Bảng 2 .4 Dân số chia theo dân tộc và khu vực thành thị, nông thôn
Bảng 2.11 Lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị tính 2001 2005 2010
Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân
Người 538.288 603.575 679.623
Tổng số nhân lực qua đào
% so với tổng số lao động đang làm việc
Người 84.511 145.824 152.643
% 15,69 24,16 22,46
1. 1. Hệ đào tạo nghề
% so với tổng số nhân lực qua đào tạo
Người 19.885 68.264 82.914
% 23,53 46,81 54,32
+ Sơ cấp và không bằng
% so với tổng số nhân lực qua đào tạo
Người 10.446 42.311 56.001
% 12,36 29,02 36,69
+ Trung cấp nghề
% so với tổng số nhân lực qua đào tạo
Người 9.440 25.954 22.292
% 11,17 17,80 14,60
+ Cao đẳng nghề
% so với tổng số nhân lực qua đào tạo
Người 4.621
% 3,03
2. Hệ giáo dục và đào tạo
% so với tổng số nhân lực qua đào tạo
Người 64.710 77.499 69.729
% 76,57 53,15 45,68
+ Trung cấp chuyên nghiệp
% so với tổng số nhân lực qua đào tạo
Người 35.816 35.840 19.641
% 42,38 24,58 12,87
+ Cao đẳng
% so với tổng số nhân lực qua đào tạo
Người 8.848 11.264 15.020
% 10,47 7,72 9,84
+ Đại học
% so với tổng số nhân lực qua đào tạo
Người 19.345 29.184 33.369
% 22,89 20,01 21,86
+ Trên đại học
% so với tổng số nhân lực qua đào tạo
Người 701 1.212 1.699
% 0,83 0,83 1,11
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Qua đây chúng ta thấy lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh Thái Nguyên ở mức trung bình, gần tương đương với cả nước. Tổng số lao động qua đào tạo năm 2010 là 152.643 người, chiếm 22,46% tổng lực lượng lao động đang làm việc của tỉnh. Số lao động qua đào tạo (có chuyên môn kỹ thuật) tăng nhanh trong thời gian qua. Sau 10 năm (2001 - 2010) tổng số lao động qua đào tạo tăng thêm được 68.132 người (tốc độ tăng đạt 6,57%/năm), cao hơn 3 lần tốc độ tăng lao động làm việc. Nhìn chung mặt bằng trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong tỉnh trong những năm qua tăng đáng kể, đây là một
thuận lợi căn bản để con em các dân tộc thiểu số nâng cao trình độ dân trí và trình độ tay nghề. Nằm trong xu hướng phát triển chung của tỉnh, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực DTTS cũng có nhiều thay đổi tiến bộ. Số học sinh DTTS theo học các trường trung cấp cao đẳng trong toàn tỉnh ngày càng tăng, điều đó đã nâng cao số lượng lao động DTTS qua đào tạo. Năm 2009 có 13.348 người DTTS có trình độ trung học phổ thông, chiếm 16,5% trong tổng số DTTS 5 tuổi trở lên, tăng 6% so với năm 2000. Đặc biệt trong nguồn nhân lực các DTTS đã bắt đầu có lao động đạt trình độ đại học và sau đại học, đây chính là cơ sở bước đầu để xây dựng đội ngũ DTTS chất lượng cao. Theo thống kê năm 2009 trong tổng số 80.969 người DTTS từ 5 tuổi trở lên có 16.467 người đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm 20,3 %, trong đó số lao động có trình độ đại học và sau đại học là 8.434 người. Cụ thể, theo điều tra năm 2009 trình độ học vấn, chuyên môn của các dân tộc trong tỉnh như sau: