5. Cấu trúc luận văn
2.1. Hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách
2.1.2. Hiện thực sinh hoạt đời thường
Hiện thực cuộc sống đa dạng, phức tạp sinh động luôn là đối tượng phản ánh của văn học đặc biệt là tiểu thuyết. Nếu như tiểu thuyết Việt Nam trước năm 1975 đòi hỏi một quan niệm lạc quan về hiện thực, cái nhìn lý tưởng hóa về sự vật, hiện tượng, tính minh họa nổi trội thì sau năm 1975 tiểu thuyết có những biên độ được mở rộng hơn rất nhiều. Hiện thực với bức tranh muôn màu được các nhà văn sáng tạo, khai thác một cách triệt để trên nhiều phương diện.
Tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách nắm bắt được tinh thần của thời đại mới xây dựng nên một không gian hiện thực với nhiều mảng màu khác biệt. Đó là việc lồng ghép giá trị truyền thống dân tộc với hình ảnh làng quê giếng nước, gốc đa, hình ảnh lễ hội văn hóa, đám đơng, cùng với đó là những cuộc vận động, biểu tình chính trị nhưng được viết rất tự nhiên. Các giá trị hiện thực của đời sống vận động theo dòng chảy của lịch sử dân tộc được đưa vào tác phẩm như vốn dĩ phải tồn tại trong hầu hết các sáng tác của Nguyễn Phan Hách. Trước tiên khơng gian sinh hoạt gắn liền với hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, với khung cảnh của một nếp sống nho gia đã qua. Đó là giấc mơ ban đầu thủa còn thơ bé của nhân vật “Tôi” trong tiểu thuyết “Cuồng phong”: “Đây rồi, cây đa đầu làng, giếng nước, trăng vàng, ngõ trúc ao thu có Tam Nguyên Yên Đổ chẳng thiết làm quan đại thần về quê câu cá làm thơ. Tôi mở cổng tre. Mẹ tôi làm khăn mỏ quạ trong ngơi nhà rơm vàng óng bước ra. Tôi ăn cơm cà pháo với canh cua, chơi đánh đáo, thả diều xem chị Mõ trêu các vị kì mục trong làng ăn khốn cơ màu chửa hoang” (Cuồng phong). Hay hình ảnh “Cảnh cầu ao tre có cô gái vén quần khỏa chân. Cảnh mái đình cong vút. Ngõ trúc quanh co, bóng người đàn bà nón thúng quai thao. Cây đa giếng nước đầu làng”[10]. Không chỉ
ngẫu nhiên mà trong phần lớn các tiểu thuyết của mình, Nguyễn Phan Hách đều xây dựng nên một khơng gian cổ kính như Thạch Gia Trang (Cuồng
Phong), Trại Sơn (Người đàn bà buồn), đồn điền Trại Dẻ (Mê Cung). Nơi đây
chính là khoảng khơng gian lưu giữ những giá trị sinh hoạt truyền thống, vẻ đẹp của thời kì nhà nho; “Gia trang xưa mênh mơng, có ngịi tiểu khê, có hồ Thanh Trì, có lầu Nghênh Phong, có vườn cổ thụ, có cầu Thệ Thủy. Nhà cổ đại khoa dài bát ngát cả chục gian. Sân, hè, bậc thềm, đường đi toàn lát đá xanh lấy trên núi gần nhà”[9, tr. 9]. Hay vẻ đẹp nên thơ, trữ tình, mang đậm màu sắc của lưu luyến những ngày tháng đã qua đồng thời cũng gần gũi, dung dị với những hồn người thổn thức “Chiếc cổng rào tre được chống lên, trước mắt cậu Cử là khn hình phong cảnh nếp nhà tranh, sân đất rêu, con cún vàng đang nằm ngủ, chum hứng nước mưa dưới gốc cau xanh”[10]. Đó cịn là “Cả một vùng đồi thấp được trồng dã hương thành hoa viên. Có suối chảy bên bờ đá cuội, có hồ thả sen mênh mơng, giữa có lầu mái đá để thưởng trà, ngắm trăng hóng gió…”(Người đàn bà buồn). Một khung cảnh đẹp, buồn đến não