Chất khô tích lũy của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 64 - 111)

tại Hải Hậu, Nam Định

Đơn vị: g/m2 Giống Đẻ nhánh rộ Bắt đầu trỗ Chín sáp Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Dự hương 155,6 163,2 1348,1 1236,2 1511,8 1408,6 LTH 31 132,3 142,5 1309,3 1178,5 1461,4 1355,3 Mỹ hương 88 152,3 160,5 1283,0 1182,6 1425,7 1311,3 NB 1 125,5 131,8 1422,9 1314,8 1602,4 1481,5 ST 20 127,6 140,4 1289,4 1186,1 1422,6 1319,3 Tám xoan đột biến 119,4 126,8 1232,5 1128,4 1383,8 1271,4 Thiên ưu 8 138,7 145,7 1368,7 1263,5 1544,8 1437,9 Bắc thơm số 7 (đ/c) 136,6 143,6 1354,9 1241,4 1529,0 1412,7 TB 136,0 144,3 1326,1 1216,4 1485,2 1374,7 LSD0,05 10,8 12,2 15,0 15,7 16,8 15,9 CV% 4,6 5,3 6,7 6,4 5,4 5,7

Giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ: Chất khô tích lũy giai đoạn đẻ nhánh rộ của các giống lúa thí nghiệm giai đoạn đẻ nhánh trong vụ Xuân năm 2017 trung bình (136,0g/m2) thấp hơn so với vụ Mùa 2017 trung bình (144,3 g/m2) do ảnh hưởng của rét đầu vụ ở vụ Xuân.

- Đối với vụ Xuân 2017, chất khô tích lũy của các giống lúa thí nghiệm dao động 119,4 – 155,6 g/m2

, cao nhất giống Dự hương. Giống Tám xoan đột biến có lượng chất khô tích lũy thấp nhất đạt (119,4 g/m2) thấp hơn so với công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa, các giống còn lại có lượng chất khô tích lũy tương đương và cao hơn với đối chứng.

- Đối với vụ Mùa 2017, hàm lượng chất khô tích luỹ của các công thức đạt từ 126,8 – 163,2 g/m2. Giống Dự hương có lượng chất khô tích lũy cao nhất đạt (163,2 g/m2), tiếp đến là Mỹ hương 88 (160,5g/m2) cả 2 giống đều cao hơn giống đối chứng ở mức có ý nghĩa, thấp nhất là giống Tám xoan đột biến đạt (126,8 g/m2) thấp hơn đối chứng Bắc thơm số 7 (143,6 g/m2) ở mức ý nghĩa thống kê. Các giống còn lại có lượng chất khô tích lũy tương đương với đối chứng.

Giai đoạn lúa trỗ bông: Khối lượng chất khô tích lũy của các giống lúa thí nghiệm tăng mạnh. Lượng chất khô tích lũy trung bình của các giống lúa thí nghiệm đạt 1216,4g/m2 (vụ Mùa 2017) và 1326,1g/m2 (vụ Xuân 2017) cao hơn so với vụ Mùa 2017.

- Đối với vụ Xuân 2017, hàm lượng chất khô tích lũy của các giống dao động 1232,5 – 1422,9 g/m2

, giống NB1 có lượng chất khô tích lũy cao nhất đạt 1422,9 g/m2, Giống Tám xoan đột biến, Mỹ hương 88 và ST20 đạt (1232,5- 1289,4g/m2) thấp hơn so với giống đối chứng Bắc thơm số 7 (1354,9 g/m2) ở mức sai khác có ý nghĩa. Các giống còn lại có hàm lượng chất khô tích lũy tương đương hoặc cao hơn đối chứng.

