5. Cấu trúc luận văn
2.2. Con ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách
2.2.2. Con người trong sự lựa chọn bắt buộc
Viết về chiến tranh và vấn đề xoanh quanh nó là một đề tài khơng hề mới. Nhưng từ chiến tranh để nhìn nhận vấn đề về con người trong những sự lựa chọn đầy mâu thuẫn thì có lẽ tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách miêu tả
một cách đầy đủ. Chiến tranh dưới góc nhìn của Nguyễn Phan Hách không được tôn vinh, ca ngợi quá đà. Hiện thực là những gì nhà văn theo đuổi như vốn dĩ trình tự của nó. Phần lớn các sáng tác của Nguyễn Phan Hách đều đặt nhân vật vào những sự lựa chọn mang tính bắt buộc để từ đó mở rộng biên độ vấn đề cần được phản ánh trong tác phẩm.
Sự lựa chọn mang tính bắt buộc xuất phát từ hoàn cảnh khắc nghiệt của lịch sử, con người trong thời chiến đến khi với cách mạng không phải ai cũng tự nguyện giác ngộ như Đức Hàm, Vũ Hùng (Cuồng phong) mà cịn có những người trong hồn cảnh bắt buộc lựa chọn phải đứng ở phe đối nghịch như Vũ San. Anh cầm súng, trở thành lính khơng phải là vì thích. Anh hồn tồn khơng tình nguyện tham gia vào cuộc chiến này. Khi Lan Viên hỏi “Anh thích là lính à?”, Vũ San trả lời không cần đắn đo suy nghĩ “Không. Hồn tồn khơng. Nói thật, anh rất sợ. Nhưng số phận lại bắt anh lựa chọn công việc này” [9; tr.89] chính vì vậy Vũ San có cách ứng xử với cơng việc cũng khác, Vũ San luôn “Di việc đánh đấm cho bọn tây, bọn cấp phó, quan Một, quan Hai. Nhưng hàng ngày anh phải ra oai. Ăn mặc như “nguyên soái” tác phong dữ tợn, hiếu chiến. Nhưng cứ nghe tiếng súng Việt Minh là tim anh đập thình thịch” [9; tr.115]. Hay như nhân vật Dục (Mê Cung) đi bộ đội theo “nghị quyết” của mẹ trong khi bản thân chưa sẵn sàng. Lần đầu ra trận Dục sợ đến mức “đái ra quần”. Giữa ranh giới của sự sống và cái chết Dục thèm sống, khao khát sống đến lạ bởi “Chết là hết tất cả. Chết sẽ khơng cịn cần gì nữa. Trong khi sự sống trên mặt đất vẫn cứ tồn tại muôn đời”.
Trong guồng máy vận động của chiến tranh, con người chỉ là một hạt cát rơi vào vịng xốy nghiệt ngã của số phận, hoặc là được sống và bị giết, họ bắt buộc phải lựa chọn. Dục, những người lính trên chiến trường hay cả những con người ở phe đối nghịch tất cả chỉ là nạn nhân của chiến tranh, dù khơng muốn vẫn phải thực hiện nó. Một tên lính Pháp tên Misen bị bắt trên chiến trường đã nài nỉ Dục bằng những lý lẽ như thế “Khi cịn ở nhà, tơi có
tham gia nhiều cuộc biểu tình hội thảo chống chiến tranh. Nhưng cái guồng máy chiến tranh mù lòa chết tiệt ấy đã ném tôi sang đây, để đối đầu cùng ông, lăm lăm trong tay phương tiện diệt nhau”[10; tr.193]. Chính Dục cũng băn khoăn về cái lý tưởng mà anh đang theo đuổi, hà cớ gì cùng là con người mà họ phải hại nhau “Ta và hắn cùng hai con người. Nhưng lại khơng thể cởi trói cho hắn bây giờ được. Thật oái oăm. Ta và hắn đều không muốn trói nhau, giết nhau, chỉ muốn yêu thương nhau. Cái gì đẩy chúng ta đến tình huống này”[10; tr. 194]. Con người đang trong cơn say máu giết hại lẫn nhau. Hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu Dục hay cũng chính là thơng điệp tác giả muốn gửi gắm “Con người đã đến lúc mất trí?”, “Hay họ cho rằng cuộc đời, sự sống là vô nghĩa” “ Thượng đế quái ác tạo ra sự sống, con người đồng thời lại tạo ra cái quy luật kẻ mạnh giết kẻ yếu”[10; tr.195]. Trước hồn cảnh khó khăn Dục bắt buộc phải đưa ra được lựa chọn hoặc giết, hoặc không và cuối cùng Dục cũng ngộ ra triết lý rất đơn giản muốn sống, muốn hịa thuận thì phải đồn kết, cùng giúp nhau vì vậy Dục đã tha cho người lính mà chỉ trước đó cịn có ý định rượt đuổi giết chết anh.
