Thực trạng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 49)

2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số

- Về quy mô

Theo số liệu điều tra tại thời điểm 1/4/2009 thì tổng số dân của tỉnh là 1.123.116 người, trong đó dân tộc thiểu số là 302033 người, chiếm 26,9%. Hàng năm cùng với sự gia tăng dân số chung của toàn tỉnh, nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh có sự tăng lên đáng kể. Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số tại thời điểm 1/4/1999, dân số các DTTS Thái Nguyên là 145.982 người, sau 10 năm đến 1/4/2009 con số này đã tăng gấp đôi, nâng số người DTTS của tỉnh lên 302.035 người. Trung bình mỗi năm tăng 15.625 người, bằng số dân của một phường tại thành phố Thái Nguyên. Trong đó dân số người DTTS trong độ tuổi lao động tăng từ 120.213 người năm 2005 lên 210.883 người vào năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 16.134 người. Sự tăng lên về số lượng nguồn nhân lực các DTTS có vai trò quan trọng với sự nghiệp đổi mới của tỉnh Thái Nguyên. Điều đó tạo ra sự trẻ hóa lực lượng lao động của tỉnh nói chung, của đồng bào DTTS nói riêng, đáp ứng với những yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập kinh tế mà lực lượng lao động thế hệ trước không thể đáp ứng được. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động thì cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các DTTS, nghĩa là người lao động này phải được đào tạo, phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao trong sử dụng. Nếu không như vậy thì lực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguồn lực để phát triển, mà nhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển, là sức ép lớn về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác.

- Về cơ cấu

Toàn tỉnh hiện có 46 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó có 8 dân tộc đông dân nhất là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Cụ thể cơ cấu dân số năm 2010 tính theo dân tộc của tỉnh như sau:

Bảng 2.2 Cơ cấu dân số theo dân tộc

STT

Tên dân tộc Số lượng

(người) Tỷ lệ % trên tổng số (%) Tổng số 1123116 100 1 Kinh 820876 73,1 2 Tày 123197 11,0 3 Nùng 63816 5,7 4 Sán Dìu 44134 3,9 5 Sán Chay 32483 2,9 6 Dao 25360 2,3 7 Hmông 7230 0,6 8 Hoa (Hán) 2064 0,2 9 Các dân tộc khác 3755 0,3

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi với dân số không đông, mật độ dân số không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố thị trấn, thị xã (về số liệu xem bảng 2.1). Các dân tộc thiểu số cư trú ở hầu hết các huyện của tỉnh Thái Nguyên nhưng chủ yếu tập trung ở 5 huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh là Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ. Trong đó có những huyện đồng bào DTTS chiếm gần 70%. Cụ thể:

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp tình hình cư trú của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

STT Đơn vị (Huyện, xã, phường, thị trấn) Tổng số dân (Người) Dân tộc thiểu số (Người) Tỷ lệ % (%) Toàn tỉnh 1.123.116 302.035 26.9 1 TP Thái Nguyên 277.671 38.654 13,9 2 Thị xã Sông Công 49.481 2.346 4,7 3 Huyện Định Hóa 87.089 60.877 69,9 4 Huyện Phú Lương 105.233 46.210 43,9 5 Huyện Đồng Hỷ 107.769 45.397 42,1 6 Huyện Võ Nhai 64.241 43.637 67,9 7 Huyện Đại Từ 159.667 43.061 27,0 8 Huyện Phổ Yên 137.815 11.885 8,6 9 Huyện Phú Bình 134.150 9.968 7,4

Nguồn: Ban Dân tộc tỉnh.

