Xếp loại kết quả học tập sinh viên cử tuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 65)

Bảng 2 .4 Dân số chia theo dân tộc và khu vực thành thị, nông thôn

Bảng 2.14 Xếp loại kết quả học tập sinh viên cử tuyển

Năm Tổng số SV Số SV Tốt nghiệp Số học sinh dự bị Xếp loại kết quả học tập Xuất sắc Giỏi Khá T.Bình khá T.Bình Yếu 2008 148 11 10 0 0 3 25 106 4 2009 149 21 12 0 0 5 27 101 4 2010 127 34 14 0 0 5 28 75 4

Nguồn: Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

Cùng với việc phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và trình độ chuyên môn cho lao động DTTS, trong những năm qua tỉnh đã có nhiều chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ DTTS từ cấp tỉnh, đến cấp huyện, xã trong hệ thống chính trị địa phương. Đồng thời tỉnh cũng mở nhiều lớp bồi dưỡng trình độ văn hóa chuyên môn cho đội ngũ cán bộ người DTTS cấp cơ sở. Vì thế, trình độ của đội ngũ này ngày càng có nhiều thay đổi tiến bộ. Trong đội ngũ cán bộ DTTS thuộc hệ thống chính trị của địa phương, đa số có trình độ văn hóa trung học phổ thông và trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Cụ thể như sau:

Bảng 2.15. Số lượng, trình độ cán bộ DTTS thuộc hệ thống chính trị địa phương tháng 12/2011 TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã Ghi chú I Số lượng 1 Tổng số cán bộ Người 6736 13734 1889 Trong đó cán bộ DTTS Người 1132 2887 510 2 Tỷ lệ cán bộ DTTS/Tổng số cán bộ % 16.81 21.02 27 II Trình độ cán bộ DTTS 1 Trình độ văn hoá Tiểu học Người 13

Trung học cơ sở Người 528

Trung học phổ thông Người 1303

2 Trình độ chuyên môn

Chưa qua đào tạo Người

Sơ cấp Người 85

THCN và dạy nghề Người 2348 8850 529

Cao đẳng Người 3798 4854 151

Đại học Người 590 30 3

Trên đại học Người

3 Trình độ lý luận chính trị

Sơ cấp Người

Trung cấp Người 709 536

Cao cấp Người 274 154

4 Quản lý hành chính nhà nước

Chuyên viên Người 3835 6902

Chuyên viên chính Người 371 51

Chuyên viên cao cấp Người 15

5 Học vị

Thạc sỹ Người 574 30 3

Tiến sỹ Người 16

Tiến sỹ khoa học Người

6 Học hàm

Giáo sư Người

Phó giáo sư Người

III Cán bộ DTTS là đảng viên Người 3083 6576 1834

Như vậy, với nhiều chương trình, giải pháp đầu tư cho giáo dục, trình độ của nguồn nhân lực các DTTS trong tỉnh được nâng lên mọi mặt, đặc biệt trong đào tạo học vấn phổ thông, học nghề. Tuy nhiên, đi sâu vào các nghành, lĩnh vực cụ thể, trình độ nguồn nhân lực các DTTS chưa kịp chuyển biến với nền kinh tế thị trường, lao động ở trình độ phổ thông là phổ biến. Đặc biệt, do tập quán, thói quen, trình độ nhận thức còn hạn chế, nên một bộ phận không nhỏ thanh niên DTTS hiện nay vẫn chưa tham gia vào khu vực sản xuất công nghiệp, chưa có hiểu biết về sản xuất hàng hóa mà chủ yếu vẫn sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp.