- Đối với vụ Mùa 2017, hàm lượng chất khô tích luỹ của các giống tham gia thí nghiệm dao động 1128,4 – 1314,8g/m2. Giống NB1 có lượng chất khô tích lũy cao nhất trong giai đoạn này đạt (1314,8g/m2) cao hơn giống đối chứng Bắc thơm số 7 (1241,4 g/m2) ở mức có ý nghĩa. Giống Mỹ hương 88, Tám xoan đột biến và ST20 có lượng chất khô tích lũy (1128,4-1186,1g/m2) thấp hơn so với đối chứng ở mức có ý nghĩa. Các dòng còn lại có lượng chất khô tích lũy tương đương với đối chứng.

Giai đoạn lúa chín sáp: Hàm lượng chất khô tích luỹ của các giống tham gia thí nghiệm đạt cao nhất. Ở cả vụ Xuân và vụ Mùa 2017, 8 giống tham gia thí nghiệm có hàm lượng chất khô tích lũy tăng liên tục từ giai đoạn đẻ nhánh rộ đến sau trỗ và đạt cao nhất ở giai đoạn này, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước. Lượng chất khô tích lũy trung bình của các giống thí nghiệm đạt 1374,7 g/m2 (vụ Mùa 2017) và 1485,2 g/m2 (vụ Xuân 2017) cao hơn so với vụ Mùa 2017.

- Vụ Xuân 2017, giai đoạn chín sáp có hàm lượng chất khô tích lũy dao động từ 1383,8 - 1602,4 g/m2, giống NB1 có lượng chất khô tích lũy cao nhất đạt khoảng 1602,4 g/m2, thấp nhất là giống Tám xoan đột biến đạt (1383,8 g/m2)

thấp hơn so với giống đối chứng KD18 (1529,0 g/m2) ở mức có ý nghĩa. Các giống còn lại có hàm lượng chất khô tương đương và cao hơn với đối chứng.

- Vụ Mùa 2017, chất khô tích lũy của các giống dao động từ 1271,4- 1481,5 g/m2. Giống NB1 có lượng chất khô tích lũy cao nhất đạt 1481,5 g/m2, các giống thấp hơn so với giống đối chứng Bắc thơm số 7 (1412,7 g/m2) là các giống Tám xoan đột biến, ST20, Mỹ hương 88 và LTH31. Các giống còn lại có hàm lượng chất khô tích lũy tương đương hoặc cao hơn so với đối chứng.

Khối lượng chất khô ở giai đoạn chín càng cao thì tiềm năng năng suất càng lớn. Qua kết quả theo dõi từng giai đoạn sinh trưởng cho thấy Dự hương, NB1 có khối lượng chất khô tích lũy cao hơn đối chứng, các giống có khối lượng chất khô tích lũy tương đương đối chứng do đó có thể các giống này có năng suất tương đương hoặc vượt đối chứng.

Tốc độ tích lũy chất khô cây lúa được tính bằng khối lượng chất khô lần lấy mẫu sau trừ khối lượng chất khô lần lấy mẫu trước chia cho khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu, Tốc độ tích lũy chất khô của các dòng/giống thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Mùa 2015 được thể hiện qua hình 4.1 và 4.2.