lòng mà cũng đầy chất thơ được gắn mác trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Phan Hách. Phong cách sinh hoạt nhàn nhã, hưởng thụ của một bộ phận quan lại nhà nho xưa thích “thưởng họa ngắm trăng” với các nàng hầu xinh đẹp biết đàn ca, hát ngọt cũng được tác giả thường xuyên đề cập đến, nét văn hóa nho nhã của một thời nay chỉ cịn trong dĩ vãng “Ơng Nghè cấm cung trong dinh Trại Sơn…Bốn mùa ánh nắng lọc qua tàng đại thụ Dã Hương mới rọi được xuống mái hiên. Sáng uống trà Tàu, trưa nhấp rượu Cúc, chiều dạo bước Lan Viên, tối có nàng hầu trẻ đẹp nâng giấc”[11; tr. 44]. Chính trong khơng gian sinh hoạt ấy đã khơi ngợi nguồn cảm hứng và góp phần hình thành lên tính cách của các nhân vật và cũng là nơi chứng kiến những thay đổi, biến động của cả một giai đoạn lịch sử.
Hiện thực sinh hoạt còn gắn liền với khơng gian của một vùng văn hóa được liên tục nhắc lại thơng qua các lễ hội truyền thống. Không gian sinh hoạt
trong những ngày lễ hội ở làng quê được miêu tả như một bức tranh dân dã thân thuộc gắn với những phong tục tập quán của người dân xứ Bắc. Đây cũng được coi là một khoảng khơng gian trai gái làng xưa có dịp gặp gỡ nhau để thỏa ước nguyện lứa đôi. Trong tiểu thuyết “Mê Cung”, Nguyễn Phan Hách miêu tả khung cảnh hội hè: “Tháng Giêng làng nào chẳng có hội. Làng Trúc bên kia có hội chen đêm ... Nắng tháng riêng reo như bọt nước tan. Suốt cả đêm gái trai làng Trúc mong đợi hội này. Suốt chiều người ta rập rình ở các ngõ, để chờ tắt nắng một cái là lao ra đường”[10; tr. 23]. Vậy là trong những lễ hội Chen trơi qua trên đường như những đợt sóng. Trái ngược trong đình làng đang có cuộc tế thần, hết canh ba mới lễ tất thì ngồi đình “Con trai con gái tha hồ chen nhau, sờ soạng nhau. Có thế mới mưa thuận gió hịa, lúa má chẳng sâu xia, người khơng có dịch bệnh, quan ơn chẳng đến làng…”[10; tr. 24]. Nét phong tục xưa của con người Kinh Bắc cứ vậy được khắc họa rõ nét thông qua những hoạt động văn hóa chung. Cảnh tượng quen thuộc ấy thậm chí cịn in đậm trong mỗi tâm hồn của con người Việt Nam. Lễ hội Chen kết thúc bằng những hình ảnh đặc biệt “Ngoài nhà giải vũ bọn trương tuần quản xã đã dốc ngược các chai rượu tu giọt cuối cùng, xé lá chuối gói lấy phần thịt mỡ xương xẩu ăn thừa. Mỗi đứa một chiếc roi song lăm lăm. Chúng có nhiệm vụ khi tiếng trống thu khơng vừa dứt, là xông ra đường. Thời hạn cho trai gái nô đùa nhau đã hết” [10; tr. 24]. Khung cảnh của những lễ hội khác cũng được nhắc đến như lễ hội Vật trâu, thậm chí là những nét sinh hoạt thường thấy ở làng quê như trai làng đánh nhau với đám con trai phố Phủ hay xuống ghẹo gái làng (Cuồng phong); cảnh lao động tập thể được nhìn dưới góc độ vui vẻ, gần gũi của thanh niên nam nữ giống như lễ hội ngày mùa được khắc họa trong tiểu thuyết “Cuồng phong” “Hùng khỏe quá, đập lúa mà cứ như trò chơi. Chỉ quật vài ba cái xuống cối đá, lúa đã rụng hết. Khi néo lúa Hùng quật xuống, cứ như thế nhịp nhàng trong ánh trăng như múa…cả đoàn thợ gặt, cơ nào cũng địi đu tay. Được quay mấy vịng mới đi đập lúa tiếp”[9].
