Khu vực Giá trị pH EC (dS/m) Chất hữu cơ (%) Hàm lƣợng (mg/kg) Cu Zn Cr Cd Pb Điện Minh Thấp nhất 4.26 0.18 1.336 28.567 47.019 1.077 nd 2.265 Cao nhất 5.63 0.28 1.997 54.307 84.433 2.722 0.002 14.339 Trung vị 46.449 75.171 1.367 5.144 Trung bình 4.94 0.23 1.566 46.214 2.921 71.940 4.383 1.537 0.189 0.002 6.529 1.484 Điện Nam Trung Thấp nhất 4.10 0.15 1.231 16.724 34.175 0.501 nd 0.791 Cao nhất 5.64 0.63 1.328 38.654 55.407 2.562 0.005 3.091 Trung vị 26.740 43.360 0.781 1.895 Trung bình 5.09 0.26 1.264 26.896 1.884 43.536 2.104 1.063 0.179 0.003 1.857 0.221 TCCP 50* 200* 90** 2* 70* *QCVN 03:2008/BTNMT; **GB 15618:1995 nd: không phát hiện
35
Độ pH đất (pHKCl) tại xã Điện Minh dao động trong khoảng 4.26 – 5.63 (trung bình là 4.94) và xã Điện Nam Trung trong khoảng 4.10 – 5.64 (trung bình là 5.09), đất tại cả 2 khu vực thuộc đất phù sa và có tính chua nhẹ. Hàm lượng chất hữu cơ trong 2 vùng nghiên cứu Điện Minh và Điện Nam Trung lần lượt dao động trong khoảng 1.336 - 1.997% và 1.231 - 1.328% thuộc đất nghèo mùn.
Theo Ngô Thị Lan Phương (2007), đối với đất nông nghiệp sử dụng để trồng rau ngắn ngày, sau khi thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, cây trồng đã lấy đi một lượng lớn các chất hữu cơ trong đất. Do đó để đảm bảo đất có nguồn dinh dưỡng, cần cung cấp các phụ phẩm nông nghiệp và phân bón hữu cơ [14]. Đất tại 2 vùng nghiên cứu chủ yếu sử dụng phân khoáng để bón cho cây trồng và các thuốc BVTV hạn chế sâu bệnh và cỏ dại, trong khi đó phân hữu cơ cung cấp vào chưa đủ để cải tạo và duy trì chất lượng đất, vì vậy, hàm lượng mùn trong đất thấp.
Độ dẫn điện (EC) có giá trị dao động trong khoảng 0.18 – 0.28 dS/m đối với xã Điện Minh và 0.15 – 0.63 dS/m đối với xã Điện Nam Trung. Micó (2006) cho rằng, EC của môi truờng đất lớn hơn 4 dS/m chứng tỏ đất đang có dấu hiệu bị nhiễm mặn nếu so sánh với tiêu chuẩn của USDA [50]. Do đó đất tại 2 xã đang nghiên cứu không có dấu hiệu nhiễm mặn. Theo Wang và cộng sự (2003), việc sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài có thể làm thay đổi độ pH và EC trong đất [67].
Theo Intawongse (2007), pH có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ linh động của KLN bởi vì nó kiểm soát sự hấp thụ và kết tủa KLN trong đất. Độ hòa tan của KLN tăng khi pH giảm (ngoại trừ Mo, Se và As), do đó cây trồng có thể hấp thụ dễ dàng hơn, ngược lại khi pH tăng, các KLN kết tủa thành hợp chất hidroxit không tan, các hợp chất cacbonat và hữu cơ phức tạp làm cho KLN kém linh động hơn [39].
Intawongse cũng nhận định rằng, chất hữu cơ trong đất cũng ảnh hưởng đến khả dụng sinh học của KLN, nó góp phần lưu giữ các KLN thông qua việc tạo phức với các axit humic và và tạo phức ít hơn axit fulvic. Hợp chất KLN-fulvic hòa tan được trong khi đó hợp chất KLN-humic không tan. Nó cũng phản ứng mạnh với các ion KLN và chất phân cực để tạo thành các hợp chất bền vững, do vậy các KLN ít linh động hơn, còn tồn tại lại trong môi trường đất và làm cho thực vật khó hấp thụ [39].
36
Hàm lượng các KLN Cu, Zn, Cr, Cd và Pb tại vùng trồng rau thôn Khúc Lũy, xã Điện Minh có khoảng dao động lần lượt là: Cu (28.567 - 54.307 mg/kg), Zn (47.019 - 84.433 mg/kg), Cr (1.077 - 2.722 mg/kg), Cd (nd - 0.002 mg/kg) và Pb (2.265 - 14.339 mg/kg) và tại thôn 8B, xã Điện Nam Trung lần lượt là: Cu (16.724 - 38.654 mg/kg), Zn (34.175 - 55.407mg/kg), Cr (0.501 - 2.562 mg/kg), Cd (nd - 0.005 mg/kg) và Pb (0.791 - 3.091 mg/kg).
Giá trị trung bình của các KLN tại vùng trồng rau thôn Khúc Lũy, xã Điện Minh và thôn 8B, xã Điện Nam Trung đều thấp hơn so với giới hạn cho phép về hàm lượng KLN trong đất nông nghiệp theo QCVN 03:2008/BTNMT và GB 15618:1995. Từ các giá trị trung bình cũng cho thấy hàm lượng các KLN Cu, Zn, Cr, Pb ở xã Điện Minh đều cao hơn và chỉ có hàm lượng Cd thấp hơn so với xã Điện Nam Trung.
Hàm lượng Cu trung bình tại xã Điện Minh (46.214 mg/kg) và xã Điện Nam Trung (26.896 mg/kg) thấp hơn so với nghiên cứu của Rahman (2012) tại Bangladesh (60 mg/kg) [54]; của Juan Liu (2012) tại Trung Quốc (55 mg/kg) [45]. Và cao hơn so với nghiên cứu của Sani (2011) tại Sokoto, Nigeria (3.5 mg/kg) [59]. Sử dụng nước thải để tưới tiêu và các hoạt động trong quá trình canh tác nông nghiệp như sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, phân hữu cơ và hóa chất nông nghiệp được xác định là nguyên nhân gây ô nhiễm cho đất nông nghiệp trong 3 nghiên cứu này. Hàm lượng Cu trung bình trong đất gần ngưỡng cho phép và một số mẫu vượt TCCP, nguyên nhân là do người dân sử dụng phân bón lá, thuốc trừ sâu, thuốc trị vàng lá, các hóa chất này có chứa hàm lượng cao Cu, từ đó vào môi trường đất trong quá trình canh tác.
37