.Giọng điệ uu mua, hóm hỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn phan hách (Trang 94 - 103)

Tiểu thuyết sinh ra không phải từ tinh thần lý thuyết mà từ tinh thần hài hước. Bakhtin đã nhấn mạnh vai trị của tiểu thuyết là trào tiếu “Chính tiếng cười đã xóa bỏ khoảng cách sử thi và nói chung mọi khoảng cách ngơi thứ - giá trị - ngăn chia”, Bakhtin trong cuốn Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (1992) cũng nhận định “Tiếng cười đúng là một môi trường của tiểu thuyết: ở nền

văn học nào vắng tiếng cười thì ở đó tiểu thuyết khơng thể trưởng thành hoặc thui chột”[34].Tiếng cười đóng vai trị rất quan trọng trong sự thành cơng của một tác phẩm văn học bởi có nhiều tác phẩm văn học gây được ấn tượng cũng từ cách kể biết đùa. Thêm nữa, văn học đương đại đi sâu vào những giá trị của con người, bám sát hiện thực của đời sống tiếp xúc suồng sã đến thô bạo với hiện thực. Sự đa dạng các phạm trù thẩm mĩ khiến cho tiểu thuyết gần gũi với đời thường hơn. Cái bi kịch không cần quá né tránh, tinh thần hài hước ngày càng gia tăng. Chính điều này tạo nên sự mới mẻ và đa dạng của văn chương thời kì đổi mới.

Nguyễn Phan Hách trong hầu hết các tác phẩm đều đề cập đến vấn đề mang tính chất lịch sử song từng trang viết lại hiện lên giọng điệu dí dỏm, hài hước. Ở tiểu thuyết “Cuồng phong”, cuộc gặp gỡ đối chất giữa Huệ và Phó Cối (hai cha con) trong phiên xét xử tìm địa chủ thật hài hước mà cũng đầy bi kịch. Huệ là kết quả của cuộc tình mà Nguyễn Phan Hách miêu tả là “gần chuồng lợn” của Gái Nhỡ - Phó Cối. Phân đoạn này được xây dựng trong bối cảnh khi địa vị hai bên chênh lệch, Huệ là bề trên, trong khi Phố Cối là kẻ dưới đang bị xét xử, hai cha con trong hai hoàn cảnh đối nghịch trên một phiên tòa đặc biệt, mang đến tiếng cười sảng khối, tự nhiên:

Phó Cối - Trên bục quan tịa, Huệ đập tay qt - Lão chun mơn đi rêu rao đóng cối cho nhà giàu có tiền uống rượu, cịn đóng cối cho nhà nghèo, chỉ có uống nước lã. Mọi người tố cáo lão từng canh gác cho bọn Quốc dân Đảng họp, và tích cực đóng cối cho bọn Quốc dân Đảng. Khai ra ngay, Phó Cối cúi đầu:

- Dạ…Quốc dân Đảng đóng cối làm gì ạ?

- Làm gì kệ nó - Huệ qt lại - Lão thấy bọn Quốc dân Đảng hoạt động chống phá như thế nào?

- Nhưng những ai là Quốc dân Đảng ạ?

- Là bọn hương sư, giáo viên biết chữ, bọn con giai nhà giàu không biết cầy bừa, bọn con gái hay mặc quần kaki, áo trắng, tay đeo đồng hồ Vile, bút máy Pắc ke.

- Dạ tơi biết rồi ạ. Phó Cối reo to phấn khởi - chúng hoạt động ghê lắm ạ. - Nói đi.

- Dạ chúng hay đánh tổ tơm các buổi tối ạ. - Gì nữa.

- Đánh xong, khuya chúng nấu cháo gà ăn ạ. - Chúng bàn gì.

- Bàn lên tỉnh vào nhà cô đầu chơi gái ạ. Chúng chống phá cách mạng đến thế là cùng ạ.[9; tr. 172]

Chỉ là những chuyện kể bình thường, vơ thưởng, vô phạt nhưng dưới cách kể của tác giả câu chuyện bật lên được tiếng cười tự nhiên, sảng khối

“Dưới xi khối làng cịn thờ thành hồng nhảm nhí như Thành hồng gắp

cứt chó chẳng hạn (vì làng được tụ bạ đầu tiên, do mấy người làm gắp cứt chó. Hậu cung đình thờ que gắp cứt và giành đựng được cứt sơn son thếp vàng)…(Người đàn bà buồn). Vừa giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng nên tiếng cười trở nên thân thiết.