Không gian hiện thực sinh hoạt còn là khúc hát hào hùng về cuộc sống văn hóa lao động trong những năm tháng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Đó là cuộc sống đổi mới của con người ở khắp các làng quê Bút Nam trong tiểu thuyết “Cuồng phong” khi có luồng gió mới của cách mạng xuất hiện. Khung cảnh sinh hoạt được thể hiện rõ với những nét biểu hiện trong khơng khí hồ hởi, vui tươi của cách mạng. Làng q khơng cịn thân thuộc như bao năm tháng trước mà dân làng hào hứng với những nhịp bước của cuộc chiến đấu. Gà gáy trưa phụ nữ ra đình tập một hai mốt cùng hô to khẩu hiệu “Cùng nhau đi hùng binh. Đều chân ta cùng bước…Tiến tới hy sinh. Tiến lên quân hồng”[9; tr. 69]. Con trai con gái xưa chỉ biết quanh quẩn với con trâu, đám mạ thì nay đều ra đình tập trận cịn trêu ghẹo nhau nữa. Những ngày này còn được tác giả miêu tả rằng “Chẳng ai thiết ra đồng cày cấy gì nữa. Chỉ suốt ngày ngồi bàn chuyện, cách mạng. Làm cách mạng, sao còn phải đi cấy cày”[9; tr. 70]. Khơng gian làng q vì vậy khơng chỉ khắc họa những bức tranh đơn sơ, giản dị mà còn chứa đựng những biến động theo từng quá trình vận động của lịch sử dân tộc và nhân loại. Cách mạng cịn mang đến sự bình đẳng trong đời sống, có cách mạng, con trai con gái ngang hàng nhau, cách mạng cho đàn bà được tham gia tất cả các công việc xã hội, đàn bà làm chiến sĩ tự vệ, tập mốt hai mốt cùng đàn ông.
Cách mạng tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa non trẻ ra đời, gặp phải nhiều những khó khăn, thách thức khi bị giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm cùng bao vây chống phá. Nhưng cũng từ đây những phong trào lao động, học tập diễn ra sôi nổi trên khắp các làng q. Khơng khí vừa sản xuất, vừa chiến đấu diễn ra nhộn nhịp cùng với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Để giải quyết được nạn đói, chương trình “Hũ gạo cứu đói” được thực hiện tích cực “Trong mỗi lần vo gạo thổi cơm, bốc ra một
nắm cho vào cái hũ riêng, để ủng hộ người đói. Tức là nhà mình bớt đi một hai bát cơm, góp lại cho người thiếu ăn” [9; tr. 89], phong trào thể hiện tinh
thần “Tương thân tương ái” “lá lành đùm lá rách” của dân ta. Dù trong hoàn cảnh nào tinh thần ấy luôn hỗ trợ nhau trong đời sống sinh hoạt, đoàn kết đánh giặc. Ban ngày, mọi người cùng nhau ra đồng làm việc, buổi tối tụ tập ở sân đình tập mốt hai mốt, rèn thêm mã tấu, đắp lũy đào hào. Phong trào Tuần Lễ Vàng cũng được toàn dân hưởng ứng tham gia để ủng hộ kháng chiến, ủng hộ chính phủ với khẩu hiệu được nhân dân bút Nam theo “Đeo khuyên chỉ tổ nặng tai - Đeo vịng nặng cổ hỡi ai có vàng”. Sơi nổi nhất là khơng khí của
làng quê trong những ngày tháng diễn ra phong trào “Bình dân học vụ”. Từ cụ già cho đến các em nhỏ không phân biệt tuổi tác nam nữ, ai cũng được học chữ quốc ngữ “Tối đến các nhà gọi nhau ơi ới ra đình ra điếm. Đèn sáng như sao sa. Trước kia chỉ có trẻ con cắp sách. Lớn xác ai cịn học nữa. Mà học làm gì. Nhưng giờ, dân nước độc lập, người cách mạng phải biết chữ chứ” [9; tr. 88]. Cả một không gian sinh hoạt lao động hiện lên với những hình ảnh cơ gái “mặc áo cộc trắng, tay trần nõn nà, uốn lượn mềm mại như sóng” múa từng những động tác “nhổ mạ”; “cấy”; “gặt” rồi “đập lúa”. Bức tranh sinh hoạt ấy khơng chỉ được nhắc theo nghĩa tích cực mà cịn được viết hài hước mà hóm hỉnh “Thanh niên phụ nữ đi học vui nhất, tha hồ ngồi cạnh nhau cấu véo nhau…Tay cô gái đi cầm cuốc, đi cấy, đi gặt khéo léo thế, nhưng cầm cây bút thì cứ dại đờ ra, khơng có gân cốt. Mà cây bút thì bé tẹo chứ to nặng gì. Vừa tơ vừa cười khúc khích.”