Con người mang vận mệnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn phan hách (Trang 45 - 55)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Con ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách

2.2.1. Con người mang vận mệnh lịch sử

Con người ln chiếm vị trí trọng tâm nghiên cứu, là các vấn đề mang tính cốt lõi của các lý luận xã hội và nhân văn…Trong văn học, con người luôn là khởi nguồn cho mọi sáng tác. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi một tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của chặng đời sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện”[4; tr.2]. Do đó con người đóng vai trị và có vị trí then chốt trong đời sống của văn học. Văn học có thể khơng có nhân vật nhưng tất yếu phải là những câu chuyện chứa đựng cõi nhân sinh để từ đó làm cho con người lương

thiện hơn, nhân ái hơn, đa dạng, phong phú, từng trải và hiểu biết hơn trên nhiều phương diện của đời sống xã hội.

Nếu như trong thơ, con người là chân dung tâm hồn. Trong thể loại kịch, con người luôn xuất hiện trong những mối quan hệ xung đột - hành động. Còn con người trong tiểu thuyết là con người của sự tổng hợp, có thể khai thác ở chiều sâu, chiều rộng của không gian và thời gian, cả vĩ mô và vi mô của đời sống nhân vật, từ ngoại hình đến tính cách, cảm xúc và chiều sâu tâm lý. Trong tiểu thuyết con người được khai thác trên nhiều phương diện khác nhau và thậm chí cịn được xây dựng đủ để đi hết cả một cuộc đời từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi. Đó chính là khả năng phản ánh hiện thực quy mô lớn mà tiểu thuyết mới đủ dung lượng dự trữ.

Theo vịng xoay mang tính quy luật tất yếu của thời gian cùng với sự vận động khơng ngừng của tiến trình văn chương, nhà văn được sáng tạo với nhiều đề tài khác nhau, hiện thực đời sống mới được coi là nguồn cảm hứng mới với nhiều tác giả song viết đề tài chứa đựng yếu tố lịch sử vẫn là một lựa chọn ưu tiên của nhiều tác giả trong văn học đương đại. Tiểu thuyết với những sự kiện lịch sử được ra đời để đáp ứng nhu cầu được nghe lại tiếng nói, sống lại những giây phút thiêng liêng của dân tộc, những đau thương, mất mát nhưng cũng đầy tự hào vinh quang. Về với cội nguồn, kết nối thực tại là cách để người làm sáng tạo nghệ thuật ca ngợi những giá trị, vẻ đẹp truyền thống đồng thời khơi gợi niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm của con người với cả quá khứ và tương lai. Con người trong các tác phẩm văn học không chỉ được nhìn nhận ở góc độ cá nhân, bản thể đơn thuần mà còn là con người của cả cộng đồng, dân tộc. Nhìn chung số phận của họ gắn liền với vận mệnh của dân tộc, quốc gia. Không mang những triết lý nặng nề về mặt kết cấu, tiểu thuyết lịch sử đương đại bắt kịp xu hướng văn chương của thời đại nhưng vẫn gần gũi với đời thường và giản dị hơn bao giờ hết. Các nhà văn lý giải lịch sử theo những dòng hồi tưởng và trong cách xây dựng nhân vật.

Tiểu thuyết có chứa đựng yếu tố lịch sử cũng hấp dẫn Nguyễn Phan Hách theo một cách rất riêng và là niềm khao khát mãnh liệt trong cuộc đời cầm bút của ông. Cùng việc khái quát các sự kiện tiêu biểu vào trong sáng tác của mình, Nguyễn Phan Hách từng bước chuyển động theo nhịp thở của lịch sử và thổi hồn vào đó tính cách, suy nghĩ rất “đời” thông qua hệ thống các nhân vật. Sáng tác của Nguyễn Phan Hách thường bám sát theo tiến trình vận động lịch sử. Thơng qua từng chặng đường phát triển của cách mạng, những biến thiên thay đổi của thời đại, hình tượng con người được xây dựng, bản chất của lịch sử trong những giai đoạn đã qua được tái hiện và khắc họa tương đối đầy đủ. Thậm chí có những giai đoạn cần lãng quên thì Nguyễn Phan Hách tập trung nhắc lại để phản ánh những sự thật lịch sử của một thời kì đã qua. Từ đó khẳng định những giá trị về con người rất riêng mà ông đặc biệt xây dựng trong phần lớn các sáng tác.