- Về tâm lực

Đại bộ phận đồng bào DTTS có tinh thần tự hào dân tộc, biết vượt qua khó khăn, thử thách, biết vươn lên khẳng định mình; giữ vững truyền thống cách mạng của quê hương Thái Nguyên anh hùng, có khát vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo lạc hậu. Đội ngũ lao động người DTTS thật thà, giữ chữ tín, có tinh thần nhiệt tình hết mình với công việc được giao. Họ chủ động học hỏi, trang bị kiến thức cho bản thân, tự giác rèn luyện đạo đức, tham gia tích cực chủ động vào sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương. Là con em của thủ đô kháng chiến, đồng bào DTTS có một niềm tin son sắt vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ người DTTS, đặc biệt là thế hệ trẻ, thiếu ý thức rèn luyện, non kém về tư tưởng chính trị, có lập trường không vững vàng, dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Họ sống thực dụng, thiếu ý thức tự cường, thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp vì tương lai của bản thân và vì tiền đồ của đất nước. Một số thanh niên DTTS do tư tưởng muốn thoát nghèo nhanh chóng nên bất chấp tất cả để kiếm tiền một cách bất chính. Một bộ phận vẫn còn tâm lý tự ti, ngại tham gia các hoạt động xã hội, ỷ lại, trông chờ không chịu đi xa tìm cơ hội làm việc.

Do ảnh hưởng của nền sản xuất nông nghiệp tư cung tự cấp nên nhiều người thiếu tác phong lao động công nghiệp (như tính tổ chức kỷ luật, khả năng hợp tác, tinh thần trách nhiệm…), chưa có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay. Đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một thời gian ngắn, do đó nguồn nhân lực các DTTS rất cần sự tiếp sức của toàn xã hội để họ có thể rèn luyện và trưởng thành.

Đời sống tinh thần của nguồn nhân lực các DTTS ngày càng được nâng cao, thông qua các kênh thông tin nhất là sóng truyền hình, đài phát thanh. Theo thống kê năm 2011 toàn tỉnh có 100% xã, phường được phủ sóng phát thanh và sóng truyền hình, 50% xã phường có trạm truyền thanh. Qua đây, họ được tiếp cận với những vấn đề KT-XH của địa phương, của đất nước; họ hiểu hơn về đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, các thành tựu khoa học kỹ thuật; từ đó họ hình thành nên các tri thức mới, nhân cách, đạo đức, ý thức con người Việt Nam mới.

Như vậy trong thời gian qua chất lượng nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh đã được nâng lên cả về thể lực, trí lực và tâm lực. Tuy nhiên, chất lượng của nguồn nhân lực các DTTS cần phải được nâng cao hơn nữa thì mới đáp ứng được yêu cầu thực tế đòi hỏi.

2.2.3. Sử dụng, phân bổ nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số

- Trạng thái hoạt động của nhân lực

Trạng thái hoạt động của nhân lực (tính theo số người trong tuổi lao động) của vùng DTTS của tỉnh trong thời gian qua đã có chuyển biến tiến bộ. Tỷ lệ thất nghiệp vùng DTTS giảm xuống còn 1,7%. Tuy tỷ lệ thất nghiệp giảm nhưng năng suất lao động vùng DTTS còn thấp, hệ số sử dụng thời gian lao động ở đây còn dưới 70%. Điều đó dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lao động DTTS thể hiện

bằng năng suất lao động vùng DTTS còn thấp so với mức bình quân chung của toàn tỉnh.

Xét trên bình diện chung, toàn bộ nền kinh tế, năng suất lao động của vùng DTTS chỉ đạt khoảng 50% mức trung bình của tỉnh. Do trình độ hạn chế, điều kiện KT-XH khó khăn, phong tục, tập quán lạc hậu nên đại bộ phận lao động DTTS làm việc trong nghành nông, lâm, nghiệp. Theo thống kê năm 2011 có đến 78% lao động vùng DTTS hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. So với các ngành khác đây là một trong những ngành mang tính chất mùa vụ, có số lao động cao nhất nhưng lại có năng suất lao động thấp nhất của tỉnh. Cụ thể như sau:

Bảng 2.16. Năng suất lao động của các l nh v c kinh tế trên địa bàn tỉnh

Đơn vị: triệu đồng

Ngành

2001 2005 2010 Bình quân

2001- 2010

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,66 3,9 9,36 0,57

2. Công nghiệp và xây dựng 22,02 36,18 89,14 6,71

3. Nghành dịch vụ 15,72 21,38 53,11 12,95

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

Như vậy, để nâng cao đời sống vật chất và đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh thì vùng DTTS cần phải có sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ. Điều này cũng đòi hỏi việc đào tạo nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn phải được đẩy nhanh để có thể bố trí việc làm cho họ trong các ngành phi nông nghiệp.