Đôi khi trong giọng điệu của Nguyễn Phan Hách còn chứa đựng tính chất giễu nhại mang hàm ý gây cười. Giọng điệu giễu nhại thường xuất hiện ở câu có nhiều từ “hình tượng”, từ mang sắc thái biểu cảm. Nguyễn Phan Hách thể hiện rất rõ quan điểm, chính kiến của cá nhân ơng dùng cách nói vừa triết lý vừa giễu nhại để thể hiện những sai trái trong cuộc chiến tranh phi nghĩa của Pháp tại Việt Nam trong tiểu thuyết Cuồng phong. Mồm nói xoen xoét Dân chủ, Tự do, Bình đẳng, Bắc ái, Nhân quyền, Dân quyền…nhưng lại đem quân sang đánh nước người ta, bắt dân người ta làm nô lệ. Thật là “chửi bố” Dân quyền, Nhân quyền, “chửi bố” các cụ tổ của mình,“chửi bố” chính mình. Khi viết về lối sống phương tây cũng những con người nửa mùa, tây không ra tây, ta không ra ta, Nguyễn Phan Hách cũng viết với thái độ giễu nhại “Bích Ngọc vợ Kiểm phải chịu thua không thể bắt chồng ăn ngậm mồm và húp sồn soạt như ơng nhà q võ biền. Song Ngọc quyết cải tạo thế hệ thứ hai. Thằng

bé mà không nhai ngậm mồm theo kiểu Châu âu thì bàn tay Bà Hồng khơng ngần ngại gì mà không vả cho một cái theo kiểu đàn bà nhà quê Châu Á” [10; tr. 205]. Hay khi viết về phong trào Bình dân học vụ Nguyễn Phan Hách cũng tỏ ra nhạy bén, tinh quái để nhìn phong trào dưới góc độ chế giễu “Tội gì mà khơng học. Mà đi học lại không mất tiền. Lại vui. Thanh niên phụ nữ đi học là vui nhất. Tha hồ ngồi cạnh nhau, cấu véo nhau…Bình dân học vụ vui thế này mà trước đây bọn thực dân phong kiến khơng nghĩ ra. Chỉ có cách mạng nghĩ ra. Cách mạng tài thật. Bình dân học vụ cho cô gái đánh vần “xờ…em…xem”, chữ xem đúng là đánh vần như thế. Chữ xờ (x), chữ em, kết hợp với nhau thành chữ xem. Nhưng đọc lên lại là con gái bảo con trai sờ vào người em mà xem. Đấy như thế. Khơng vui thì là gì”(Cuồng phong).

Khơng chỉ là những giọng điệu bóng gió để phê phán, đơi khi Nguyễn

Phan Hách còn thẳng thừng châm biếm mối quan hệ lửng lơ của Yến, Trung, Thiều, những con người được xem là sản phẩm của thời đại văn minh, đổi mới “Về danh chính ngơn thuận, Lữ, tơi và Hải Yến là ba anh em trong nhà. Vậy mà đơi khi Lữ có mối quan hệ lơ mơ với Hải Yến. Thân hình Hải Yến quá gợi cảm. Cao lớn, chắc nịch như cơm nắm, chân tay lừng lững trắng ngần, từ người tỏa ra sức mạnh gì lạ lùng…Đứng trước Yến, tơi cũng khơng thoát khỏi cảm giác mê muội. Cho nên anh em vẫn cứ là anh em, làm ăn sịng phẳng nghiêm túc, nhưng thỉnh thoảng khơng thể khơng lơ mơ với nhau”[9].

Giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh được thể hiện qua các chi tiết hài hước trong các sáng tác của Nguyễn Phan Hách tưởng như chỉ là bông phèng, đùa giỡn, không thật mà lại thật khiến cho tác phẩm hiệu quả đạt được hiệu quả không ngờ. Đằng sau những tiếng cười tưởng như vơ hại thực chất là những dịng cảm xúc, những tâm tư chất chứa về các vấn đề hiện tượng đời sống, những khoảnh khắc của đời sống thường ngày vô cùng gần gũi, cũng là những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.

