5. Cấu trúc luận văn
3.1. Đặc điểm thể loại
3.1.2. Sự pha trộn thể loại
Trong cơng trình nghiên cứu Lý luận thi pháp tiểu thuyết, M. Bakhtin, nhà lý luận nổi tiếng nước Nga đã khẳng định sự năng động của thể loại tiểu thuyết và cách tồn tại của nó cũng đặc biệt trong sự kết hợp đặc biệt với các thể loại văn học khác: “nó lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp lại trọng tâm cho chúng (…) Vào những thời đại mà tiểu thuyết thống ngự, hầu hết các thể loại ít hay nhiều đều bị “tiểu thuyết hóa” (…) bắt đầu vang âm một cách mới, khác hẳn âm hưởng của chúng ở những thời đại mà trong nền văn học lớn chưa có tiểu thuyết”. Chính tiềm năng phối kết, thu hút, đồng hóa mạnh mẽ các thể loại khác, khiến cho tiểu thuyết ln có sự cách tân để phù hợp với một giai đoạn văn chương nhất định.
Theo xu hướng của tiểu thuyết phương Tây, tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI cũng đang ngày càng tiến tới gần với “truyện ngắn”, đến “thơ”, “triết học” với nhiều những tên tuổi như Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Mạc Can…Nguyễn Phan Hách cũng vận dụng sự pha trộn, giao thoa, khả năng đặc biệt của tiểu thuyết kết hợp với thơ để tăng giá trị biểu cảm cho các sáng tác của mình. Trong phần lớn các sáng tác, Nguyễn Phan Hách sắp xếp xen kẽ giữa thơ và tiểu thuyết trong tác phẩm đều theo trật tự và thể hiện quan điểm của tác giả về một vấn đề nào đó, có thể là những dịng hồi tưởng về một thời vang son đã qua, những chiêm nghiệm đúc rút ra từ cuộc đời của nhân vật. Hay thậm chí chỉ đơn giản là những câu thơ quen thuộc được lưu truyền trong dân gian được nhà văn biến tướng để phù hợp với tư tưởng của nội dung thể hiện. Việc sử dụng những bài thơ cổ có giá trị trong tiểu
thuyết để minh họa cho cuộc đời của nhân vật làm cho câu chuyện mang tính sử thi hơn.
Với xuất phát điểm là nhà thơ, khơng khó để Nguyễn Phan Hách đặt thơ dưới nhiều dạng thức và ý nghĩa thể hiện khác nhau. Trước tiên thơ ca được kết hợp dưới dạng kể chuyện gắn với cuộc đời của một nhân vật bất kì được coi là phương thức để thể hiện, bộc lộ suy nghĩ của cái tôi cá nhân trước những trải nghiệm sâu sắc của đời người, để ngộ ra một chân lý đơn giản. Bởi với Nguyễn Phan Hách, thời thế vốn biến động khôn ngừng, con người chỉ là hạt đốm nhỏ bé trong thế gian mênh mông, rộng lớn. Trong tiểu thuyết “Cuồng phong”, vần thơ hóa thành những lời trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời của Đức Vĩnh. Đó là cuộc đời của một con người với những biến cố lịch sử lớn lao, vịng trịn oan nghiệt hà khắc ln đè nén lên thân phận của một con người sinh ra đã bắt đầu với những thất bại.
“Ai sinh ra đất trên trời Ta sinh ra kiếp con người làm chi
Cuộc đời có lý cực kì
Nhưng mà phi lý cũng thì tương đương “Sắc - khơng” ấy vốn lẽ thường
Khát khao cùng với chán trường ngang nhau Sướng vui liền khổ với đau
Mị tìm chân lý biển sâu dặm dài Sợ thay cái kiếp làm người Nhưng rời nhân thế, đồng thời sợ hơn
Dịng sơng cuộc sống dâng tràn Ta - con cá nhỏ trong làn nước xanh
Bao nhiêu là thác là nghềnh Thân ta xầy vẩy xơ vành cụt vây
Cuộc đời ngắn ngủi tựa như giấc mơ, những bon chen của cuộc sống thường nhật đến lúc nào đó đều trở thành vơ nghĩa. Thơ được Nguyễn Phan Hách đưa vào giữa câu chuyện đời người bám sát với những suy nghĩ, trải nghiệm của chính nhân vật. Đức Vĩnh trong tiểu thuyết “Cuồng phong” khi quay trở về Thạch Gia Trang sau những năm tháng dài tha phương với cảm giác thoáng buồn, hụt hẫng mà cũng thật lắng đọng nhiều xúc cảm của người con đã xa xứ lâu ngày. Không chỉ là những dịng tự sự mà đó cịn là những vần thơ viết lên mạch cảm xúc của nhân vật.
“Ngõ cũ, nhà xưa người trở lại Tuổi thơ đã mất với cánh diều bay
Chập chờn bóng mẹ bên song cửa Tháng ba nắng mới chợt dâng đầy Nỗi buồn hiện tại, thương quá vãng
Tiếng gà trưa gáy giọng thủa nào Ngắt chiếc lá vườn xanh ứa nhựa Cuộc đời vụt trôi giấc chiêm bao”
(Cuồng phong)
Khi viết về cuộc đời trôi nổi của Mỹ Dung trong tiểu thuyết “Người
đàn bà buồn” từ khi là một cô gái ngây thơ cho đến cuộc vượt tuyến vào Nam
rồi những năm tháng dài lưu lạc trời Tây trước khi trở về quê hương cũng được Nguyễn Phan Hách tổng kết bằng lời thơ của bài thơ “Bài chương đài
liễu” của Hàn Hoành với những suy nghĩ trầm lắng:
Cành chương đài liễu ngày xưa Biếc xanh tha thướt bây giờ cịn chăng
Ví dầu cịn có biếc xanh Thì tay ai đã vin nhành bẻ tơ
Thơ còn được khéo léo đưa vào tiểu thuyết theo mạch truyện nhằm gợi nhớ đến văn hóa học của nhà nho xưa. Đó là được những bài học về chí làm
trai ở đời và trách nhiệm kế tục của thế hệ về sau, lời dạy dỗ của cụ Nghè với những đứa trẻ đến học ông hay cũng chính là lời gửi gắm về lịng tự hào dân tộc, về truyền thống đấu tranh bất khuất kiên trung của những người con đất Việt của Nguyễn Phan Hách được thể hiện trong cả ba cuốn tiểu thuyết “Mê
cung”, “Người đàn buồn” và “Cuồng phong”. Mặc dù thể loại chính là văn xi xong trong nhiều phân đoạn được lồng ghép thơ tác giả bỗng nhiên xuống dịng đột ngột như một sự trích dẫn:
“Trời Nam một giải non sơng Ngàn năm cơ nghiệp cha ơng hãy cịn
Từ khi đá lở sóng cồn
Nước non trơ đó nào hồn ở đâu…” Hay:
“Áo cơm lộc nước bấy lâu Một tấm lịng trung trả nghĩa sâu
Mua gió giữ gìn bền ý chí Non sơng gánh vác ghé vai vào”
Trên đây là những vần thơ được trích đúng với nguyên tác của Nguyễn Quyền, Lương Văn Can. Bên cạnh đó, những vần thơ chữ Hán cũng được tác giả đề cập nhằm tái hiện một khơng gian hồn hảo của nhà nho thời xưa. Một nhà nho lịng ln thổn thức tình u hồn đất việt, khao khát đổi mới, dựng xây.
Tân thư nhất lãm quỳ song lệ Huyền niệm quan hà hữu kỉ nhân (Đọc qua Tân thư, hai hàng lệ chảy Ai là người không suy ngẫm về đất nước)
Sự kết hợp tổ chức giữa thơ và tiểu thuyết đã làm nổi bật giá trị thể hiện tác phẩm của Nguyễn Phan Hách. Không dập khn theo những hình thức thể hiện thơng thường, tiểu thuyết của ông đậm chất thơ ca. Các sự việc trọng tâm được tổng kết bằng những câu thơ đậm chất triết lý tạo nên chất
riêng cho những tác phẩm tiểu thuyết của ông. Tuy nhiên sự kết hợp này vẫn chưa hồn tồn nhuẫn nhuyễn, cịn nặng tính rạch rịi, thường sau khi kết thúc một mạch chuyện thì thơ mới xuất hiện, chứ chưa ăn khớp tồn bộ với nhau để tạo nên một chỉnh thể không tách rời.
Nếu như sự kết hợp tổ chức đan xen về mặt hình thức giữa tiểu thuyết và thơ làm cho mạch văn nhuần nhuyễn thì cách đan xen ngơn ngữ giàu chất thơ vào tiểu thuyết trong hành văn khiến cho văn chương mềm mại, dễ đọc, dễ ngẫm. Nói về chất thơ trong văn xuôi cuốn “Từ điển văn học” do Đỗ Đức Hiểu chủ biên có định nghĩa “Chất thơ khơng phải cái thuần túy đối lập hồn tồn đối lập với văn xuôi mà là cái tỏa sáng trên văn xuôi. Chất thơ của văn xi là một phạm trù có nội hàm rộng rãi nhưng trước hết nó là những cảm xúc chất chứa trong những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong ngơn từ hàm xúc giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”[tr.941].