Nếu xét theo khu vực thì đồng bào các DTTS cư trú chủ yếu ở khu vực nông thôn. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4 Dân số chia theo dân tộc và khu v c thành thị, nông thôn Dân tộc Tổng số Khu v c thành thị Khu v c nông thôn

(Số Người) (Tỷ lệ %) (Số Người) (Tỷ lệ %) (Số Người) (Tỷ lệ %) Tổng số Chia ra: 1.123.116 100 287.265 100 835.851 100 Kinh 820.876 73,1 249.304 86,8 571.773 68,4 Tày 123.197 11,0 21.319 7,4 101.878 12,2 Nùng 63.816 5,7 7.716 2,7 56.100 6,7 Sán Dìu 44.134 3,9 3.941 1,4 40.193 4,8 Sán Chay 32.483 2,9 1.101 0,4 31.382 3,8 Dao 25.360 2,3 1.186 0,4 24.174 2,9 Hmông 7.230 0,6 237 0,1 6.993 0,8 Hoa (Hán) 2.064 0,2 712 0,2 1.352 0,2 Dân tộc khác 3.755 0,3 1.749 0,6 2.006 0,2

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

Với trên 20% dân số là DTTS, Thái Nguyên được xếp vào một trong những tỉnh có đông đồng bào DTTS của cả nước, là nơi hội tụ nền văn hóa các dân tộc. Đồng thời đồng bào các DTTS cư trú chủ yếu ở khu vực nông thôn, tại các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng cao. Đó là nơi điều kiện KT- XH còn thiếu thốn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên đời sống của đồng bào các DTTS còn hết sức thấp kém, việc tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật rất hạn chế. Vì thế, trong quá trình phát triển KT-XH Thái Nguyên, công tác dân tộc phải giữ vai trò, vị trí chiến lược quan trọng, cần có chính sách phát triển riêng với đồng bào DTTS để vùng này phát triển đồng bộ, toàn diện, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc và vùng miền trong tỉnh.

Nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Đây cũng chính là đặc điểm chung của cơ cấu lao động trên toàn tỉnh thể hiện ở cơ cấu lao động phân theo các nghành kinh tế của toàn tỉnh như sau:

Bảng 2.5 Cơ cấu lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế phân theo khu v c kinh tế

Đơn vị: %

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2005 100,0 72,2 11,6 16,2 2006 100,0 71,8 11,9 16,4 2007 100,0 70,6 12,4 17,0 2008 100,0 69,4 13,5 17,1 2009 100,0 68,3 14,5 17,2 2010 100,0 66,7 15,6 17,7 2011 100,0 65,5 16,2 18,4

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

Mặc dù đã bắt đầu có sự chuyển dịch lao động giữa các nghành kinh tế nhưng lao động DTTS vẫn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, theo điều tra thực tế năm 2011 vẫn có tới 78% lao động DTTS hoạt động trong nghành nông lâm nghiệp, chỉ giảm 5% so với năm 2005 và cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của toàn tỉnh. Đa số lao động hoạt động trong nghành nông, lâm nghiệp; họ là lao động phổ thông, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật sản suất nông nghiệp, có thu nhập bình quân đầu người khá thấp. vì thế cơ hội để phát triển tiềm năng sản xuất của họ là hạn chế.

Bảng 2.6. Phân bố phần trăm dân số trong tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được chia theo đặc trưng dân tộc (năm 2010)

Đơn vị: (%) Trình độ chuyên môn kỹ thuật. Toàn tỉnh Dân tộc Kinh DTTS 1. Không có trình độ CMKT 83,01 80.50 89.18 2. Dạy nghề ngắn hạn 2.29 2.73 1.18 3. Dạy nghề dài hạn 4.37 5.29 2.11

4. Trung học chuyên nghịêp 3.77 3.94 3.35

5. Cao đẳng 1.51 1.70 1.05

6. Đại học trở lên 4.57 5.25 2.91

7. KXĐ 0.48 0.59 0.22

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

Qua bảng trên ta thấy, số lao động DTTS có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (10,8%) trên tổng số DTTS trong độ tuổi lao động. Số lao động không có trình độ chuyên môn ở DTTS chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với con số đó ở dân tộc Kinh. Số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở tất cả các bậc của DTTS đều thấp hơn so với con số đó của dân tộc Kinh. Số lượng nguồn nhân lực các DTTS tương đối đông và có sự tăng lên đáng kể hàng năm, tạo ra sự trẻ hóa đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, nhưng điều đó cũng tạo ra sức ép về việc làm, đào tạo nghề và giải quyết các vấn đề xã hội khác. Cơ cấu lao động đã có thay đổi theo sự chuyển dịch, trình độ tay nghề của lao động DTTS được nâng lên. Tuy nhiên cơ cấu này vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế địa phương và chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ đổi mới.