Qua đồ thị cho thấy các giống thí nghiệm có tốc độ tích lũy chất khô trung bình ở vụ Xuân cao hơn tốc độ tích lũy chất khô trung bình ở vụ Mùa. Ở cả 2 vụ, tốc độ tích lũy chất khô giai đoạn đẻ nhánh-trỗ hay còn gọi là giai đoạn trước trỗ của của các giống Dự hương, NB1 và ST20 cao hơn đối chứng Bắc thơm số 7 ở mức ý nghĩa. Giống NB1 có tốc độ tích lũy chất khô cao nhất đạt 38,2g/m2/ngày đêm ở vụ Xuân và 34,8g/m2/ngày đêm ở vụ Mùa. Tiếp đó là giống Dự hương có tốc độ tích lũy chất khô đạt 37,3g/m2/ngày đêm ở vụ Xuân và 33,5g/m2/ngày đêm ở vụ Mùa; Giống Tám xoan đột biến đạt 31,8g/m2/ngày đêm ở vụ Xuân và 28,6g/m2/ngày đêm ở vụ Mùa thấp hơn đối chứng. Các giống còn lại tương đương đối chứng Bắc thơm số 7. Tốc độ tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm ở giai đoạn trỗ-chín sáp không có sự sai khác giữa các giống thí nghiệm. Tốc độ tích lũy chất khô cao có ý nghĩa trong việc tạo ra nhiều cacbohydrate không cấu trúc trong thân và lá. Lượng cacbohydrate không cấu trúc này có tương quan thuận với tốc độ vận chuyển cacbohhydrate không cấu trúc về bông ở giai đoạn đầu trong quá trình vào chắc của hạt. Theo Đỗ Thị Hường và cs., 2013 thì đây có thể là nguyên nhân rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Đẻ nhánh - Trỗ Trỗ - Chín sáp Dự hương LTH 31 Mỹ hương 88 NB1 ST20 Tám xoan đột biến Thiên ưu 8 Bắc thơm số 7 T ốc độ t ích l ũy chất kh ô (g/ m 2/ ngày đ êm )

Hình 4.1. Tốc độ tích lũy chất khô qua các giai đoạn vụ Xuân 2017

0 5 10 15 20 25 30 35 Đẻ nhánh - Trỗ Trỗ - Chín sáp Dự hương LTH 31 Mỹ hương 88 NB1 ST20 Tám xoan đột biến Thiên ưu 8 Bắc thơm số 7 T ốc dộ t ích l ũy chất kh ô (g/ m 2/ ngày đ êm )

Hình 4.2. Tốc độ tích lũy chất khô qua các giai đoạn vụ Mùa 2017 4.7. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC GIỐNG THÍ NGHIỆM

4.7.1. Một số đặc điểm về lá đòng

từ đây đều được vận chuyển trực tiếp về hạt. Đặc điểm lá đòng có liên quan đến diện tích quang hợp và khả năng sử dụng năng lượng mặt trời, do đó ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp của lá cũng như của toàn cây. Kết quả theo dõi đặc điểm lá đòng của các giống nghiên cứu được chúng tôi thể hiện ở Bảng 4.7-A.

Bảng 4.7a. Một số đặc điểm về lá đòng của các giống lúa thí nghiệm trong tại Hải Hậu, Nam Định

Giống Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) Góc lá đòng (O) Kiểu Màu sắc lá đòng Trạng thái phiến lá Dự hương 35,4 1,8 12,8 Đứng Xanh đậm Thẳng LTH 31 30,5 1,5 12,3 Đứng Xanh đậm Thẳng Mỹ hương 88 31,0 1,6 13,4 Đứng Xanh sáng Thẳng NB 1 29,7 1,6 13,2 Đứng Xanh trung bình Thẳng ST 20 29,0 1,5 12,5 Đứng Xanh trung bình Thẳng Tám xoan đột biến 32,0 1,7 12,7 Đứng Xanh đậm Thẳng Thiên ưu 8 23,6 1,5 14,1 Đứng Xanh sáng Thẳng Bắc thơm số 7 (đ/c) 33,7 1,7 13,8 Đứng Xanh trung bình Thẳng

Màu sắc lá: Theo các nhà chọn tạo giống lúa thì lá đòng dài, rộng vừa phải, bản lá lòng mo, dầy, đứng, xanh đậm là lý tưởng nhất. Trong các giống lúa tham gia thí nghiệm trên chỉ có Dự hương, Tám xoan đột biến và LTH31 là có màu sắc là màu xanh đậm, giống Thiên ưu, Mỹ hương 88 có màu xanh sáng, còn lại các giống khác đều có màu xanh trung bình giống với đối chứng.