Phải nói rằng con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách luôn trăn trở về số phận trong cuộc biến thiên lịch sử và dù muốn hay không họ đều có trách nhiệm với vận mệnh quốc gia. Giữa dòng chảy khắc nghiệt của bánh xe lịch sử, họ là một trong những nhân tố không thể thiếu. Không được lựa chọn cuộc sống cho riêng mình, con người trong tác phẩm thường gắn liền với những sự kiện, biến cố của lịch sử thế kỉ XX. Sứ mệnh của họ là hoàn tất những câu chuyện theo đúng diễn trình của nó. Chính trong lịch sử, vận mệnh của họ thay đổi. Ở tiểu thuyết “Cuồng phong” các tuyến nhân vật thể hiện rõ những bi kịch mang số phận của lịch sử. Bi kịch gia đình, vịng xốy lịch sử đã đẩy nhân vật vào bước đường cùng. Không né tránh những sai lầm trong quá khứ, Nguyễn Phan Hách đã thẳng thắn đề cập đến những thiếu sót của cách mạng trong giai đoạn sơ khai.

Bà Nghè Vũ Thị Ngần vợ địa chủ Nguyễn Đức Nguyên cấp tiến tiên phong trong phong trào Duy Tân, bà lại có con trai, con rể là những người

có cơng lớn với cách mạng nhưng bà bị tịch thu Thạch Gia Trang, mọi của cải, tài sản phải chia đều cho người nông dân, bà cả đời hiền hậu, sống lương thiện, nuôi bộ đội trong thời kỳ cách mạng nhưng lại bị đấu tố, quy chụp thành người bóc lột nhân dân lao động để làm giàu cho bản thân mình. Bà mang trong mình số phận được lịch sử lựa chọn và chưa bao giờ bà được làm chủ chính cuộc đời mình. Từ khi là một thiếu nữ cho đến khi đã già, cơn biến thiên của lịch sử cuốn bà theo hết vịng xốy này đến vịng xốy khác. Lan Viên con gái bà Nghè cũng cùng một số phận bi kịch. Trước đây lấy Hùng một cán bộ nòng cốt của cách mạng, vào giai đoạn cải cách ruộng đất, Hùng buộc phải viết thư từ bỏ vợ để thốt thân, sau lấy Phong thì Phong tham gia vào mặt trận Nam Bộ, rồi có vợ mới, chỉ gửi phong thư xin lỗi cho Viên, và mong Viên quên đi một thằng “khốn nạn” khơng đáng như mình. Nhận được thư Viên khơng khóc nổi bởi sau biết bao biến cố, khơng biết từ khi nào Lan Viên đã trở thành người phụ nữ “trơ lì” với cảm xúc cá nhân và coi đó là một sự thật cũng giống như lịch sử buộc cô phải chấp nhận. Có thể nói, Lan Viên là người phụ nữ có số phận đau khổ bị lơi tuột vào cơn cuồng phong của thời đại, mọi biến cố như được sắp đặt từ trước.

Không chỉ ở “Cuồng phong” mà trong tiểu thuyết “Mê Cung”, “Người

đàn bà buồn” số phận nhân vật cũng gắn liền với lịch sử được thể hiện rõ nét

gắn liền với những biến động lớn lao của dân tộc, con người chỉ còn cách chấp nhận và thỏa hiệp với số mệnh cuộc đời. Đó khơng chỉ là bi kịch của riêng cá nhân ai mà là bi kịch của thời đại được xây dựng từ bức tranh của một gia tộc với nhiều thế hệ, thành phần khác nhau. Ông Quang Huy (Mê

Cung) đã từng phải đau đớn mà thốt lên rằng “Hãy nhìn sự việc bằng con mắt

lịch sử. Sự ly tán bốn phương của gia đình tơi là hồn cảnh tất yếu do lịch sử tạo nên” [10; tr.17]. Bởi cái gia đình ấy nhà có 5 người con thì có đến 4 người bên trời Âu. Mỗi lần họp gia đình thì “những đứa cháu chung người ơng nội, ngoại là cụ Nghè múc, nhưng nói bốn thứ tiếng khác nhau. Đứa nói tiếng Mỹ,

đứa nói tiếng Đức, đứa nói tiếng Pháp, đứa nói tiếng Bỉ, khơng đứa nào hiểu đứa nào, phải chờ phiên dịch…thật buồn cười…” [10; tr.10].