Tiểu kết chƣơng 3

Khơng chỉ khắc họa hình ảnh con người và hiện thực trong tiểu thuyết, nghệ thuật biểu hiện được Nguyễn Phan Hách coi là nhân tố quan trọng làm nên những thành công cho phương diện nội dung. Kết cấu trong các sáng tác của Nguyễn Phan Hách được triển khai trên ba phương diện nội dung chính: kết cấu song tuyến, kết cấu đa tuyến và kết cấu lắp ghép. Xây dựng nhiều dạng kết cấu tác giả đã làm nổi bật được cốt truyện và tiến trình vận động của tiểu thuyết. Bên cạnh đó việc pha trộn tiếp cận tiểu thuyết với thơ ca cũng là một trong những điểm sáng trong sáng tác của Nguyễn Phan Hách.

Cùng với kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu cũng là phương tiện quan trọng là chất liệu làm nên chất riêng cho tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách. Tất cả được lồng ghép, đan cài với nhau tạo nên màu sắc đa dạng, phong phú cho tác phẩm, là phương tiện truyền tải thông điệp, suy nghĩ của tác giả đến với bạn đọc.

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Phan Hách là một cây bút có năng lực văn chương. Trong chặng đường sáng tác của mình, ơng ln cần mẫn, sáng tạo không ngừng nghỉ. Dù nổi tiếng là một nhà thơ song tiểu thuyết mới là niềm đam mê bất tận của Nguyễn Phan Hách. Ơng ln tâm niệm rằng: Tiểu thuyết nên làm đúng sứ mệnh của nó tức là ghi lại những biến động của một thời kỳ đã qua. Văn chương với ông là cách để thể hiện niềm đam mê cùng khát vọng xây dựng lại hiện thực lịch sử của thế kỉ XX với những kí ức đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Tiểu thuyết của ông chứa đựng những yếu tố lịch sử thông qua tấn bi kịch của gia tộc nhiều thế hệ trải dài theo tiến trình lịch sử của dân tộc để tạo nên bức tranh hiện thực cuộc chiến ở cả tiền tuyến và hậu phương, thời chiến và hậu chiến cùng những bi kịch cá nhân được nhìn nhận dưới góc độ thế sự, đời tư. Đến nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu bài bản về đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách, cũng như sâu sắc tìm hiểu về một tên tuổi nói mới mà khơng mới nhưng và cũng kịp để lại dấu ấn của mình trên diễn đàn văn chương như ông, thiết nghĩ việc nghiên cứu đề tài này thiết thực và có ý nghĩa.

2. “Mê Cung”, “Người đàn bà buồn”, “Cuồng phong” là bộ ba cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chứa đựng yếu tố lịch sử, song có những sắc thái, đặc trưng riêng. Qua ba tiểu thuyết, tác giả mang đến những nhìn nhận khách quan về cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của dân tộc qua quan điểm của cả hai phe đối chiến. Từ điểm nhìn đầy tính chân thực đó, hiện thực chiến trường hiện lên đầy đau thương nhưng cũng rất đỗi tự hào. Con người cũng theo vịng quay nghiệt ngã đó để rồi gắn liền với những bi kịch khi anh em, người thân đứng hai chiến tuyến đối lập, con người đứng trước những ranh giới mong manh buộc phải đưa ra những lựa chọn hay thậm chí đó cịn là bi kịch ngay trong chính gia đình và rộng hơn là của cả một gia tộc nhiều thế hệ. Không né tránh những sai lầm mà khai thác trực diện, Nguyễn Phan Hách đã khắc họa những vấn đề nổi trội mang tính hiện thực thế kỉ XX

từ sai lầm của hậu phương trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với Cải cách ruộng đất và Hợp tác xã nông nghiệp. Những vấn đề xã hội thời kì hậu chiến cũng được hiện lên với những tính chất phức tạp, nan giải, sự xuống cấp về mặt đạo đức, nhân cách, sự thối hóa của một bộ phận có chức quyền trong tay, hay đó cịn là sự đảo lộn các giá trị thực, ảo của đời sống mới khi người trẻ chọn vật chất thay thế cho những điều hạnh phúc gần gũi. Đồng tiền trở nên vạn năng và là chìa khóa của thành cơng. Bi kịch từ đồng tiền tha hóa khiến con người phải trả giá cho những hành động mang tính tự phát và quá đề cao bản năng cá nhân.

