng chủ yếu tập trung để nuôi hạt xuất hiện lá vàng và lụi đi. Vụ Xuân 2017 chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm trung bình 3,27 m2lá/m2 đất, dao động (3,19 – 3,57 m2lá/m2 đất). Vụ Mùa 2017 chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm trung bình 3,70 m2lá/m2 đất, dao động (3,47 – 4,04 m2lá/m2 đất).

Trong cả hai vụ, các giống có chỉ số diện tích lá thời kì chín sáp cao hơn đối chứng Bắc thơm số 7 ở mức ý nghĩa trong đó giống ST20 có chỉ số diện tích lá đạt cao nhất. Giống Tám xoan đột biến có chỉ số diện tích lá thấp nhất 2,97 m2lá/m2 đất (vụ Xuân 2017) và 3,36 m2lá/m2 đất (vụ Mùa 2017) thấp hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. Các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương so với đối chứng.

Những ruộng lúa đạt năng suất cao cần phải đạt được và duy trì chỉ số diện tích lá thích hợp nhất cho từng thời kỳ sinh trưởng của quần thể ruộng lúa. Trong các giống như Dự hương, LTH31, ST20 tham gia thí nghiệm đã duy trì được chỉ số diện tích lá từng thời kỳ tương đối ổn định, đặc biệt ở giai đoạn chín sáp, cao hơn giống đối chứng ở mức có ý nghĩa. Chứng tỏ các giống có khả năng duy trì diện tích lá xanh tốt ở giai đoạn sau trỗ.

4.6. KHỐI LƢỢNG CHẤT KHÔ TÍCH LŨY CỦA GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM

Chất khô là chất hữu cơ tạo ra được từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây. Khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo năng suất hạt. Tại giai đoạn trỗ nếu khối lượng chất khô lớn cũng là tiền đề cho hoạt

động sinh lý như quang hợp, vận chuyển vật chất tích lũy về hạt được diễn ra thuận lợi hơn. Còn giai đoạn đẻ nhánh thì đây là yếu tố quan trọng giúp cây tăng thêm về số nhánh đẻ, khả năng hình thành nhánh hữu hiệu từ các nhánh mới được sinh ra cũng tăng cao hơn. Qua kết quả thu được về khả năng tích lũy chất khô của các giống thí nghiệm trong vụ Xuân và vụ Mùa 2017 được thể hiện tại bảng 4.6 cho thấy.

Bảng 4.6. Chất khô tích lũy của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định

Đơn vị: g/m2 Giống Đẻ nhánh rộ Bắt đầu trỗ Chín sáp Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Dự hương 155,6 163,2 1348,1 1236,2 1511,8 1408,6 LTH 31 132,3 142,5 1309,3 1178,5 1461,4 1355,3 Mỹ hương 88 152,3 160,5 1283,0 1182,6 1425,7 1311,3 NB 1 125,5 131,8 1422,9 1314,8 1602,4 1481,5 ST 20 127,6 140,4 1289,4 1186,1 1422,6 1319,3 Tám xoan đột biến 119,4 126,8 1232,5 1128,4 1383,8 1271,4 Thiên ưu 8 138,7 145,7 1368,7 1263,5 1544,8 1437,9 Bắc thơm số 7 (đ/c) 136,6 143,6 1354,9 1241,4 1529,0 1412,7 TB 136,0 144,3 1326,1 1216,4 1485,2 1374,7 LSD0,05 10,8 12,2 15,0 15,7 16,8 15,9 CV% 4,6 5,3 6,7 6,4 5,4 5,7

Giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ: Chất khô tích lũy giai đoạn đẻ nhánh rộ của các giống lúa thí nghiệm giai đoạn đẻ nhánh trong vụ Xuân năm 2017 trung bình (136,0g/m2) thấp hơn so với vụ Mùa 2017 trung bình (144,3 g/m2) do ảnh hưởng của rét đầu vụ ở vụ Xuân.

- Đối với vụ Xuân 2017, chất khô tích lũy của các giống lúa thí nghiệm dao động 119,4 – 155,6 g/m2

, cao nhất giống Dự hương. Giống Tám xoan đột biến có lượng chất khô tích lũy thấp nhất đạt (119,4 g/m2) thấp hơn so với công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa, các giống còn lại có lượng chất khô tích lũy tương đương và cao hơn với đối chứng.

