5. Cấu trúc luận văn
1.3. Sự nghiệp sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Phan Hách
1.3.3. Tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách
Dù nổi lên với vai trò là một nhà thơ, song tiểu thuyết mới là niềm đam mê bất tận của Nguyễn Phan Hách. Bởi với ông tiểu thuyết sẽ lưu giữ lại những giá trị trong quá khứ, là sản phẩm còn mãi với thời gian. Chính vì vậy trong những sáng tác của mình Nguyễn Phan Hách lựa chọn những vấn đề lịch sử mang tính thời đại của thế kỉ XX làm chất liệu sáng tác. Bởi đó là một giai đoạn hào hùng, đau thương nhưng quá đỗi tự hào của dân tộc. Khai thác vấn đề về lịch sử khơng cịn là mới nhưng cái lạ ở đây là Nguyễn Phan Hách đã lựa chọn cho mình một con đường riêng. Đặt lịch sử lớn lao ấy trong vòng xoay của một gia tộc lớn gồm nhiều thế hệ. Mâu thuẫn, xung đột, và cách giải quyết vấn đề cũng gói ghém gọn gàng trong gia tộc ấy. Điều đó được thể hiện rất rõ qua 4 cuốn tiểu thuyết của ông: “Tan mây”, “Mê cung”, “Người đàn bà
buồn” và “Cuồng phong”.
“Tan mây” là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Phan Hách được viết vào năm 1986. Cuốn sách đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển con đường văn chương của Nguyễn Phan Hách. Bối cảnh cuốn sách được tác giả lấy cảm hứng từ sự kiện nhà nước thực hiện khoán 10, giao khoán ruộng đất cho các hộ nông dân làm cho năng suất lao động lên cao, nông nghiệp
bừng lên sức sống mới. Câu chuyện diễn ra ở một vùng quê, một hợp tác xã với nhân tố mới là nhân vật Thụ - người lính trở về đã dũng cảm chỉ ra những bất cập, trì trệ trong phương thức sản xuất cũ. Thụ bị lực lượng bảo thủ ngăn cản nhưng cuối cùng nhiệt huyết và sự sáng suốt đã đưa anh vượt qua tất cả. Hợp tác của anh đã hòa nhập với đời sống mới, ấm no, khá giả, trở thành điển hình tiên tiến đổi mới từ bao cấp cũ đến khốn 10, giải phóng sức lao động của nơng dân.
“Người đàn bà buồn”, cuốn tiểu thuyết tiếp theo của Nguyễn Phan Hách, được ông viết xoay quanh nhân vật Mỹ Dung, tiểu thư cành vàng lá ngọc của ông quan Nghè đã vượt tuyến vào Nam cùng cuộc tình của cơ lỡ dở với hai người bạn trai thời thơ ấu về sau trở thành hai kẻ đối đầu ở hai đầu trận tuyến Nam - Bắc. Cuộc sống đưa đẩy cô trở thành vợ cố vấn người Mỹ. Năm 1975, miền Nam được giải phóng đồng nghĩa với sự thất bại của đế quốc Mỹ và sụp đổ của chế độ miền nam Cộng hòa. Mỹ Dung buộc phải sang Mỹ định cư, suốt những năm tháng đó, chưa bao giờ Mỹ Dung quên đi quê hương, xứ sở của mình. Sự xa cách chỉ làm cho cô thêm yêu và khao khát được quay trở lại. Khắc họa cuộc đời của một người phụ nữ trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước, Nguyễn Phan Hách không chỉ phá bỏ rào cản nghi lễ, cung cách của một tiểu thư con nhà quý tộc, quan lại mà đặt nhân vật của mình vào bước đường cùng và buộc phải lựa chọn giữa lý trí và tình cảm. Phải chăng ở tận cùng những đau khổ và thử thách người ta dám như Mỹ Dung băng sông, vượt biển để vượt qua cái ràng buộc mong manh của cuộc đời. Câu chuyện của Mỹ Dung phản ánh hiện thực của một thời kỷ đầy biến động và số phận của những con người trong vịng xốy khắc nghiệt ấy.
“Mê cung” là tiểu thuyết giàu tính nhân văn được Nguyễn Phan Hách lấy bối cảnh thế kỉ XX, xoay quanh những biến động của đất nước cùng câu chuyện tình yêu của các nhân vật: Ông Quang Huy, bà Đức Hạnh và Nôen; Dục - Trà Mi; Trinh - Hảo. Họ đều là những con người rơi
vào vịng xốy khắc nghiệt của lịch sử. Năm tháng qua đi, chiến tranh kết thúc, thời đại mới lên ngôi cùng những giá trị khác biệt, mong muốn nhìn lại quá khứ, một thời đã qua nhưng ln lưu giữ trong kí ức của các nhân vật được Nguyễn Phan Hách đặc biệt quan tâm. Khắc họa thành cơng hình ảnh của các tuyến nhân vật, sự mâu thuẫn, bi kịch trong một gia đình cách mạng cùng câu chuyện tình yêu được Nguyễn Phan Hách thể hiện được nét rất riêng trong bút pháp. Đồng thời Nguyễn Phan Hách còn bộc lộ những trăn trở của một con người đã kinh qua giai đoạn lịch sử và có những suy ngẫm rất “đời” về tương lai khi những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng mờ nhạt trong thời đại mở cửa hội nhập.
“Cuồng phong” được Nguyễn Phan Hách thai nghén trong gần 10 năm
và cho đến khi về hưu ơng mới hồn thành xong cuốn sách. Đây cũng được coi là cuốn tiểu thuyết để đời của ông, “Cuồng phong” là sự cộng hưởng, mở rộng vấn đề từ những tiểu thuyết trước được ra mắt năm 2008 và ngay lập tức đã gây ra một hiệu ứng không nhỏ với một bộ phận độc giả yêu tiểu thuyết. Cảm hứng để viết cuốn tiểu thuyết này bắt nguồn từ chính câu chuyện xảy ra trong dòng tộc của Nguyễn Phan Hách và ngôi làng nơi tác giả được sinh ra. “Cuồng phong” có sự dung hợp giữa thể tài lịch sử (lịch sử dân tộc) và thể tài tiểu thuyết (thế sự, đời tư), lấy hiện thực xã hội thế kỉ XX làm chất liệu chính cho tồn bộ sáng tác. Qua câu chuyện về gia tộc bốn thế hệ, lịch sử đất nước hiện lên chứa đựng nhiều đau thương mà bi tráng. Thế hệ thứ nhất, cụ cả Cồ - người nơng dân với lịng u nước bản năng, ghét cường quyền bạo lực nên cụ đã khởi dậy chống Pháp. Thế hệ thứ hai, ơng Nghè Nguyễn Đức Ngun thốt ly giáo lý Khổng Mạnh ngàn đời, cụ khao khát Duy Tân và góp phần tạo nên diện mạo mới cho dân tộc. Thế hệ thứ ba có sự phân chia trận tuyến, đối kháng giai cấp, một bên vẫn bám vào ngoại bang, tiếp tục quyền lợi thống trị của mình (anh cả Nguyễn Đức Vĩnh), và một bên là chiến sĩ tham gia cách mạng, hy sinh thân mình
để giành độc lập tự do cho dân tộc (người em Nguyễn Đức Hàm, con nuôi Vũ Hùng). Thế hệ thứ tư là Lữ, Viết Thiều, những con người của cuộc sống hiện đại, ln có khao khát tái hiện lại lịch sử huy hoàng của gia tộc qua những thước phim. Tất cả mạch sự kiện, tuyến nhân vật được hòa quyện vào dịng chảy của đại gia đình và lớn hơn là vịng quanh lịch sử, của bánh xe số phận. Có thể nói, tiểu thuyết “Cuồng phong” là minh chứng rõ nhất cho tham vọng “ôm trọn” lịch sử của Nguyễn Phan Hách, với khối lượng lên đến gần nghìn trang, cuốn sách đã đi qua hết những thăng trầm của lịch sử và con người trong những biến thiên của thời đại ấy.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong nội dung của chương 1, chúng tôi tập trung khái quát đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết, những khái niệm cơ bản của thể loại này, cùng quá trình vận động của tiểu thuyết được tiếp nhận tại Việt Nam từ khi manh nha vào khoảng đầu thế kỉ XX cho đến nay, để thấy được tiến trình phát triển của tiểu thuyết và những khuynh hướng sáng tác thể loại này qua từng thời kì lịch sử.
Thơng qua những nghiên cứu về tác giả, tác phẩm chúng tôi nêu lên những vấn đề cơ bản trong cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cùng những quan điểm về văn chương nghệ thuật của Nguyễn Phan Hách. Tiểu thuyết và những thành tựu cá nhân đạt được của ông trong suốt quá trình lao động sáng tác để có một cái nhìn khách quan, chân thực về những đóng góp của Nguyễn Phan Hách trên nhiều thể loại văn học đặc biệt là tiểu thuyết.
Chƣơng 2
HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN PHAN HÁCH