[9; tr. 66]. Thời đại mới, lý tưởng mới góp phần giải phóng tự do cá nhân “Con trai con gái xưa ru rú ở nhà, nam nữ thụ thụ bất
tương thân, giờ được xổng chuồng, ùa ra sân đình, vừa tập đi hùng binh vừa cấu véo sờ vú nhau. Cứ thế này chúng đi mãi, tiến lên quân hồng đến thế giới đại đồng cũng chưa chán” [9; tr. 66].
Theo bước chuyển động lịch sử của dân tộc, Nguyễn Phan Hách thường điểm danh những vấn đề sáng nhất của lịch sử để phản ánh. Cuộc sống của con người trong giai đoạn của hợp tác xã, tổ đổi công được tác giả được ghi chép dưới ghi chép Đức Hàm (Cuồng phong), đã đưa người đọc đến
với xã Đông Phong, cánh chim đầu đàn đi đầu trong trong trào Hợp tác xã Nơng nghiệp. Khơng khí “hội hè” cách mạng sục sôi của nhân dân lao động, nhà nào nhà đó vui như Tết “Mỗi sáng tiếng trống, tiếng chiêng vang lên báo hiệu giờ đi làm. Người lấy trống, chiêng trong đình miếu ra làm hiệu lệnh. Từng đoàn người rồng rắn kéo nhau ra đồng. Nhóm cày, nhóm cuốc, nhóm gánh phân, nhóm nhổ mạ, nhóm cấy. Tất cả làm tập đoàn, vui như Tết. Y như từng tốp công nhân trong nhà máy. Đến trưa tiếng trống chiêng lại vang lên hết giờ làm. Mọi người về. Những ông đội trưởng, đội phó, thư kí lăm lăm những cuốn sổ cái to bằng cái quạt nan ghi tên chấm điểm cho từng người. Cuối vụ cộng sổ điểm, căn cứ vào số thóc mà chia cho xã viên” [9; tr. 221]
Sau khi kháng chiến thành công những dấu ấn về đấu tranh giai cấp giai đoạn 1945-1975 vẫn cịn đọng lại mãi trong tâm trí của nhiều thế hệ. Hình ảnh hiện thực sinh hoạt của những năm đầu của cơ chế thị trường cũng được khắc họa trong tiểu thuyết của Nguyến Phan Hách dưới góc nhìn về một lối sống cởi mở, tự do, dân chủ trên nhiều phương diện. Các giá trị truyền thống tốt đẹp xưa đã thay thế cho các giá trị mới du nhập khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu chảy ồ ạt vào Việt Nam, các dự án kinh tế cùng những thay đổi cơ chế quản lý của nhà nước dần mang lại diện mạo mới cho quốc gia vực dậy từ đổ nát của chiến tranh. Các công ty, nhà máy, khách sạn, đường sá được mở rộng hơn. Đi đôi với tốc độ phát triển kinh tế thần kì là hiện tượng tham nhũng, chiếm đoạt của công, cắt xén, biển thủ công quỹ của một bộ phận cán bộ nhà nước cùng chân lý rút ra là “Có tiền là có tất cả. Tất cả để kiếm tiền. Thật nhiều tiền. Kiếm tiền bằng bất cứ giá nào”. [9; tr. 413]. Con người không từ bất cứ thủ đoạn nào để kiếm được tiền dù đó khơng phải là những đồng tiền chân chính. Cứ thế con người thời đại mới lao vào những giá trị về tình, tiền mà bỏ qua những giá trị đích thực. Vịng quanh hiện thực của cuộc sống vẫn chuyển động theo đúng quỹ đạo của nó chỉ có quan niệm sống của con người đã khác đi.