Dục, Vũ San là đại diện cho người lính trong cuộc chiến tranh đẫm máu. Họ không tự nguyện tham gia cách mạng, trước cái chết họ cũng đều run sợ, thậm chí có những lý luận phản bác cuộc chiến mà họ cho rằng bên nào chiến thắng cũng đều tổn thất. Cả hai thậm chí cịn tỏ ra chán ghét cuộc chiến này bởi nếu khơng có chiến tranh họ có thể sống một cuộc đời khác, chính chiến tranh là nguyên nhân khiến cho họ đánh mất nhiều thứ. Ngay cả Hàm (Cuồng phong) tham gia cách mạng từ khi còn là sinh viên với những bài báo tiếng Pháp vạch trần tội ác của kẻ xâm lược, những cuộc biểu tình chính trị địi tự do dân chủ cũng có những suy nghĩ rất công bằng về cuộc chiến dai dẳng này “Chẳng có nhân dân nào muốn chiến tranh. Chẳng có người thường dân Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật nào muốn chiến tranh. Nhưng các tập đoàn thống trị đã đưa đất nước vào chiến tranh. Để thống trị thiên hạ. Để
cướp bóc nhiều của cải”[9]. Đây rõ ràng là một cuộc chiến không ai mong muốn, tham vọng đến từ tầng lớp thống trị và con người bị mang ra làm những cuộc thách thức đo sức.
Lựa chọn đối tượng kết hơn cũng mang tính bắt buộc khơng tự nguyện, các nhân vật bị đặt trong hồn cảnh phải chấp nhận bởi khơng có sự lựa chọn nào khác và đó là xu thế lựa chọn của lịch sử. Nguyễn Phan Hách đã khẳng định sự vùng dậy của phái nữ khi hạnh phúc được quyết định từ chính họ. Là người phụ nữ suốt đời đấu tranh cho nữ quyền bà Đức Hạnh (Mê Cung) quyết không chịu thua kém nam nhi nào “Nghĩ cho cùng trời sinh ra người đàn ông và người đàn bà, ai đã kém gì ai, mà đàn bà cứ phải thua đơn thiệt kép” “Cũng thịt cũng da, cũng tâm hồn như nhau, mà người con gái cứ suốt đời cứ phải thụ động, trơng đợi vào ý thích của người đàn ông. Đàn ông tha hồ ngắm nhìn hàng đàn con gái mà lựa chọn lấy một người, y như ơng chủ nhìn cả bầy cừu chọn lấy một con béo nhất để làm thịt” [11; tr. 168]. Bà chính là người chọn Quang Huy và buộc ơng phải tn theo ý mình, cậu Cử Quang Huy buộc phải đứng về phe của nhân dân đồng ý lấy Đức Hạnh bởi “Cách mạng đã nhìn thấy lịng u nước thương dân, chuộng công lý, tiết tháo nhà nho, không chịu uốn lưng quỳ gối trước cường quyền…của cụ Án. Gần như một sự đương nhiên, cậu Cử phải đứng về trận tuyến của nhân dân trong cuộc đọ sức sắp tới”. Người giác ngộ Quang Huy đi theo con đường cách mạng khơng ai khác chính là bà Đức Hạnh, và cậu cử mang ơn bà Đức Hạnh bởi cái lẽ cậu sinh ra trong gia đình địa chủ dù có cơng ban phát dân trí nhưng cũng khơng tránh khỏi bị trừng phạt nếu không thay đổi sớm. Đức Hạnh chính là người dẫn dắt Quang Huy vào mối quan hệ tình yêu mà gần như là người bị động, giống như một tên lính bị người chỉ huy sai khiến. Và với Đức Hạnh thì bà nghĩ “Tình yêu của chúng mình là sản phẩm của lịch sử, của cách mạng, sự hôn phối của chúng ta mang ý nghĩa biểu tượng của xu thế lịch sử”. Trong cái giờ phút trang hồng ấy, Đức Hạnh buộc Quang Huy lấy mình bởi nếu khơng ơng
phải trả một cái giá đắt cho hành động phản bội cách mạng và một người phụ nữ suốt đời trung thành với lý tưởng của cách mạng. Cuộc hơn nhân khơng có tình u nhưng lại phù hợp với xu thế. Trong “Cuồng phong”, Nguyễn Phan Hách cũng nhắc đến cuộc hôn nhân “chỉ thị” với trường hợp của Vũ Hùng - anh hùng cách mạng tháng Tám nhưng lại là con rể của địa chủ và Huệ, người phụ nữ tiên phong của cách mạng trong giai đoạn mới. Cũng giống như Quang Huy, Vũ Hùng buộc phải lựa chọn lấy Huệ nếu không muốn trở thành tội đồ của cách mạng vì chót làm cho chủ tịch xã Đông Phong mang bầu. Chưa bao giờ có tình cảm, lấy nhau do cưỡng cầu mà thành nên họ khơng có được những xúc cảm yêu đương mà chỉ ràng buộc trách nhiệm.
