Hàm lượng Pb trung bình tại 2 xã Điện Minh và Điện Nam Trung lần lượt là 0.167 và 0.154 mg/kg. Giá trị này cao hơn khi so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Ấn (2007) tại huyện Bình Chánh (0.053 mg/kg) [1]; của Gyampo (2012) tại Ghana (0.012 mg/kg) [35]. Và thấp hơn so với nghiên cứu của của Bempah (2011) với rau xà lách được lấy từ siêu thị Ghana (0.56 mg/kg) [24]; của Yan-Biao Gue (2013) với rau xà lách trồng tại Trung Quốc (21.2 mg/kg) [34]. Gyampo cho biết KLN thường tìm thấy trong chất thải công nghiệp, chất thải đô thị và chất thải sinh hoạt, quá trình thải bỏ các chất thải này gây ô nhiễm môi trường nước, từ đó gây độc hại cho người tiêu thụ rau được canh tác mà sử dụng nguồn nước này. Tuy hàm lượng Pb trung bình dưới ngưỡng cho phép nhưng một số mẫu lấy tại xã Điện Minh cao hơn 1.5 lần và xã Điện Nam Trung cao hơn 1.8 lần so TCCP.
Hàm lượng của tất cả KLN nghiên cứu trong lá của đa số mẫu rau xà lách đều thấp hơn TCCP về hàm lượng KLN trong rau xanh. Như vậy, rau xà lách tại 2 vùng chuyên canh này chưa có dấu hiệu ô nhiễm các KLN.
3.3.2. Hàm lƣợng KLN trong phần không ăn đƣợc (thân + rễ)
Kết quả xác định hàm lượng KLN trong phần không ăn được của các mẫu rau tại xã Điện Minh và xã Điện Nam Trung được trình bày trong bảng 3.8 và hình
51
3.6 (a – c). Kết quả này được so sánh với phần ăn được để đưa ra kết luận về khả năng tích lũy các KLN (Cu, Zn, Cr, Cd và Pb) của rau xà lách trong các phần khác nhau của cây.
Bảng 3.8. Hàm lượng KLN trong phần không ăn được (mg/kg)
Khu vực Giá trị Hàm lƣợng (mg/kg) Cu Zn Cr Cd Pb Điện Minh Thấp nhất 1.764 2.077 0.002 0.037 0.059 Cao nhất 8.475 9.565 0.041 0.119 1.517 Trung vị 4.776 5.813 0.020 0.086 0.568 Trung bình 4.876 0.824 5.940 0.919 0.020 0.005 0.084 0.010 0.636 0.173 Điện Nam Trung Thấp nhất 0.895 2.174 0.003 0.044 0.291 Cao nhất 21.570 11.278 0.234 0.167 1.600 Trung vị 5.923 5.301 0.081 0.105 0.716 Trung bình 7.775 1.877 5.774 0.821 0.086 0.020 0.103 0.012 0.818 0.127
Kết quả tại bảng 3.8 cho thấy hàm lượng KLN trong phần không ăn được (thân + rễ) của các KLN (Cu, Zn, Cr, Cd và Pb) tại xã Điện Minh lần lượt là: 4.876, 5.940, 0.020, 0.084 và 0.636 mg/kg và tại xã Điện Nam Trung lần lượt là: 7.775, 5.774, 0.086, 0.103 và 0.818 mg/kg.
Đối với 3 KLN (Cu, Cd và Pb), hàm lượng trong phần không ăn được của cả 2 vùng nghiên cứu đều cao hơn so với phần ăn được. Kết quả này tương tự các nghiên cứu như: nghiên cứu của Farooq (2008) (Cu-lá = 0.851 mg/kg, Cu-thân+rễ = 1.103 mg/kg; Pb-lá = 2.411 mg/kg, Pb-thân+rễ = 3.742 mg/kg) [31]; của Boamponsem (2012) (Cu-lá = 0.145, Cu-thân+rễ = 0.335 mg/kg; Cd-lá = < 0.002 mg/kg, Cd-thân+rễ = < 0.004 mg/kg; Pb-lá = < 0.005 mg/kg, Pb-thân+rễ = < 0.01 mg/kg) [27]; của Adu (2012) (Cu-lá = 0.015, Cu-thân+rễ = 0.088 mg/kg; Cd-lá = 0.004 mg/kg, Cd-thân+rễ = 0.008 mg/kg; Pb-lá = 0.01 mg/kg, Pb-thân+rễ = 0.067 mg/kg) [21].
52
a) b)
c)