Sở dĩ văn chương Nguyễn Phan Hách dễ đọc, dễ ngấm cũng bởi ngơn ngữ giàu tính nhạc. Xuất phát là nhà thơ, nên ngôn ngữ ông lãng mạn, bay bổng đầy sức cuốn hút cũng xuất hiện trong những tiểu thuyết của ông đặc biệt trong những phân đoạn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên bốn mùa đầy mơ mộng trong tiểu thuyết “Cuồng phong” “Ngàn nhã sơn buổi sáng đầu hè. Cây rừng hoang dại rực lên xanh mướt, non tơ. Hơi đất, hơi cây, hơi lá mục bốc lên ngùn ngụt. Từng luồng nắng xuyên qua tán lá dội xuống như những dòng thác. Hương cây, hương quả dại, hoa rừng thơm nức. Chim buổi sáng hót đan dệt thành một cái lưới âm thanh úp chụp lên đầu”[9; tr.11]. Không gian sinh hoạt của gia tộc trong Vườn Tịch Dương resort mùa thu cũng được Nguyễn Phan Hách miêu tả “Mùa thu nắng vàng rưng rưng, gió heo may run rẩy. Tịch dương giờ giống như cơ gái đẹp có mối tình đượm buồn. Những gợn nước trên hồ khơng cịn vơ tư. Dáng liễu ngẩn ngơ. Những chiếc là vàng nuối tiếc. Màu nắng thu hồi niệm, lãng đãng khói sương quá khứ. Gió nhuộm hồn thu cho lòng du khách”[9]. Nguyễn Phan
Hách nặng lòng với thiên nhiên, trong phần lớn các sáng tác của mình, Nguyễn Phan Hách đều thể hiện khả năng miêu tả thiên nhiên vô cùng tinh tế, nhạy cảm. Nếu như mùa hè được miêu tả với nét tươi sáng, vạn vật đều tươi mới, mùa thu được miêu tả với gam màu trầm, đẹp đến nao lòng nhưng cũng nuối tiếc đến vơ cùng thì mùa xn được khắc họa dưới dấu hiệu hồi sinh của sự sống với nét hồ hởi nhiệt huyết: “Tháng giêng khúc rau khúc nở khắp cánh đồng. Ngọn khúc, tơ trắng quấn quanh đọng sương mai lấp lánh. Lá khúc cũng được đan bằng sợi tơ dai ứa nhựa nức thơm…Hình ảnh cây dại, hương sắc mới khác thường”. Vẻ đẹp bốn mùa được cảm nhận dưới góc nhìn lãng mạn, trữ tình.
Chất thơ cịn được thể hiện trong không gian cuộc sống hiện đại vườn cổ Phong trong “Mê cung” cũng được miêu tả thật gần gũi, giản dị mà thấm đượm nét cổ kính cịn vương vấn lại “Ngôi biệt thự Cổ phong chìm trong nắng hanh chiều vàng óng. Khơng gian yên ắng, chỉ cịn tiếng chim sẻ lích chích trên mái ngói rêu mốc, tiếng lá rạn khơ lép bép trong vườn. Ngơi nhà có từ đầu thế kỉ, tuy lúc đó người ta vẫn cịn dùng vơi trộn mật, giấy bản để đắp nổi hoa văn trang trí, nhưng khơng phải là hình long ly quy phượng nữa mà là đường kỷ hà hình học, lá hoa cách điệu”[10; tr. 5]. Cảnh thiên nhiên được gắn liền với đa dạng, phong phú, được Nguyễn Phan Hách quan sát tỉ mỉ “Thạch Gia Trang có một vườn cổ thụ bát ngát. Đủ các loại cây ăn quả: Mít, hồng, na, xồi, nhãn, ổi mùa nào thức ấy, quả chín thơm nức, chim về ríu rít. Mùa xuân hoa đào phủ rợp rực rỡ trông như bông hồng lai. Sau nhà là rừng trám. Tháng tám, trám chín vàng như những chiếc đèn nhỏ xíu treo trên đầu…”. Nguyễn Phan Hách tỏ ra nhạy cảm với những biến chuyển của đời sống, khả năng quát sát cùng chuyển hóa ngơn ngữ điêu luyện. Tất cả đều tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng đôi khi buồn đến độ não lòng “Đêm đã khuya, nghe rõ tiếng sương rơi tí tách trên tàu chuối ngồi cửa sổ. Tiếng trống điểm canh trên vọng lâu Huyện đường hạt Thuận An vọng vào thinh không buồn bã”[10; tr. 63].
Vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả không tách rời với cuộc sống mà gắn bó sâu sắc với nhau, tơ điểm để cùng nhau “đẹp”. Giữa không gian rộng lớn với các gam màu khác nhau, vương vấn trong tâm trí của Nguyễn Phan Hách. Một hình ảnh lãng mạn với ngôn ngữ miêu tả giàu chất thơ “Ông già trên ghế đá thì vẫn ngồi bất động. Một con kiến đen bò qua những cuống lá vàng còn thơm mùi nhựa leo lên vạt áo ơng. Hình thù con kiến hằn rõ giữa vạt áo mênh mơng, chính điều đó đã làm cho nó hoảng sợ, vội vàng bỏ trốn”[22; tr. 7]. Vẻ đẹp đó cịn là sự kết hợp của con người và thiên nhiên còn tạo nên những khoảnh khắc tình cảm lứa đơi của đời sống “Dòng suối trong vắt. Cả Cồ nằm trên đám lá vàng…Nắng sàng qua tầng lá nhảy nhót trên hàng mi khép. Khi Cả mở mắt ra thì thấy phía xa xa có một bóng hình đang bơi trong nước. Cả rón rén đến gần nép sau bụi rậm. Trước mắt Cả là một cô gái như con cá trắng khổng lồ đang lượn lờ. Những hòn sỏi dưới đáy suối trắng tinh. Nắng xuyên qua làn sóng long lanh. Cơ gái nơ đùa với suối. Những tia nắng trong nước như quấn chỉ vàng quanh người, bọc cô trong màu sắc lấp lánh. Chưa bao giờ Cả được ngắm một dáng hình con gái đẹp đến thế, Cả đứng thộn ra, người rừng rực như bốc lửa. Cô gái vẫn hồn nhiên bơi lội, vùng vẫy. Đơi vai sáng rực. Mái tóc xanh lướt thướt trơi. Đơi cánh tay như đôi cánh bay trắng muốt sải dài”[9; tr.10]. Ở đây cảnh và người dường như đã hòa quyện vào nhau tạo nên chất thơ riêng biệt và làm bật lên khả năng quan sát và sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Phan Hách.
Ngôn ngữ giàu chất thơ không chỉ được khắc họa trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, hay bóng hình của con người trong sự chạm khắc với thiên nhiên một cách tinh tế mà đó cịn được thể hiện thơng qua nhân vật, những khoảnh khắc rung động chạm sâu đến cảm xúc. Trong những khoảnh khắc đặc biệt ấy Nguyễn Phan Hách đã ẩn mình đâu đó để viết lên những cảm xúc đầy chất thơ, dù đó có phải là giây phút đớn đau nhất. Cái chết của Thiều trong “Cuồng phong”, một cái chết đau đớn mà một kẻ có
chức, có quyền đã tham nhũng phải chịu án tử hình được Nguyễn Phan Hách miêu tả trong một bầu không gian tuyệt đẹp và đến Thiều cũng phải mơ màng trước khoảnh khắc đó. “Con đường cánh đồng làng vàng rực hoa cúc dại. Thiều đang bước tung tăng…Con bướm trốn vào nắng vàng, nhón bắt được nó rồi mà nhìn lại hóa ra chỉ là một vụn nắng đầy trên tay”. Thiều gần như ngất hẳn, trong ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, lê chân trên những vịm cỏ ra pháp trường Thiều nghĩ “Thiều chạy ríu chân giữa hoa cúc dại vàng và bướm vàng. Chim chiền chiện hót lảnh lót trên đầu. Không. Người quản giáo, tờ giấy khai tử, bữa ăn cuối cùng và đường ra bãi bắn tất cả chỉ là giấc mơ”…trong giấc mơ Thiều vẫn đang nhảy tung tăng, lăn lộn cùng bướm trên bãi cỏ. Hàng loạt tiếng súng vang lên “Thiều gục xuống, ngoẹo đầu trên chiếc cọc tre. Và bây giờ Thiều chính thức nhập vào đàn bướm, vì Thiều đã nhẹ tênh, mong manh như cánh bướm. Có điều khơng cịn là bướm vàng nữa mà là bướm đỏ. Một rừng bướm đỏ cùng Thiều bay vào hư vô”[9; tr. 465]. Viết về cái chết không hề bi lụy mà đậm giá trị nghệ thuật, hình ảnh giàu chất thơ với nhịp điệu nhẹ nhàng như trong một giấc mơ, Nguyễn Phan Hách đã bật lên được giá trị của tình người, của những giá trị tinh thần trên các trang viết.
Nguyễn Phan Hách nhạy cảm trong trong việc khắc họa các vấn đề của đời sống, ông thường quan sát rất tỉ mỉ mọi thứ xung quanh từ thiên nhiên, con người lấy đó làm chất liệu chuyển hóa thành ngơn ngữ đầy chất thơ. Trong phần lớn những trang viết của mình Nguyễn Phan Hách đều tỏ ra là một cây bút có chiều sâu, văn phong của ơng dễ ngấm, dễ nhớ và dễ dàng đi vào lòng bạn đọc. Chất văn đẹp, ngôn ngữ mượt mà, tự nhiên thoát ra trên từng câu chữ cùng sự pha trộn giữa thơ ca và tiểu thuyết về mặt hình thức là điểm sáng trong tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách.