Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 76 - 79)

CÁC GIÔNG LÚA THÍ NGHIỆM

Năng suất lúa là một yếu tố phản ánh kết quả sinh trưởng phát triển của cây lúa. Trong thí nghiệm năng suất là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự sai khác giữa các dòng, giống lúa thí nghiệm. Năng suất lúa được tạo thành bởi các yếu tố: Số bông trên một đơn vị diện tích, số hạt trên một bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau với những quy luật khác nhau song chúng lại có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau.

Do đó, để đạt năng suất cao cần có cơ cấu các yếu tố cấu thành năng suất hợp lý. Kết quả phân tích thống kê số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu, năng suất tích lũy của các giống lúa thí nghiệm qua vụ Xuân và vụ Mùa 2017 được trình bày ở Bảng 4.10-A và 4.10-B.

4.10.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống lúa thí nghiệm lúa thí nghiệm

Số bông/m2: Số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào mật độ cấy, số nhánh hữu hiệu, điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, phân bón, nước tưới… Số bông/m2

quyết định trên 70% năng suất của ruộng lúa, nghiên cứu số bông hữu hiệu/khóm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác chọn tạo giống. Qua bảng 4.10-A cho thấy: Số bông trung bình/m2 của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân (211,8 bông/m2) cao hơn so với trung bình vụ Mùa (206,9 bông/m2).

động khoảng 190,1-246,2 bông/m2; các giống có số bông/m2 không có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng là Tám xoan đột biến (236,7 bông/m2), Thiên ưu 8 (246,2 bông/m2

), các giống còn lại thấp hơn và tương đương đối chứng (220,1 bông/m2) ở mức có ý nghĩa thống kê.

- Đối với thí nghiệm vụ Mùa 2017: số bông/m2 của các giống lúa thấp hơn so với vụ Xuân, đạt từ 181,8-239,3 bông/m2. Các giống có số bông/m2 tương đương đối chứng Bắc thơm số 7 (216,3 bông/m2

) là Tám xoan đột biến (230,2 bông/m2), Thiên ưu 8 (239,3 bông/m2), LTH31 (225,1bông/m2), các giống còn lại thấp hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. Nhìn chung các giống thí nghiệm đều có số bông/m2 đạt mức trung bình – khá.

Số hạt/bông: Số hạt/bông là một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Số hạt/bông do đặc điểm di truyền của giống quy định ngoài ra còn chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Số hạt/bông nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số gié, số hoa được phân hoá cũng như số gié, số hoa bị thoái hoá. Số hoa phân hoá nhiều hay ít phụ thuộc chính vào sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực từ lúc cây lúa làm đòng đến trỗ bông nếu gặp điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng … thuận lợi cây lúa sẽ cho hoa nhiều, cho số hạt nhiều.

Kết quả thí nghiệm qua bảng 4.10-A cho thấy rằng: Số hạt/bông trung bình của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân 2017 đạt 183,6 số hạt/bông cao hơn so với trung bình vụ Mùa đạt (179,1 số hạt/bông) . Vụ Xuân số hạt/bông dao động 166,5 – 197,2 hạt/bông, vụ Mùa giao động 162,7-194,5 hạt/bông. Ở cả hai vụ, chỉ có giống Thiên ưu 8 có số hạt/bông thấp hơn đối chứng. Các giống còn lại đều cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa.

Tỷ lệ hạt chắc: Hạt bao gồm có 3 loại hạt: hạt chắc là hạt chín hoàn toàn, mẩy, hạt lửng là hạt chín không hoàn toàn, hạt không mẩy, và hạt lép. Tỷ lệ hạt chắc là yếu tố quyết định năng suất nhưng là yếu tố biến động mạnh nhất. Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh ở thời kỳ trỗ, mức độ trỗ thoát cổ bông và sâu bệnh hại. Điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại và trỗ không thoát làm cho các hoa không thụ phấn, thụ tinh được làm hạt bị lép.

Bảng 4.10 a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các giống lúa tại Hải Hậu, Nam Định