Mỹ Dung (Người đàn bà buồn) sinh ra trong một gia đình quan. Cách mạng thành công, nông dân vươn lên trở thành chủ nhân đất nước. Cả gia đình quan Nghè bao trùm nỗi lo lắng “Ơng tôi thẫn thờ như người mất hồn. Cô Dung như đứng trên lửa, như ngồi trên than, mắt thâm quầng không ngủ, suốt ngày ngồi bàn bạc trong nhà, khi trở ra mắt đỏ hoe” [10; tr.71], dù Văn (con trai ông Nghè) là quan to của cách mạng, vét từng đồng ở Trại Sơn để cống hiến cho cách mạng nhưng cũng không tránh khỏi bị trừng phạt quy vào địa chủ. Mà tội ở đây là gì? Là vì giàu hơn người nghèo. Trước hồn cảnh số phận khi nhà nho đã hết thời, những giá trị xưa nay bị lật đổ để một thời đại mới lên ngôi, ông quan Nghè treo cổ tự vẫn, Mỹ Dung tìm đường sống cho bản thân bằng cách vượt tuyến vào Nam. Trước khi vượt tuyến “Mỹ Dung ngắm trời sao. Mênh mông quá. Đâu là bến bờ. Đâu là nơi đi tới. Phiêu lưu mạo hiểm cực kì. Nhưng cánh bèo thì cịn cần gì nữa. Dạt đến đâu thì dạt. Dạt đi, dạt đi, trôi đi, trơi, ra sao thì ra” [11;tr.145] và rồi cuối cùng “Tấm thân liễu yếu đào tơ vượt qua cả vĩ tuyến địa cầu bằng sải tay của mình. Vượt qua biên giới chế độ, biên giới quốc gia, biên giới hệ thống xã hội, biên giới hệ thống tư tưởng” [11; tr.156]. Có thể thấy lịch sử được chuyên chở trên đôi vai của Dung cũng không sai. Người con gái ấy dám một mình vượt tuyến vào Nam, đau khổ khi chứng kiến người từng u mình lên xe hoa vì danh vọng, kết hơn với một cố vấn người Mỹ và rồi trốn chạy khỏi đất nước với tư cách của một người thất bại. Mỹ Dung không giống bà Nghè hay Lan Viên (Cuồng

phong) khi chấp nhận vận mệnh như một lẽ tất yếu mà ln cố gắng thốt

khỏi những ràng buộc thơng thường trói chặt người phụ nữ. Nhưng cuối cùng dù bằng cách nào đi nữa họ đều mang trong mình một điểm chung là thua lại số mệnh, lịch sử lựa chọn họ và cuốn họ vào guồng quay của bão táp. Có một điều dễ dàng nhận thấy, Nguyễn Phan Hách dường như có sự đồng cảm đặc

biệt với nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Ơng nhìn nhận người phụ nữ vẻ đẹp nội tâm, hình thể, sức chịu đựng và tinh thần vượt lên số phận. Đó là cuộc đời của những người phụ nữ làm cách mạng như bà Đức Hạnh (Mê Cung); Huệ (Cuồng Phong); Mỹ Dung (Người đàn bà buồn); cho đến những người phụ nữ giản dị, hiền lành, lương thiện như Nôen (Mê cung); Lan Viên (Cuồng

phong); thậm chí cả những người phụ nữ lãng mạn, mơ mộng pha chút quái

đản như Trinh, Hiền (Mê Cung), hay những chị em nơng dân chân lấm, tay bùn, xấu xí như Gái Nhỡ (Cuồng phong) đều được soi chiếu dưới một vẻ đẹp quyến rũ, những nét cá tính riêng nhưng thể hiện một thái độ thương cảm, chân trọng và cảm thông sâu sắc. Họ cũng chính là đại diện của một tầng lớp trong xã hội cần được nhìn nhận lại nghiêm túc.

Trong các sáng tác, Nguyễn Phan Hách còn lý giải lịch sử, soi rọi con người dưới tọa độ đời tư - thế sự - nhân văn để làm nên hệ chủ đề trong các hư cấu tự sự lịch sử của mình một khát vọng tự do, tình u đơi lứa và hạnh phúc gia đình nhưng vẫn gắn liền với các yếu tố lịch sử. Viết về lịch sử có chứa đựng yếu tố tình u, “Giàn thiêu” và “Bí mật hậu cung” là những tác phẩm vô cùng tiêu biểu. Nếu nhà văn Bùi Anh Tấn trong “Bí mật hậu cung” xây dựng câu chuyện tình u đẹp, từ đó thể hiện khát khao đi tìm kiếm giá trị của tình u đồng tính qua những mối tình éo le trắc trở và khát vọng của “thế giới thứ ba” là được sống thật với chính con người mình và được mọi người công nhận. “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo lại là tình yêu định mệnh đầy bao dung, trong trẻo của chàng Cá Bơn dành cho Nhuệ Anh, tình yêu điên rồ, đầy dục vọng của Lý Câu với Nhuệ Anh... Gương mặt tình yêu in dấu cả nét rạng rỡ hạnh phúc lẫn nỗi đau đớn khổ lụy, cả sự thánh thiện, thuần khiết lẫn vẻ tăm tối dày vị. Thì tình u trong tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách lại có sự khác biệt với hai tác phẩm nổi tiếng trên, khơng lấy những nhân vật có thật trong lịch sử làm nhân vật trung tâm xây dựng nên câu chuyện của mình mà tiểu thuyết lấy bối cảnh lịch sử thế kỉ XX với nhịp độ sục sôi, hối hả của