- Việc sử dụng phân bố lực lượng lao động sau đào tạo

Việc thu hút và phát huy nguồn nhân lực trẻ các DTTS có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa đạt hiệu quả cao. Điều đó thể hiện ở chỗ, trong số 1,7% lao động vùng DTTS thất nghiệp thì có tới 30% là lao động đã qua đào tạo. Ngoài ra có một số lượng lớn thanh niên DTTS có trình độ đại học và sau đại học, sau khi tốt nghiệp không quay trở về địa phương công tác. Nguyên nhân của tình trạng này là do tỉnh chưa có cơ chế, chính sách để thu hút họ; điều kiện KT-XH nơi họ sinh ra và lớn lên không thể đáp ứng được những nhu cầu về tiền lương, việc làm. Còn đối với lực lượng học sinh cử tuyển sẵn sàng vượt khó để “cắm làng”, “cắm bản” thì sau khi tốt nghiệp họ lại không được bố trí công tác. Đây là một vấn đề còn nhiều bất cập. Hàng năm số học sinh tốt nghiệp chương trình cử tuyển được bố trí công tác còn rất thấp chỉ chiếm 13%. Cụ thể như sau:

Bảng 2.17. Tình hình tiếp nhận, phân công công tác học sinh cử tuyển

STT Năm Số học sinh tốt nghiệp Số học sinh được bố trí

công tác Số chưa được bố trí công tác 1 2009 9 4 4 2 2010 21 8 13 3 2011 23 3 20

Nguồn: Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

Qua số liệu ở trên cho ta thấy, việc đào tạo nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh chưa có sự gắn kết giữa đào tạo với quản lý sử dụng lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm. Tỉnh có chính sách ưu tiên cho con em DTTS đi học cử tuyển để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vùng DTTS nhưng lại không có chính sách ưu tiên sau khi các em tốt nghiệp về địa phương. Điều đó dẫn tới hiệu quả chính sách cử tuyển không cao, làm thất thoát nguồn nhân lực DTTS có chất lượng cao.

- Về việc tham gia thị trường lao động

Đối với người DTTS việc tham gia thị trường lao động còn là một vấn đề xa lạ. Đây cũng là tình hình chung của tỉnh. Nhìn chung thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn chưa phát triển. Trong tổng số người đang làm việc, chỉ có 106 ngàn người (khoảng 16,8% tổng số) tham gia thị trường lao động. Phần lớn người tham gia thị trường lao động tập trung ở khu vực nhà nước và ở đô thị, cụ thể trong tổng số người tham gia thị trường lao động thì khu vực nhà nước chiếm 62,3%, còn khu vực tư nhân chiếm 37,7%. Khu vực đô thị chiếm 60,4%; còn khu vực nông thôn chiếm 39,6%. Vẫn còn đến 83,2% trong tổng số người đang làm việc chưa tham gia thị trường lao động. Phần lớn lao động DTTS nằm trong đối tượng đông đảo này. Những người không tham gia thị trường lao động thường không có hợp đồng lao động, nên thường không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, luật công đoàn và không được thụ hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách lao động. Vì vậy, hiện tượng này cũng gây ra ít nhiều khó khăn trong việc thực hiện quản lý nhà nước về việc làm và lao động.