Giống Số bông/m2 Σsố hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) KL 1000 hạt (g) NSLT (tấn/ha) Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa Dự hương 190,1 181,8 197,2 194,5 81,3 80,4 24,4 24,4 7,5 6,9 LTH 31 227,0 225,1 181,5 175,4 84,2 82,6 19,8 19,7 6,9 6,4 Mỹ hương 88 194,5 190,3 195,7 191,8 87,5 86,0 21,4 21,3 7,1 6,7 NB 1 189,3 183,6 175,4 170,3 91,3 90,5 24,1 24,0 7,3 6,8 ST 20 190,5 188,4 189,3 184,2 86,7 85,6 21,5 21,2 6,8 6,3 Tám xoan đột biến 236,7 230,2 184,8 180,6 82,8 80,5 19,4 19,1 7,0 6,4 Thiên ưu 8 246,2 239,3 166,5 162,7 79,7 78,4 22,5 22,5 7,4 6,9 Bắc thơm số 7 (đ/c) 220,1 216,3 178,1 173,5 88,7 86,5 19,4 19,4 6,8 6,3 TB 211,8 206,9 183,6 179,1 85,3 83,8 21,6 21,5 7,1 6,6 LSD0,05 14,5 9,3 21,2 25,7 3,2 2,1 0,5 0,8 1,7 1,3 CV% 4,0 2,6 6,7 8,3 2,2 1,4 1,4 2,2 9,3 8,7

Ghi chú: TGST: Thời gian sinh trưởng, KL: Khối lượng, NSLT: Năng suất lý thuyết, NSTT: năng suất thực thu, NSTL: Năng suất tích lũy.

Qua Bảng 4.10-A cho thấy tỷ lệ hạt chắc/bông trung bình của các giống thí nghiệm vụ Xuân đạt (85,3%) cao hơn so với trung bình vụ Mùa đạt (83,8%)

- Vụ Xuân 2017, tỷ lệ hạt chắc biến không lớn giữa các giống lúa thí nghiệm, dao động từ 79,7 – 91,3%, cao nhất là giống NB1 có tỷ lệ hạt chắc đạt (91,3 %), thấp nhất là giống Thiên ưu 8 có tỷ lệ hạt chắc (79,7%) thấp hơn so với giống đối chứng Bắc thơm số 7 (88,7%) có ý nhĩa. Khi trỗ bông các giống lúa thí nghiệm đều gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nên khả năng kết hạt của các giống cao hơn vụ Mùa.

- Vụ Mùa 2017, tỷ lệ hạt chắc dao động từ 78,4 - 90,5 %. Giống có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là NB1 (90,5 %), tiếp đó là giống LTH31, Tám xoan đột biến, ST20 cao hơn so với giống đối chứng (86,5%), giống Thiên ưu 8 có tỷ lệ hạt

chắc thấp nhất (78,4%) thấp hơn so với đối chứng. Các giống còn lại tương đương hoặc thấp hơn so với đối chứng.

Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng hạt là một yếu tố cấu thành năng suất mà ít phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nhất. Cân khối lượng 1.000 hạt của các giống lúa thí nghiệm qua Bảng 4.10-A cho thấy ở cả hai thời vụ, vụ Xuân và vụ Mùa 2017 khối lượng 1.000 hạt của các giống thí nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể. Khối lượng 1000 hạt trung bình của các giống thí nghiệm dao động từ 19,1-24,4 gram ở cả hai vụ thí nghiệm.

Ở cả 2 vụ thí nghiệm, hầu hết các giống thí nghiệm đều có khối lượng 1000 hạt cao hơn giống đối chứng Bắc thơm số 7 (19,4), trừ giống Thiên ưu 8 thấp hơn đối chứng. Giống có khối lượng 1000 hạt cao nhất là giống Dự hương (24,4 gram) cao hơn so với đối chứng ở mức có ý nghĩa.

Năng suất lý thuyết của các giống lúa: Năng suất lý thuyết (NSLT) là tiềm năng suất cao nhất có thể đạt được của giống trong điều kiện cụ thể. Biết được tiềm năng năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cho phép chúng ta có cơ sở để xây dựng một quy trình kỹ thuật hợp lý để thu được năng suất thực cao nhất. Qua Bảng số liệu 4.10- A chúng tôi có một số nhận xét như sau: NSLT trung bình của vụ Xuân 2017 (7,1 tấn/ha) cao hơn so với trung bình của vụ Mùa 2017 (6,6 tấn/ha).

- Vụ Xuân 2017: NSLT trung bình của các giống lúa thí nghiệm khoảng 7,1 tấn/ha dao động từ 6,8-7,5 tấn/ha trong đó giống Dự hương có NSLT cao nhất (7,5 tấn/ha), các giống còn lại đều có tiềm năng năng suất cao hơn và tương đương so với giống đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê.

- Vụ Mùa 2017: NSLT trung bình của các giống lúa thí nghiệm khoảng 6,6 tấn/ha dao động từ 6,3-6,9 tấn/ha trong đó trừ giống Dự hương và Thiên ưu 8 (6,9 tấn/ha), các giống còn lại đều có tiềm năng năng suất tương đương so với giống đối chứng (6,3 tấn/ha) ở mức có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số giống lúa chất lượng cao tại huyện hải hậu tỉnh nam định (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)