3. Để truyền tải được những nội dung phong phú của tác phẩm, Nguyễn

Phan Hách đã chứng tỏ bằng khả năng viết văn đầy bản lĩnh, thông minh, tỉnh táo. Vấn đề được để cập không mới nhưng được triển khai sâu sắc đã thể hiện được ý đồ của tác giả. Đó là xây dựng kết cấu tiểu thuyết với nhiều dạng thức khác nhau tạo nên sự đa dạng trong cách sắp xếp, lắp ghép các vấn đề, cùng sự pha trộn, tiếp cận gần hơn với thể loại thơ ca luôn được tổng kết bằng những triết lý đầy gợi mở tạo nên nét đổi bật cho sáng tác của Nguyễn Phan Hách. Lối viết dí dỏm, hài hước, giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân, đôi khi lại nặng trĩu suy tư, chiêm nghiệm về đời người và hạnh phúc, đôi khi lại giàu chất lãng mạn, bay bổng như tâm hồn của người nghệ sĩ đã làm nên thứ ngôn ngữ, giọng điệu đặc biệt của Nguyễn Phan Hách.

4. Điểm đáng ghi nhớ trong các tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách nằm

ở giá trị về hiện thực lịch sử, con người và những bài học được gửi gắm thế hệ, viết về quá khứ nhưng cũng là câu chuyện của hiện tại, tương lai. Cùng sự kết hợp với phong cách nghệ thuật tạo nên những tác phẩm sâu về mặt cảm xúc và hiện thực được bao quát rộng khắp. Tất cả tạo nên những giá trị rất riêng trong văn chương của Nguyễn Phan Hách đồng thời còn là minh chứng rõ ràng khẳng định những đóng góp của ơng trong văn học Việt Nam đương đại nói riêng vào tiến trình vận động của văn học Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Tuấn Anh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm, biên soạn 2003), Chủ nghĩa hậu hiện đại - Những vấn đề lý thuyết, NXB Hội Nhà văn, VHNN Đông Tây - Hà Nội.

2. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, NXB. Hội Nhà văn, Hà Nội.

3. Thiên Anh, Nguyễn Phan Hách: Một số trang viết của tôi giống sex dân gian, Báo Thể thao Văn hóa, số ra ngày 12/12/2008.

Link: https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nguyen-phan-hach-mot-so- trang-toi-viet-giong-sex-dan-gian-n20081212091955581.htm

4. Nguyễn Minh Châu, Vài suy nghĩ về tiểu thuyết, Báo Văn nghệ, số 39-1983, tr.2 - 12

5. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỉ XX – Những vấn đề lịch sử và lý luận, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Điệp (2016), Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Hà Minh Đức (chủ biên 2012), Lý luận văn học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Phan Hách (2015), Cuồng phong, NXB Dân Trí, Hà Nội. 10. Nguyễn Phan Hách (2013), Mê Cung, NXB Dân Trí, Hà Nội. 11. Nguyễn Phan Hách (2012) Người đàn bà buồn, NXB Dân Trí, Hà Nội.

12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

13. Võ Thị Hảo (2005), Giàn thiêu, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

14. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình Văn học từ lý thuyết đến hiện đại, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Năm Hoàng, Vài nét về kết cấu trong truyện ngắn, Báo Văn nghệ Quân đội, số ra ngày 20/1/2017.

Link: http://vannghequandoi.com.vn/Binh-luan-van-nghe/vai-net-ve-ket-cau- trong-truyen-ngan-9966.html

17. Hoàng Hồng, Nhà văn Nguyễn Phan Hách: Tôi nhát gan lắm, Báo An Ninh Thủ đô số ra ngày 15/12/2008.

Link: https://anninhthudo.vn/giai-tri/nha-van-nguyen-phan-hach-toi-nhat-gan- lam/338801.antd

18. Cao Thị Hồng, Đổi mới tư duy xung quanh mối quan hệ giữa văn học và hiện thực (1986- nay), Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh, số ra ngày 21/8/2015

Link: http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-binh/doi- moi tu-duy-moi-quan-he-van-hoc-va-hien-thuc.html

19. Dương Hướng (2007), Bến không chồng, Nhà xuất bản Văn hóa - Thơng

tin, Hà Nội.

20. Tôn Phương Lan (2004), Một vài suy nghĩ về con người trong văn xi thời kì đổi mới, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 11, tr.23 - 34.

21. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên 1985), Các nhà văn nói về văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, tập 1.

22. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2009), Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4, tr. 56-63

23. Nguyên Ngọc (1990), Văn xuôi Việt Nam hôm nay, Lao động chủ nhật, tr.1-4

24. Trần Thị Mai Nhân (2014), Những đổi mới về tiểu thuyết Việt Nam 15 năm cuối thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn phan hách (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)