những biến chuyển không ngừng nghỉ làm trọng tâm. Câu chuyện tình yêu cũng nảy sinh từ hiện thực lịch sử. Đó là những câu chuyện tình u bất chấp khoảng cách địa lý, khơng gian, thời gian, những khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc. Tình u đó cịn đại diện cho khát vọng hịa bình, cho những trái tuyến đối lập của thế giới nhưng tựu chung lại đều có được những kết thúc tương ứng. So sánh ở đây, chúng tôi chỉ dựa trên câu chuyện khai thác khía cạnh tình yêu để làm rõ cách xây dựng những câu chuyện tình yêu bắt nguồn từ lịch sử của Nguyễn Phan Hách và phương pháp xây dựng những giá trị tình yêu của riêng ông. Điển hình như tình yêu của Quang Huy và Nôen (Mê Cung) được Nguyễn Phan Hách khai thác từ những tình cảm đơn thuần, ngây thơ nhất. Họ yêu nhau từ khi là những cô cậu nam sinh, nữ sinh cịn trẻ, nhưng vì chiến tranh họ xa nhau, ba mươi năm sau gặp lại tình cảnh thật trái ngược. Trong khi Quang Huy đã tìm được hạnh phúc mới của đời mình và có hai người con thì Nơen vẫn trinh ngun một tấm lịng thủy chung với người yêu cũ. Hành trình tìm lại nhau và tìm lại cảm xúc của một thời là mạch đập xuyên suốt trong tồn bộ nội dung câu chuyện. Bởi tình đầu là thứ cảm xúc mãnh liệt nhất và dù có kinh qua bao nhiêu lịch sử đau thương thì tình u vẫn ln đọng lại trong trái tim của những người đang yêu và khao khát có được hạnh phúc lứa đơi như Quang Huy hay Nơen. Tình u quả thực có một sức hút kỳ diệu, nó cho thấy từ sâu thẳm tình người, nhân loại khi đi tìm ý nghĩa đích thực của đời sống.

Trong “Cuồng phong”, câu chuyện tình yêu của những người trẻ như Trung và Lữ, những thế hệ mới của đất nước, thành phần trí thức thời đại mới cũng vơ cùng đặc biệt. Trung được cử đi Liên Xô học theo chế độ, Lữ xa quê hương từ khi chế độ cộng hòa sụp đổ. Là hai anh em, đứng hai đầu chiến tuyến cũng giống Vĩnh - Hàm. Trung và Lữ xa cách nhau nhiều năm, cho đến khi vòng tròn số phận đưa họ gần nhau. Cuộc gặp gỡ của hai người tại Liên Xô cùng Lida (người yêu Lữ), và Vera (người yêu Trung) cho thấy họ vẫn

trong cơn địa chấn của lịch sử dù thời đại đã đổi thay, những giá trị mới khiến họ trở lên lạ lùng, cả hai cặp đôi đều yêu nhau nhưng khơng muốn cưới nhau vì họ ghét ràng buộc và ghét sinh con đẻ cái. Tình u đó vượt ra khỏi bên ngồi biên giới lãnh thổ của một tình u thơng thường bởi người yêu Trung là cơ gái Nga xinh đẹp cịn người u Lữ là một cơ gái trí thức người Mỹ. Có lẽ khơng phải chỉ là ngẫu nhiên mà người yêu của hai anh em đứng ở hai đầu chiến tuyến cũng có nguồn gốc từ hai cường quốc đang trong xu thế đối đầu nhau. Khát vọng xây dựng một tác phẩm mang tầm cỡ đã được tác giả thể hiện rõ trong mối quan hệ của bốn con người trẻ này và vịng xốy trong câu chuyện tình yêu của họ. Tình yêu được hòa lẫn trong những câu chuyện “chính trị”, nhưng vẫn được tiếp diễn theo đúng trình tự của cảm xúc cá nhân. Nguyễn Phan Hách ln trân trọng những giá trị riêng của tình u, đó khơng chỉ thuần là những dục vọng cá nhân thơng thường mà cịn thể hiện những quan niệm về đời sống nội tại của con người.

Con người cá nhân dưới vịng xốy lịch sử không chỉ dừng lại trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn phan hách (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)