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh Thái Nguyên được tăng lên đáng kể, thể hiện qua các yếu tố: thể lực, trình độ văn hóa, trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lao động các DTTS.

- Về mặt thể lực

Việc áp dụng phổ biến các phương pháp sản xuất công nghiệp, các thiểt bị và công nghệ hiện đại đòi hỏi sức khỏe và thể lực cường tráng của người lao động. Người lao động cần có sức chịu đựng dẻo dai để đáp ứng những quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; cần có các thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống thiết bị công nghệ được sản xuất phổ biến và trao đổi trên thị trường khu vực và thế giới; cần có sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần, những điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái sức khỏe của người lao động (kỹ thuật công nghệ càng tinh vi thì càng đòi hỏi sự chính xác và an toàn cao độ). Thể lực của người DTTS tỉnh Thái Nguyên nhìn chung được tăng lên đáng kể trong thời gian qua, nhất là với những người DTTS cư trú ở thành phố, thị xã và trung tâm huyện. Thể hiện ở tỷ lệ trẻ dướ 5 tuổi suy dinh dưỡng có xu hướng giảm từ 26,9% năm 2005 xuống còn 18,5 năm 2010, số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin đạt 97,2% năm 2010, chiều cao cân nặng của người DTTS ngày càng tăng.

Thể lực của người DTTS tăng lên. Đó là do đời sống vật chất ngày càng được nâng lên rõ rệt; thu nhập bình quân đầu người tăng; chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe tăng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống (từ 26,85% năm 2005 xuống 10,80 năm 2010); thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chủ động phòng chống không để xảy ra bệnh dịch trên địa bàn tỉnh; thực hiện khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người DTTS. Tuy nhiên, so với các tỉnh, thành phố khác và với dân tộc Kinh, thì người DTTS của tỉnh có trọng lượng

thấp bé hơn. Đó là vì đồng bào DTTS chủ yếu sống ở vùng KT-XH khó khăn, có những nơi vẫn con thiếu ăn trong những ngày giáp hạt, trong khi đó họ phải lao động nặng từ khi còn nhỏ, điều kiện vệ sinh, môi trường y tế chưa được đảm bảo; nhiều nơi khi có bệnh đồng bào DTTS vẫn còn tin vào thầy lang, thầy cúng. Các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe có tăng lên nhưng lại không ổn định và bền vững qua các năm. Cụ thể:

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về chăm s c sức khỏe

Chỉ tiêu 2005 2008 2009 2010 2011

Bác sỹ bình quân 1 vạn dân (Người) 8,4 8,9 10,1 10,7 10,8 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ (%) 100 92,2 91,1 92,2 87,3 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường có nữ hộ sinh (%) 87,2 95,6 88,89 85,56 85,56 Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2500gram

(%)

3,2 2,1 2,3 2,9 8,9 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%) 26,9 20,6 19,6 18,5 17,3 Tỷ suất tử vong mẹ sau sinh (%) 0,013 0,022 0,012 0,023 0,017

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

Mức chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe có tăng đáng kể nhưng so với các khoản chi tiêu khác như lễ tết, thiết bị và đồ dùn gia đình thì vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chi tiêu của người dân. Điều này cho thấy người dân vẫn chưa quan tâm lắm đến việc chăm sóc sức khỏe. Cụ thể:

Bảng 2.8. Cơ cấu chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng theo giá th c tế phân theo khoản chi

