Danh mục hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất rau

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã Điện Minh và Điện Nam Trung huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam. (Trang 32 - 35)

Tác dụng Loại thuốc Số lần phun Thời gian cách ly

Trừ sâu Reasgant 1 15 – 20 Dupont Ammate 1 15 – 20 Regent 2 15 – 20 Actara 1 – 2 15 – 20 Scorpion 1 – 2 15 – 20 Trị vàng lá, rụng lá, thối nhũn Regent 1 10 – 15 Vicarben 2 – 3 10 – 15 Thuốc kích thích sinh trưởng Phân bón lá A4 lúa và rau màu 4 – 5 4 – 5

24

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng của 5 KLN (Cu, Zn, Cr, Cd và Pb) trong đất và trong rau (gồm phần ăn được và không ăn được) của rau xà lách (Lactuca sativa L.)

Hình 2.1. Rau xà lách khu vực nghiên cứu

(Ảnh: Phạm Thị Thúy Ngà) Nghiên cứu tiến hành thu mẫu tại 2 vùng chuyên canh rau thôn Khúc Lũy, xã Điện Minh và thôn 8B, xã Điện Nam Trung của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu thực hiện trong thời gian 9 tháng, từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để đạt được những mục tiêu đề ra, chúng tôi thực hiện những nội dung sau: + Đánh giá một số đặc điểm lý hóa của môi trường đất tại khu vực nghiên cứu (pH, độ dẫn điện, chất hữu cơ và hàm lượng tổng số của các KLN).

25

+ Đánh giá ô nhiễm đất bằng chỉ số tải ô nhiễm (PLI).

+ Xác định khả năng tích lũy của rau xà lách bằng hệ số vận chuyển TF. + Đánh giá rủi ro sức khỏe thông qua chỉ số rủi ro sức khỏe HRI.

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện được các nội dung trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

2.3.1. Phƣơng pháp hồi cứu số liệu

Chúng tôi thực hiện hồi cứu số liệu để thu thập các thông tin sau: + Bản đồ khu vực nghiên cứu.

+ Một số điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và dân số, tình hình sản xuất rau và tập quán canh tác của vùng nghiên cứu.

+ Nguồn gốc phát sinh, các dạng tồn tại, đặc điểm, tính chất và cơ chế hấp thụ bởi thực vật của một số KLN.

+ Đặc điểm, tính chất của rau xà lách.

+ Tình hình nghiên cứu về đánh giá ô nhiễm KLN trong đất trong rau xà lách và đánh giá rủi ro sức khỏe trong và ngoài nước.

2.3.2. Phƣơng pháp thu mẫu, xử lý và bảo quản mẫu đất

Để xác định hàm lượng của 5 KLN (Cu, Zn, Cr, Cd và Pb) trong đất, chúng tôi thực hiện lấy mẫu đất theo hướng dẫn của TCVN 7538-2 : 2005 về Chất lượng đất – Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. Cụ thể như sau:

+ Tiến hành lấy 20 mẫu đất, mẫu tổ hợp, trong đó có 8 mẫu được lấy tại thôn Khúc Lũy, 12 mẫu được lấy tại thôn 8B. Mẫu đất được lấy ở tầng mặt, có độ sâu từ 0 – 15 cm, kích thước 10x10x15 cm bằng dụng cụ chuyên dụng. Mẫu sau khi thu được đựng trong túi polyethylene có khóa kéo ở miệng, dán nhãn, đựng trong thùng xốp và chuyển về phòng thí nghiệm khoa Sinh – Môi trường. Tại đây, mẫu được xử lý sơ bộ như loại bỏ đất đá, các mảnh vụn, phơi khô tự nhiên dưới nắng và nghiền nhỏ bằng cối sứ, rây qua rây có kích thước 0.2 mm.

26

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã Điện Minh và Điện Nam Trung huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam. (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)