2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên

- Thành tựu đạt được

Trong những năm qua, công tác dân tộc của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND; sự chỉ đạo về chuyên môn của Ủy ban Dân tộc; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp các nghành trong tỉnh. Vì vậy, các chính sách dân tộc được tổ chức thực hiện có hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đặc biệt việc phát triển nguồn nhân lực thiểu số thu được nhiều thành tựu quan trọng như sau.

Thứ nhất, đời sống vật chất của người dân trong tỉnh nói chung và đồng bào DTTS nói riêng được tăng lên đáng kể. Đồng bào DTTS có điều kiện quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe, thể lực của đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao.

Thứ hai, cùng với sự phát triển về thể lực thì trình độ dân trí, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực các DTTS ngày càng được nâng lên. Số học sinh DTTS theo học các trường trung cấp cao đẳng trong toàn tỉnh ngày càng tăng; từ đó số lượng lao động DTTS qua đào tạo tăng lên. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của lao động DTTS được nâng lên đáng kể. Có 13.348 người DTTS đạt trình độ PTTH, số lao động DTTS qua đào tạo là 16.563 người.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được thực hiện tốt; bước đầu đã gắn với quy hoạch, kế hoạch đào tạo cho từng chức danh. Việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được thực hiện hàng năm. Công tác tuyển chọn các em học sinh người dân tộc thiểu số để cử đi đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại các trường trong cả nước được chú trọng.

Thứ tư, đời sống tinh thần của nguồn nhân lực các DTTS ngày càng được nâng cao, thông qua các kênh thông tin nhất là sóng truyền hình, đài phát thanh. Đại bộ phận đồng bào DTTS có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, nhiều phẩm chất đạo đức truyền thống của đồng bào DTTS được giữ gìn và phát huy.

- Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, quá trình phát triển nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh vẫn còn hạn chế như sau.

Thứ nhất, nguồn nhân lực DTTS chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thể chất con người DTTS vẫn chưa được đảm bảo. Đời sống

kinh tế ở vùng DTTS còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sinh đẻ chưa được kiểm soát chặt chẽ; một số vùng, một số dân tộc còn có tỷ lệ sinh khá cao.Tình trạng tảo hôn ở một số nơi chưa được khắc phục; tệ nạn nghiện hút, tập quán sinh hoạt lạc hậu vẫn tái diễn. Các điều kiện về chăm sóc sức khoẻ y tế còn thiếu và yếu. Sự hưởng thụ về văn hoá, tinh thần còn ít. Trình độ năng lực của nguồn nhân lực DTTS còn thấp so với mặt bằng chung, chưa đáp ứng yêu cầu để tham gia vào sản xuất xã hội.

Thứ hai, hệ thống giáo dục (nhà trẻ, mẫu giáo đến các bậc giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật, chưa gắn liền với quy hoạch phát triển KT-XH của từng vùng và từng dân tộc. Thành tựu trong công tác giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, chưa vững chắc và thiếu tính bền vững. Đồng bào các DTTS vẫn chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc học đối với con em mình. Trong đào tạo nghề thì tỷ lệ người DTTS được học nghề còn rất thấp. Học sinh các DTTS chủ yếu học nghề ngắn hạn; số học nghề dài hạn, trung cấp nghề và cao đẳng rất ít. Hiệu quả học nghề không cao, ở nhiều nơi đồng bào các DTTS tham gia các lớp học nghề với mục đích để lấy tiền trợ cấp của Nhà nước chứ không phải lấy kiến thức; sau khi học nghề họ không áp dụng được vào thực tế.

Thứ ba, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của đồng bào DTTS tuy đã có nhiều thay đổi tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn trong tình trạng thấp, chất lượng cán bộ sau khi được đào tạo chưa cao. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm trên 60%. Số lao động có trình độ đại học và sau đại học còn hạn chế. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ là người DTTS trong hệ thống chính trị, nhất là cấp huyện và cấp xã, cũng còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ cán bộ DTTS trong tổng số cán bộ thuộc hệ thống chính trị của địa phương chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)