2004 2006 2008 2010

Tổng số

Phân theo khoản chi:

100,0 100,0 100,0 100,0 1. Lương thực thực phẩm Chia ra: Lễ tết Thường xuyên 50,38 6,32 44,06 50,90 6,69 44.21 50,37 6,05 44,32 54,31 5,10 49,21 2. Phi lương thực thực phẩm Tronng đó: Giáo dục Y tế chăm sóc sức khỏe Thiết bị và dồ dùng gia đình Nhà ở, điện nước 49,62 5,56 5,14 15,81 3,35 49,10 5,10 4,81 13,02 3,70 49,63 4,48 6,28 8,38 3,44 45,69 4,91 5,56 9,64 3,52

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

Bên cạnh đó ở khu vực đồng bào DTTS do trình độ dân trí thấp, nhận thức còn hạn chế nên vẫn tồn tại nhiều tư tưởng cổ hủ lạc hậu trong đó có tư tưởng “trời sinh voi trời sinh cỏ”, “trọng nam khinh nữ”. Tỷ suất sinh ở các tỉnh miền núi cao hơn nhiều so với mức chung 16,0 phần nghìn của toàn tỉnh. Ở huyện Đồng Hỷ con số này là 18,9; Võ Nhai là 18,3. Nhiều gia đình DTTS có tới 5 đến 6 con. Do kinh tế khó khăn, không có điều kiện chăm sóc nên tình trạng trẻ em thấp còi, trí tuệ kém phát triển, không được học hành chu đáo vẫn còn tồn tại. Trong nhiều năm qua, dù nhiều cấp, ngành đã có những nỗ lực, cố gắng nhưng vấn đề chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số nhiều hạn chế. Nhận thức của người dân vùng về việc chăm sóc sự phát triển của bào thai và trẻ sơ sinh còn thấp. Các kiến thức về sinh sản, phòng ngừa các yếu tố có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi ở mức rất khiêm tốn. Khu vực có đông đồng bào thiểu số sinh sống còn đối mặt với nguy cơ suy thoái giống nòi

do tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn diễn biến phức tạp và vẫn diễn ra khá phổ biến. Theo đó có một bộ phận dân cư kết hôn từ rất sớm (kết hôn vị thành niên). Theo thống kê năm 2009, ở dân số nam có 0,3% số người trong nhóm tuổi 15 - 17 tuổi và 1,6 số người nhóm 18 - 19 tuổi hiện đang có vợ/chồng. Ở dân số nữ, tỷ trọng này còn cao hơn rất nhiều, với các tỷ trọng tương ứng là 2,5% và 16,4%. Đây là một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản, tầm vóc, thể chất và trí tuệ của thế hệ tương lai của đồng bào DTTS.

- Về mặt trí lực

Lực lượng lao động đông đảo có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao là đòi hỏi hàng đầu và là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong những năm qua cùng với sự phát triển về thể lực thì trình độ dân trí, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực các DTTS tỉnh Thái Nguyên ngày càng được nâng lên do có sự đầu tư rất lớn cho giáo dục của tỉnh. Năm 2011 toàn tỉnh có 209 trường mầm non, 1578 lớp mẫu giáo, với 41.887 học sinh mẫu giáo, 100% trẻ DTTS dưới 5 tuổi được học tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Toàn tỉnh hiện có 226 trường tiểu học, 178 trường THCS, 31 trường THPT. Hệ thống mạng lưới trường tiểu học phát triển rộng, 100% số xã có trường tiểu học hoàn chỉnh ở khu vực trung tâm xã, các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chất lượng giáo dục tiểu học từng bước được nâng lên. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được triển khai tích cực, đồng bộ và duy trì tốt. Đến nay tại Thái Nguyên có 100% xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Về giáo dục trung học, 100% số xã có trường THCS hoàn chỉnh, các cụm xã có trường THPT; 100% xã phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm 2011 đạt 92,83%. Trong đó đặc biệt đáng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)