Chiều dài lá đòng: Lá đòng càng dài thì diện tích quang hợp càng lớn, khả năng tổng hợp chất hữu cơ càng cao. Giống Thiên ưu 8 có chiều dài lá đòng đạt 23,6 cm thuộc nhóm lá đòng ngắn (<25cm), Giống Dự hương có chiều dài đạt 35,4 thuộc nhóm lá đòng dài (>35cm). Các giống còn lại thuộc nhóm lá đòng dài trung bình (25-35cm).

Chiều rộng lá đòng: Cũng như chiều dài lá đòng, những giống nào có chiều rộng lá đòng càng lớn thì diện tích quang hợp càng lớn. Các giống có chiều rộng lá đòng biến động từ 1,5 – 1,8cm. Nhìn chung không thấy sự khác biệt về chỉ tiêu này ở hầu hết các giống theo dõi.

trạng thái phiến lá của các giống lúa thí nghiệm. Góc lá đòng của các giống dao động từ 12,5-14,10 chứng tỏ các giống có trạng thái phiến lá thẳng sẽ thuận tiện trong việc quang hợp của cây.

Theo quan điểm của các nhà chọn giống, các giống lúa có góc độ lá đòng nhỏ, kiểu lá, trạng thái phiến lá thẳng đứng sẽ thu được lượng ánh sáng mặt trời tối đa, thuận lợi cho quá trình quang hợp góp phần thúc đẩy quá trình tích lũy chất khô vào hạt, phù hợp với kiểu cây lúa mới mà viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đề xuất.

4.7.2. Đặc điểm bông của các giống lúa thí nghiệm

Một giống lúa tốt ngoài cấu trúc thân, lá đạt yêu cầu ra thì cấu trúc bông hạt tốt hết sức có ý nghĩa, vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng mang bông và các yếu tố cấu thành năng suất. Khảo sát đặc điểm cấu trúc bông chúng ta có cái nhìn tổng thể về cấu trúc kiểu cây của các dòng, giống nghiên cứu. Kết quả về đặc điểm bông của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Mùa 2017 tại Hải Hậu, Nam Định được chúng tôi thể hiện qua Bảng 4.7b.

Bảng 4.7b. Một số đặc điểm bông của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định

Giống Chiều dài

bông (cm) Chiều dài cổ bông (cm) Số gié cấp 1/bông Số gié cấp 2/bông Dự hương 25,0 2,6 12,3 44,9 LTH 31 22,8 3,5 9,9 34,1 Mỹ hương 88 23,2 2,8 11,2 39,7 NB 1 22,3 2,8 8,5 30,2 ST 20 23,8 2,7 11,1 41,4 Tám xoan đột biến 21,1 2,5 11,0 36,7 Thiên ưu 8 23,9 2,0 10,8 37,9 Bắc thơm số 7 (đ/c) 24,3 2,5 11,2 42,7 Bông dài là một đặc điểm tốt, bông dài cũng có nghĩa là khả năng mang được nhiều hạt hơn. Nhìn chung các giống lúa tham gia nghiên cứu đều có chiều dài bông chênh lệch nhau không nhiều. Chiều dài bông các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 21,1-25cm.

thì bông lúa càng trỗ thoát, tuy nhiên khi chiều dài cổ bông dài quá cũng không có lợi vì bông lúa dễ bị gẫy gập khi khối lượng bông lúa lớn nếu không cân đối với đường kính cổ bông.

Số gié cấp 1 càng nhiều thì càng có khả năng có nhiều gié cấp 2 và đó là cơ sở để tạo ra bông lúa có nhiều hạt/bông. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy số gié cấp 1 và cấp 2 của giống Dự hương nhiều nhất với 12,3 gié cấp 1 và 44,9 gié cấp 2; giống NB1 có số gié cấp 1, cấp 2 ít nhất với 8,5 gié cấp 1 và 30,2 gié cấp 2.

4.8. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC KHÁC CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM LÚA THÍ NGHIỆM

Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống trong điều kiện thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành theo dõi thêm một số chỉ tiêu liên quan đến đặc tính nông học của giống như độ thuần đồng ruộng, độ trỗ thoát cổ bông, độ tàn lá, độ cứng cây, độ rụng hạt được đánh giá theo QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT. Kết quả theo dõi được chúng tôi trình bày tại bảng 4.8, qua đó bước đầu có những nhận xét như sau:

Bảng 4.8 Một số đặc tính nông sinh học khác của các giống lúa thí nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định

Giống Độ thuần đồng ruộng Độ thoát cổ bông Độ tàn Độ cứng cây Độ rụng hạt Dự hương 1 1 1 1 1 LTH 31 1 1 1 1 1 Mỹ hương 88 1 1 1 1 1 NB 1 1 1 5 1 1 ST 20 1 1 1 1 1 Tám xoan đột biến 1 1 5 1 5 Thiên ưu 8 1 1 1 1 5 Bắc thơm số 7 (đ/c) 1 1 1 1 1

Độ thuần đồng ruộng: Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có độ thuần đồng ruộng cao điểm 1, điều đó đảm bảo tính ổn định của giống, nhất là đối với các giống đang trong giai đoạn thử nghiệm đồng ruộng.

Độ trỗ thoát cổ bông: Các giống lúa thí nghiệm đều cho kết quả độ thoát cổ bông tốt (điểm 1), không có hiện tượng ấp bẹ. Đây là cơ sở để nâng cao năng

Độ tàn lá: Một giống lúa tốt có bộ lá khỏe là lúc vào chắc lá vẫn còn xanh đảm bảo chức năng quang hợp của cây tạo điều kiện tốt cho việc tích lũy vật chất vào hạt. Giống có bộ lá tàn nhanh, khi chín lá héo vàng, chết thường làm tỷ lệ lép, lửng trên bông nhiều, làm giảm năng suất và chất lượng hạt. Độ tàn lá là do yếu tố di truyền, ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh. Các giống tám xoan đột biến, NB1 tham gia thí nghiệm có độ tàn lá đạt điểm 5, các giống còn lại có độ tàn lá đạt điểm 1 tương đương với đối chứng.

Độ cứng cây: Các giống có độ cứng cây tương đối cao đạt (điểm 1); không có hiện tượng bị đổ vào cuối vụ dù gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi mưa nhiều.

Độ rụng hạt: Độ rụng hạt thấp sẽ làm giảm thất thoát năng suất hạt do thu hoạch và vận chuyển. Các giống đều có độ rụng hạt đạt điểm 1 (<10% số hạt rụng) tương đương với giống đối chứng. Giống tám xoan đột biến và Thiên ưu 8 có độ rụng hạt đạt điểm 5 (10-50% số hạt rụng).

4.9. MỨC ĐỘ CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM NGHIỆM

Trong nửa thế kỷ qua, sản xuất nông nghiệp thế giới đã có những biến đổi mạnh mẽ. Nền nông nghiệp cổ truyền tự cung, tự cấp đã được thay thế bằng nền nông nghiệp hiện đại, lấy mục tiêu sản xuất hàng hóa làm mục tiêu chủ yếu và đáp ứng yêu cầu dân số ngày càng tăng. Đi liền với là hàng loạt giống cây trồng mới năng suất chất lượng cao ra đời, thay thế hàng loạt các giống cây trồng bản địa, năng suất thấp nhưng chống chịu tốt với sâu bệnh. Cộng thêm với những biện pháp kỹ thuật không phù hợp: trồng dày, bón nhiều phân đạm, trồng chuyên canh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi….đã làm cho sâu bệnh bùng nổ, phát triển mạnh mẽ và đặc biệt hình thành những đối tượng sâu bệnh mới hại cây lúa trong những năm gần đây như: nhện gié, rầy nâu nhỏ, bệnh lùn sọc đen….

Do đó việc tạo chọn ra những giống mới có năng suất chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh hại đang là xu hướng chủ đạo của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 64 - 111)