- Đối với vụ Mùa 2017, hàm lượng chất khô tích luỹ của các công thức đạt từ 126,8 – 163,2 g/m2. Giống Dự hương có lượng chất khô tích lũy cao nhất đạt (163,2 g/m2), tiếp đến là Mỹ hương 88 (160,5g/m2) cả 2 giống đều cao hơn giống đối chứng ở mức có ý nghĩa, thấp nhất là giống Tám xoan đột biến đạt (126,8 g/m2) thấp hơn đối chứng Bắc thơm số 7 (143,6 g/m2) ở mức ý nghĩa thống kê. Các giống còn lại có lượng chất khô tích lũy tương đương với đối chứng.

Giai đoạn lúa trỗ bông: Khối lượng chất khô tích lũy của các giống lúa thí nghiệm tăng mạnh. Lượng chất khô tích lũy trung bình của các giống lúa thí nghiệm đạt 1216,4g/m2 (vụ Mùa 2017) và 1326,1g/m2 (vụ Xuân 2017) cao hơn so với vụ Mùa 2017.

- Đối với vụ Xuân 2017, hàm lượng chất khô tích lũy của các giống dao động 1232,5 – 1422,9 g/m2

, giống NB1 có lượng chất khô tích lũy cao nhất đạt 1422,9 g/m2, Giống Tám xoan đột biến, Mỹ hương 88 và ST20 đạt (1232,5- 1289,4g/m2) thấp hơn so với giống đối chứng Bắc thơm số 7 (1354,9 g/m2) ở mức sai khác có ý nghĩa. Các giống còn lại có hàm lượng chất khô tích lũy tương đương hoặc cao hơn đối chứng.

- Đối với vụ Mùa 2017, hàm lượng chất khô tích luỹ của các giống tham gia thí nghiệm dao động 1128,4 – 1314,8g/m2. Giống NB1 có lượng chất khô tích lũy cao nhất trong giai đoạn này đạt (1314,8g/m2) cao hơn giống đối chứng Bắc thơm số 7 (1241,4 g/m2) ở mức có ý nghĩa. Giống Mỹ hương 88, Tám xoan đột biến và ST20 có lượng chất khô tích lũy (1128,4-1186,1g/m2) thấp hơn so với đối chứng ở mức có ý nghĩa. Các dòng còn lại có lượng chất khô tích lũy tương đương với đối chứng.

Giai đoạn lúa chín sáp: Hàm lượng chất khô tích luỹ của các giống tham gia thí nghiệm đạt cao nhất. Ở cả vụ Xuân và vụ Mùa 2017, 8 giống tham gia thí nghiệm có hàm lượng chất khô tích lũy tăng liên tục từ giai đoạn đẻ nhánh rộ đến sau trỗ và đạt cao nhất ở giai đoạn này, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước. Lượng chất khô tích lũy trung bình của các giống thí nghiệm đạt 1374,7 g/m2 (vụ Mùa 2017) và 1485,2 g/m2 (vụ Xuân 2017) cao hơn so với vụ Mùa 2017.

- Vụ Xuân 2017, giai đoạn chín sáp có hàm lượng chất khô tích lũy dao động từ 1383,8 - 1602,4 g/m2, giống NB1 có lượng chất khô tích lũy cao nhất đạt khoảng 1602,4 g/m2, thấp nhất là giống Tám xoan đột biến đạt (1383,8 g/m2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thấp hơn so với giống đối chứng KD18 (1529,0 g/m2) ở mức có ý nghĩa. Các giống còn lại có hàm lượng chất khô tương đương và cao hơn với đối chứng.

- Vụ Mùa 2017, chất khô tích lũy của các giống dao động từ 1271,4- 1481,5 g/m2. Giống NB1 có lượng chất khô tích lũy cao nhất đạt 1481,5 g/m2, các giống thấp hơn so với giống đối chứng Bắc thơm số 7 (1412,7 g/m2) là các giống Tám xoan đột biến, ST20, Mỹ hương 88 và LTH31. Các giống còn lại có hàm lượng chất khô tích lũy tương đương hoặc cao hơn so với đối chứng.

Khối lượng chất khô ở giai đoạn chín càng cao thì tiềm năng năng suất càng lớn. Qua kết quả theo dõi từng giai đoạn sinh trưởng cho thấy Dự hương, NB1 có khối lượng chất khô tích lũy cao hơn đối chứng, các giống có khối lượng chất khô tích lũy tương đương đối chứng do đó có thể các giống này có năng suất tương đương hoặc vượt đối chứng.

Tốc độ tích lũy chất khô cây lúa được tính bằng khối lượng chất khô lần lấy mẫu sau trừ khối lượng chất khô lần lấy mẫu trước chia cho khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu, Tốc độ tích lũy chất khô của các dòng/giống thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Mùa 2015 được thể hiện qua hình 4.1 và 4.2.

Qua đồ thị cho thấy các giống thí nghiệm có tốc độ tích lũy chất khô trung bình ở vụ Xuân cao hơn tốc độ tích lũy chất khô trung bình ở vụ Mùa. Ở cả 2 vụ, tốc độ tích lũy chất khô giai đoạn đẻ nhánh-trỗ hay còn gọi là giai đoạn trước trỗ của của các giống Dự hương, NB1 và ST20 cao hơn đối chứng Bắc thơm số 7 ở mức ý nghĩa. Giống NB1 có tốc độ tích lũy chất khô cao nhất đạt 38,2g/m2/ngày đêm ở vụ Xuân và 34,8g/m2/ngày đêm ở vụ Mùa. Tiếp đó là giống Dự hương có tốc độ tích lũy chất khô đạt 37,3g/m2/ngày đêm ở vụ Xuân và 33,5g/m2/ngày đêm ở vụ Mùa; Giống Tám xoan đột biến đạt 31,8g/m2/ngày đêm ở vụ Xuân và 28,6g/m2/ngày đêm ở vụ Mùa thấp hơn đối chứng. Các giống còn lại tương đương đối chứng Bắc thơm số 7. Tốc độ tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm ở giai đoạn trỗ-chín sáp không có sự sai khác giữa các giống thí nghiệm. Tốc độ tích lũy chất khô cao có ý nghĩa trong việc tạo ra nhiều cacbohydrate không cấu trúc trong thân và lá. Lượng cacbohydrate không cấu trúc này có tương quan thuận với tốc độ vận chuyển cacbohhydrate không cấu trúc về bông ở giai đoạn đầu trong quá trình vào chắc của hạt. Theo Đỗ Thị Hường và cs., 2013 thì đây có thể là nguyên nhân rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Đẻ nhánh - Trỗ Trỗ - Chín sáp Dự hương LTH 31 Mỹ hương 88 NB1 ST20 Tám xoan đột biến Thiên ưu 8 Bắc thơm số 7 T ốc độ t ích l ũy chất kh ô (g/ m 2/ ngày đ êm )

Hình 4.1. Tốc độ tích lũy chất khô qua các giai đoạn vụ Xuân 2017

0 5 10 15 20 25 30 35 Đẻ nhánh - Trỗ Trỗ - Chín sáp Dự hương LTH 31 Mỹ hương 88 NB1 ST20 Tám xoan đột biến Thiên ưu 8 Bắc thơm số 7 T ốc dộ t ích l ũy chất kh ô (g/ m 2/ ngày đ êm )

Hình 4.2. Tốc độ tích lũy chất khô qua các giai đoạn vụ Mùa 2017 4.7. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM

4.7.1. Một số đặc điểm về lá đòng

từ đây đều được vận chuyển trực tiếp về hạt. Đặc điểm lá đòng có liên quan đến diện tích quang hợp và khả năng sử dụng năng lượng mặt trời, do đó ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp của lá cũng như của toàn cây. Kết quả theo dõi đặc điểm lá đòng của các giống nghiên cứu được chúng tôi thể hiện ở Bảng 4.7-A.

Bảng 4.7a. Một số đặc điểm về lá đòng của các giống lúa thí nghiệm trong tại Hải Hậu, Nam Định

Giống Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) Góc lá đòng (O) Kiểu Màu sắc lá đòng Trạng thái phiến lá Dự hương 35,4 1,8 12,8 Đứng Xanh đậm Thẳng LTH 31 30,5 1,5 12,3 Đứng Xanh đậm Thẳng Mỹ hương 88 31,0 1,6 13,4 Đứng Xanh sáng Thẳng NB 1 29,7 1,6 13,2 Đứng Xanh trung bình Thẳng ST 20 29,0 1,5 12,5 Đứng Xanh trung bình Thẳng Tám xoan đột biến 32,0 1,7 12,7 Đứng Xanh đậm Thẳng Thiên ưu 8 23,6 1,5 14,1 Đứng Xanh sáng Thẳng Bắc thơm số 7 (đ/c) 33,7 1,7 13,8 Đứng Xanh trung bình Thẳng

Màu sắc lá: Theo các nhà chọn tạo giống lúa thì lá đòng dài, rộng vừa phải, bản lá lòng mo, dầy, đứng, xanh đậm là lý tưởng nhất. Trong các giống lúa tham gia thí nghiệm trên chỉ có Dự hương, Tám xoan đột biến và LTH31 là có màu sắc là màu xanh đậm, giống Thiên ưu, Mỹ hương 88 có màu xanh sáng, còn lại các giống khác đều có màu xanh trung bình giống với đối chứng.

Chiều dài lá đòng: Lá đòng càng dài thì diện tích quang hợp càng lớn, khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 61)