Sự lựa chọn bắt buộc đầy tính mâu thuẫn của con người cịn được bắt đầu hiện thực khách quan của những năm đầu của phong trào công cuộc cải cách ruộng đất, một luồng gió mới thổi hồn vào các làng quê Việt Nam. Phong trào đấu tố địa chủ diễn ra sơi nổi. Nhà nào giàu thì đều bị quy địa chủ, đấu tố để đạt số lượng dẫn đến sai sót. Cuộc đấu tố khơng chỉ là các địa chủ ở quê thậm chí cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh, cho tới trung ương đều bị nông dân triệu hồi mang ra đấu tố, vì tội “giàu”. Cứ thế các làng quê thơ mộng, hiền lành bị cơn cuồng phong vị nát nhàu. Con người rơi vào hồn cảnh phải lựa chọn giữa một bên là lý tưởng cách mạng và một bên là gia đình, gây nên thảm cảnh con từ cha, chồng từ vợ, anh em từ nhau. Hàm (Cuồng phong) dù cố gắng thoát khỏi cơn cuồng phong nhưng cũng không thể, Hàm bắt buộc phải viết cam kết, vạch tội bản thân và hứa từ bỏ giai cấp xuất thân, từ bỏ mẹ đẻ, quan hệ mẹ con. Hùng con rể bà Nghè cũng viết cam kết bỏ vợ là Lan Viên nếu không muốn ra khỏi quân đội. Văn (Người đàn bà buồn) người làm cách mạng tiên phong, cống hiến cả tài sản cho cách mạng nhưng cuối cùng lại phải ra khỏi qn đội sớm vì có xuất thân từ thành phần phong kiến quan lại. Thời mới là thời đại của công nông. Văn đau khổ, bất lực nhưng phải phục tịng. Vì sự nghiệp của mình và để tránh liên đới vì là con địa chủ phong
kiến, Văn đã viết thư từ cha mình. Ơng Quan nghè cũng khơng vì thế mà đau lịng, bởi ơng đã có sự lựa chọn của riêng mình, trong tiếng trách mắng Văn từ mọi người, ông Nghè đã khuyên răn “Các con đừng nghĩ thế tội nghiệp nó. Nó bắt đầu vào đời. Đời nó cịn dài. Nó phải sống. Còn thầy, thầy đã già đã hết thời. Thầy sống đã đủ. Ta cố chấp làm gì lời lẽ trong ấy. Điều quan trọng là phải tìm cho mình con đường riêng để sống. Mỗi người một số phận khơng ai cưu mang được ai”[11; tr. 105]. Đó là những lời chấp nhận chứa đầy nước mắt của những bậc sinh thành đã chấp nhận sự an bài của số mệnh mà khơng có bất kỳ sự phản kháng nào. Bởi đến tận cùng đó là quyết định khơng thể thay đổi. Nhìn lại một giai đoạn đã qua, những mất mát trong cuộc cải không chỉ là tiền bạc, đất đai, nhà cửa mà đó cịn là tình người. Từ người bị đấu tố, Hùng (Cuồng phong) cùng nhiều cán bộ khác phải “lấy công chuộc tội”, tìm cách đấu tố đủ “chỉ tiêu” để được tha bổng theo chính sách của nhà nước. Người ta khơng làm gì, chỉ rình mị đấu tố nhau. Cán bộ được gạo hàng tháng phải chia đều cho bần cố thành ra ai cũng đói, nếu khơng chia thì lấy đâu người đi phát hiện vì vậy đã nghèo lại càng hoàn nghèo. Tất cả những mâu thuẫn chồng chéo, đan cài tạo nên những khoảnh khắc xung đột đầy mâu thuẫn.
Xây dựng nhân vật, đặt con người trong những hoàn cảnh mâu thuẫn gắt gao Nguyễn Phan Hách khiến cho nhân vật buộc phải có sự lựa chọn, đơi lúc những lựa chọn đó mang tính chất giới hạn cực độ với con người, từ đó tính cách, bản chất và suy nghĩ của nhân vật được bộc lộ rõ nét. Cũng từ việc đặt nhân vật vào những lằn ranh mong manh của số phận là cách Nguyễn Phan Hách muốn thử sức chính nhân vật và từ đó gợi mở sức ảnh hưởng với những suy ngẫm về tác phẩm.