Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn phan hách (Trang 82 - 85)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Ngôn ngữ

3.2.1. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

Ngôn ngữ giản dị gắn liền với một vùng văn hóa, khơng gian sinh hoạt được tác giả khắc họa trong tác phẩm từ đó mang đến một cái nhìn chân thực, toàn diện nhất đời sống nhân vật. Khi viết về một vấn đề bất kì nào Nguyễn Phan Hách đều mang lại cảm nhận là một người kể chuyện thông minh, hài hước, hóm hỉnh, tinh quái với vốn từ vựng đa dạng, phong phú đồng thời vô cùng gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân. Ơng chắt lọc những gì tinh túy nhất nhưng vẫn gần gũi với quần chúng mà không buông tuồng, suồng sã.

Ngôn ngữ hàng ngày được hình thành qua những câu thành ngữ, tục ngữ nhưng đã làm nên chất riêng đặc biệt: “Trời ơi cha nào con nấy”; “đầu đường xó chợ”; “rách như sơ mướp”;“có mồm thì cắp, có nắp thì đạy”; “con chim đầu đàn”; “tàu sắt tàu đồng”; “Mười phần chết bảy con ba. Đến khi vua ra chết hai còn một”; “vắt chanh bỏ vỏ” (Cuồng phong); “nói phét, nói trạng” “văn hay chữ tốt”; “nhắm mắt đưa chân”… (Người đàn bà buồn). Có những lúc ơng biến hóa trong lời nói khi nhắc về nhân vật “Cả Trường bị một cái tội

mà cụ Nghè gọi là hiếu dục. Cả đi các nơi chiều tập toàn loại đàn bà con gái ế chồng, vơ sinh, khuyết tật gì đó, về làm thợ sơn…Những người đàn bà bị chê “Thon thon mình vại, thoai thoải mình chum” thì lại được ưu tiên tuyển dụng. Càng to béo phục phịch càng tốt”, hay “Qúy hiếm chẳng thấy đâu, chỉ thấy khổ bỏ cha, một người làm quan cả họ được nhờ, dân Trại Sơn được nhờ cụ Nghè như thế đấy (Người đàn bà buồn); Trong “Cuồng phong”, Nguyễn Phan Hách cũng thể hiện thành ngữ, tục ngữ thơng qua lời nói của nhân vật của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp: “Lính ngụy biết thân biết phận, chỉ dám ngông nghênh ban ngày, khi chiều vàng vàng mặt trời, là trên lơ cốt nổi kèn tị tí te con bị kéo xe” gọi lính ngụy về đồn nhường không gian cho Việt Minh”[21; tr. 66]. Ngơn ngữ đó được thể hiện bộc trực, tự nhiên, trơi chảy, thấm đượm trên từng trang viết.

Lối ví von quen thuộc cũng đặc biệt được Nguyễn Phan Hách thường xuyên sử dụng trong tiểu thuyết như một đặc điểm ngôn ngữ tiêu biểu trong phong cách cá nhân: “Tại sao mày xinh đẹp như tiên mà tao thì xấu như cú” “đồng tiền là con đĩ của nhân loại” “Tại sao con mày tài ba, làm nên ơng nọ bà kia, cịn con tao chỉ cổ cày vai bừa” “Như một ông vua chễm trệ trên ngai, Chuột tụt quần phóng uế vào chiêc liễn sứ”…Một điểm đặc biệt nữa tác giả đưa vào tiểu thuyết của mình hàng loạt những từ tục “đéo” “đ…” “cứt” “đái” “chó ỉa”…Phân đoạn đối thoại giữa Lý Trưởng và cu Tẻo (bố Hùng) trong tiểu thuyết Cuồng phong là một điển hình rõ ràng nhất:

- Mày khơng nộp thuế, thì tao cũng khơng được n - Lý trưởng bảo - Nhưng tôi khơng bn bán sinh lời gì, sao lại phải nộp thuế

- Đây là thuế thân. Tức mày sinh ra trên đời, có “thân hình” cịn người, biết ăn ngủ, biết đ… vợ, thế đương nhiên là phải nộp thuế cho nhà nước. Thuế đánh vào cái đời làm người củ mày. Nếu mày làm con trâu con ngựa thì thơi,ai bảo mày làm người.

Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng những ngơn ngữ tục ngữ mang tính chất giễu nhại một bộ phận những người có chức, có quyền xong giờ thì trở thành “Bộ trường Tài Chính đi hót cứt bị” “Bộ trưởng Cơng nghiệp chế biến rạ mục trộn với phân bị”“Bộ trưởng Nơng nghiệp bón phân vào các hốc rắn” “Đàn kiến bị chôn vùi”, “Một con trâu đực ỉa phèn phẹt một đống vào “mặt trận” của đại tướng. Đàn quân bị chôn vùi. Quân của đại tướng bị chìm sâu dưới ba tấc cứt”. Có thể thấy rằng, ngơn ngữ mang tính khẩu ngữ, trong đó có các lớp từ tục vào văn xuôi là một hiện tượng không hiếm trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986. Tất nhiên, không phải người đọc nào cũng có khả năng “chịu đựng” được ngưỡng giới hạn đó, nhưng nói như nhà văn Nguyễn Tuân “Nghề văn là nghề của chữ. Chữ với tất cả mọi nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ mà sinh sự, mà sinh sự thì sự sinh”. Việc sử dụng các từ tục trong tác phẩm không ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm nghệ thuật, Nguyễn Phan Hách sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, cộng thêm lối viết hài hước nên hồn tồn khơng dung tục, phản cảm.

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách rất đa dạng, phong phú nhiều thành phần: trí thức, nơng dân, lưu manh, gái điếm…Tác giả tìm cách để người đọc đến với những phong cách ngôn ngữ đặc trưng của thành phần này, ngôn ngữ nhân vật nào phản ánh đúng với bản chất của nhân vật đó. Hàm, một chiến sĩ cách mạng suốt đời hy sinh cho sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đã có những phút giây trải lịng về đóng góp của mình cho sự nghiệp đầy gian truân của bản thân: “Cuộc sống thường bạc bẽo, đã ném tôi ra lề sau khi xong việc, và cũng chẳng cần nhìn xa trơng rộng để đào tạo chuyên gia. Vấp vào cải cách ruộng đất, dù tơi có giỏi nghề đến mấy, họ cũng không cần. Tôi bị ngồi chơi xơi nước dài dài vì lý lịch thành phần trên. Mây chưa bị đuổi hẳn”[10]. Khác với suy nghĩ của tầng lớp trí thức, phụ nữ trong tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách cũng tự bộc lộ bản thân mình qua những ngôn ngữ giản đơn gắn liền với thân phận của người phụ nữ xưa “Thà

ở làng quê Bắc Ninh nhà em, cứ 16-17 là có con trai dạm hỏi. Nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo. Ai cũng có vợ có chồng tất. Một túp lều tranh ra ở riêng, bán lưng cho giời, bán mặt cho đất. Ăn mắm mút giòi rồi cũng sinh con đẻ cái, cũng thành gia đình như ai”(Người đàn bà buồn). Ngôn ngữ khẩu ngữ quen thuộc, gần gũi còn được sử dụng trong những cuộc đối thoại giản dị như cuộc gặp gỡ, nói chuyện giữa Đức Hàm, trong vai trị bí thư tỉnh ủy và những người phụ nữ đang cấy lúa trong tiểu thuyết Cuồng phong

đã tạo nên sự gặp gỡ quen thuộc thường thấy trong ngơn ngữ nói, diễn đạt hàng ngày của quần chúng nhân dân:

- Cấy hái thế kia à…

Mấy bà đi cấy ghét mấy ơng cán bộ hay “nói mồm” “chỉ tay năm ngón” qt lại:

- Giỏi thì xuống đây mà làm

Mấy bà đâu biết là ơng Bí thư tỉnh ủy nên chanh chua chỏng lỏn: - Cái ngữ kia tối chỉ giỏi cấy mấy cái lông vào mu vợ

Có thể nói rằng, chất liệu sáng tạo nằm ở nền tảng của ngôn ngữ, Nguyễn Phan Hách đã thổi hồn vào những trang viết của mình những điều giản dị, gần gũi với ngôn ngữ sinh hoạt, lao động của quần chúng để nó trở thành “chất riêng” trong các sáng tác của mình. Chính ơng cũng đã tâm sự rằng “Tơi thích phong cách văn khẩu ngữ, kể ngắn gọn, cô đọng, lướt qua một cái là bước vào thể vào bộ nhớ của người ta, đó cũng là cách kể chuyện dân gian” để mỗi từ đều có khả năng phát động một trường liên tưởng rộng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn phan hách (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)