Các giải pháp về chăm sóc sức khỏe, thể lực cho đồng bào các dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 81 - 83)

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực dân tộc

3.2.1. Các giải pháp về chăm sóc sức khỏe, thể lực cho đồng bào các dân

tộc thiểu số

- Thứ nhất, cần tập trung mọi nguồn lực để giải quyết bền vững vấn đề định canh định cư, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng- an ninh. Kiểm soát và điều chỉnh việc di cư tự do để không làm ảnh hưởng tới môi trường và quan hệ dân tộc, đảm bảo quyền lợi của dân sở tại, tránh những tác động tiêu cực từ cơ chế thị trường, để đồng bào các dân tộc làm chủ và có đủ cơ hội xây dựng và phát triển trên quê hương mình. Nhanh chóng thực hiện việc tổ chức và phân bố dân cư cho phù hợp, an toàn, thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất. Song song với điều đó là phải đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, y tế, văn hoá, giáo dục; phải tạo điều kiện cho các dân tộc đều có cơ hội phát triển, nhất là các vùng ĐBKK có đông đồng bào DTTS sinh sống.

- Thứ hai, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật. Xoá bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, xóa bỏ tệ nạn nghiện hút, tập quán sinh hoạt lạc hậu chưa đảm bảo vệ sinh, khoa học; chống suy dinh

dưỡng cho trẻ em và thanh thiếu niên DTTS; thực hiện chính sách hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên cơ sở đặc thù từng vùng và từng dân tộc; ngăn chặn nguy cơ suy thoái giống nòi; đảm bảo sức khoẻ; nâng cao chất lượng dân số và thể lực cho đồng bào. Tích cực chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS, trong đó đặc biệt chú ý lứa tuổi thanh thiếu niên. Cần đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, chủ động phòng chống các tác nhân có hại cho sức khỏe. Chú trọng giáo dục sức khỏe, bài trừ hủ tục lạc hậu. Tập trung mọi nỗ lực làm giảm các bệnh vốn có ở miền núi và vùng DTTS như sốt rét, biếu cổ, suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh và bà mẹ. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Y học cổ truyền của đồng bào các DTTS miền núi, là giá trị văn hóa truyền thống quý báu cần được bảo tồn và phát triển. Trong điều kiện người dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận với các cơ sở y tế, bệnh viện thì kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền đóng vai trò rất quan trọng, cần được phát huy. Miền núi còn có nguồn dược liệu phong phú, nhiều cây thuốc quý, có điều kiện thuận lợi trồng cây thuốc. Vì vậy, cần khuyến khích phát triển để y học cổ truyền; đóng góp tích cực vào việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các DTTS. Việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho đồng bào các DTTS là trách nhiệm chung của cả nước, nhưng trước hết là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng các dân tộc; là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và tổ chức quần chúng. Do đó cần phải xã hội hóa công tác y tế; huy động nhiều cấp nhiều ngành cùng tham gia vào chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho đồng bào. Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Ngoài những định hướng chung trên đây, việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể chất cho nguồn nhân lực các DTTS còn cần tính đến những giải pháp cụ thể và riêng biệt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)