Cơ chế thị trường mở ra nhiều cơ hội cho một bộ phận trí thức được giao lưu, hội nhập với văn hóa phương Tây. Điển hình trong tiểu thuyết “Cuồng phong”, Liên Xô trở thành một chân trời hy vọng đổi đời với Thiều, Yến, Trung. Đặc biệt với người lính bước ra từ chiến trường như Trung, Thiều, việc hịa mình vào cuộc sống trên mảnh đất phồn thịnh, hiện đại, giàu có đồng thời là biểu tượng sức mạnh của thế giới càng trở nên lớn lao hơn. Khơng giống người lính trong “Thời xa vắng”, “Nỗi buồn chiến tranh”; “Ăn
mày dĩ vãng”…bị ám ảnh bởi q khứ, khó hịa nhập với đời sống xung
quanh ln tìm về những năm tháng chiến đấu để thấy được một thời quá vãng đã qua thì người lính trong tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách nhanh chóng hịa nhập với cuộc sống đời thường, họ cũng trăn trở về cuộc sống, tính tốn, lo toan về những giá trị vật chất. Họ đã đặt chân sang mảnh đất Matxcova thơ mộng không chỉ để theo đuổi con đường học vấn mà quan trọng hơn là bn bán. Thay vì ngồi mịn trên mảnh đất giảng đường thì Trung, Thiều thoắt ẩn thoắt hiện trên những con phố để gom hàng đưa về Việt Nam. Thời buổi mở cửa nhà nào, nhà đó có đồ của Liên Xơ thì thuộc hạng sang vậy nên cái đà buôn bán “Mua là có lãi. Vừa đi chơi vừa kiếm tiền…Chúng tơi đâu phải “Cộng” bình thường sang làm công nhân. Khơng, bốn phó tiến sĩ và tiến sĩ ngành văn học, ngành kinh tế. Nhưng thôi, hãy “cất kĩ” các kiến thức trong đầu. Đánh quả hàng “quần áo bị phơng mai xo bàn là Hà Nội - Mátxcơvacái đã” [9; tr. 387]. Cứ thế xã hội của đồng tiền lên ngơi, con người trong vịng xoáy ấy tự xoay sở để kiếm chác, bất chấp mọi giá trị để có được càng nhiều tiền càng tốt.
Lối sống phương tây tràn ngập vào Việt Nam. Khung cảnh sinh hoạt gần gũi giản dị với những nét đẹp truyền thống dân tộc cùng các biến cố của lịch sử thời kì chiến tranh, nhường chỗ cho khơng gian sinh hoạt của thời bình kinh tế mở cửa với phong cách sống hiện đại được giới trẻ ưa chuộng “Con bé thường mặc những chiếc mini juýp, mở nhạc nhẩy điscơ, khiến bà mẹ đau
lịng tê tái bất lực trước sự suy đồi đạo đức ngay trong nhà mình” (Mê