Một số nghiên cứu về sử dụng chỉ số PLI để đánh giá chất lượng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã Điện Minh và Điện Nam Trung huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam. (Trang 52 - 55)

Khu vực PLIsite PLIzone Nghiên cứu

Điện Minh < 1 < 1 Nghiên cứu này

Điện Nam Trung < 1 < 1 Nghiên cứu này

Guinea < 1 J.K. Bentum [25]

Raniganj < 1 Koushik Sadhu [57]

Fosu Lagoon > 1 Wen-hua Liu [46]

Scrapyard > 1 H. Olayinka [52]

Về một số nghiên cứu sử dụng chỉ số PLI để đánh giá ô nhiễm đất do KLN có thể kể đến như: nghiên cứu của Bentum (2011) tại Ghana, thực hiện với 5 KLN (Fe, Zn, Cu, Pb và Al) [25]; của Sadhu (2012) tại Ấn Độ [57]; của Liu (2005) tại Trung Quốc [46]; của Olayinka (2014) tại khu đô thị Scrapyard, Nigieria, thực hiện tại 2 khu vực (Obalende và Irokosun) [52] (bảng 3.5).

Tóm lại, đất tại cả 2 vùng trồng rau chưa có dấu hiệu ô nhiễm các KLN Cu, Zn, Cr, Cd và Pb khi đánh giá bằng chỉ số PLI của Tomlinson.

44

3.3. HÀM LƢỢNG KLN TRONG RAU XÀ LÁCH

Xà lách thuộc loại rau ăn lá, vì vậy hàm lượng KLN trong phần không ăn được chủ yếu được lấy vào đất, trong khi đó KLN trong phần ăn được ngoài quá trình được vận chuyển từ rễ lên trên còn do quá trình hấp thụ qua bề mặt lá từ khí quyển. Trong nghiên cứu này, các bộ phận của rau xà lách được chia làm 2 phần: phần ăn được (lá) và phần không ăn được (thân + rễ), chúng tôi phân tích hàm lượng các KLN trong cả 2 phần.

3.3.1. Hàm lƣợng KLN trong phần ăn đƣợc (lá)

Rau quả là nguồn cung cấp muối khoáng, vitamin, cacbonhidrat, protein và chất xơ, chúng rất quan trọng đối với chế độ ăn uống của con người. Mặc dù rau xanh rất hữu ích cho cơ thể con người, nhưng chúng cũng có thể là nguồn gây độc do dư lượng thuốc trừ sâu và KLN có nguồn gốc từ vùng đất nơi các loại rau được trồng [62].

Kết quả xác định hàm lượng KLN trong phần ăn được của các mẫu rau (20 mẫu) tại cả 2 vùng chuyên canh rau xã Điện Minh và xã Điện Nam Trung được trình bày tại bảng 3.6 và hình 3.3 – 3.5. Kết quả này được so sánh với QCVN 8- 2:2011/BYT của Bộ Y Tế, Việt Nam (về giới hạn cho phép của các KLN Cd, Pb trong thực phẩm) và các tiêu chuẩn của Trung Quốc như: GB13106-1991, GB 2762:2005, GB15199-1994 (về giới hạn cho phép của các KLN Cu, Zn và Cr trong rau).

Kết quả tại bảng 3.6 cho thấy, hàm lượng trung bình các KLN Cu, Zn, Cr, Cd và Pb tại xã Điện Minh lần lượt là: 1.458 mg/kg, 7.824 mg/kg, 0.058 mg/kg, 0.035 mg/kg và 0.167 mg/kg và tại xã Điện Nam Trung lần lượt là: 1.647 mg/kg, 2.342 mg/kg, 0.097 mg/kg, 0.033 mg/kg và 0.154 mg/kg. Tất cả các giá trị này đều thấp hơn so với giới hạn cho phép về hàm lượng KLN trong rau theo QCVN 8- 2:2011/BYT, GB15199-1994, GB13106-1991 và GB 2762:2005.

45

Bảng 3.6. Hàm lượng KLN trong phần ăn được (lá) (mg/kg)

Khu vực Giá trị Hàm lƣợng (mg/kg) Cu Zn Cr Cd Pb Điện Minh Thấp nhất 0.620 6.540 0.027 0.012 0.014 Cao nhất 2.343 9.605 0.086 0.051 0.465 Trung vị 1.347 7.694 0.069 0.041 0.083 Trung bình 1.458 0.199 7.824 0.427 0.058 0.009 0.035 0.005 0.167 0.062

Điện Nam Trung

Thấp nhất 0.687 1.507 0.017 0.018 0.001 Cao nhất 2.444 4.283 0.247 0.049 0.547 Trung vị 1.693 1.879 0.080 0.031 0.046 Trung bình 1.647 0.163 2.342 0.255 0.097 0.021 0.033 0.003 0.154 0.054 TCCP 10** 20*** 0.5**** 0.2* 0.3* *QCVN 8-2:2011/BYT; **GB15199-1994; *** GB13106-1991; ****GB 2762:2005

46

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã Điện Minh và Điện Nam Trung huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam. (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)