6. Kết cấu của đề tài
3.1. Các kết luận về năng lực cạnhtranh củaCông ty cổ phần dượcphẩm
3.1. Các kết luận về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare Vinacare
3.1.1. Thành công
Qua sự phân tích các yếu tố cấu thành cũng như các nhân tố ảnh hưởng và kết quả công ty đã đạt được có thể thấy được những điểm mạnh và một số hạn chế còn tồn tại trong năng lực cạnh tranh của công ty. Từ đó tìm ra những nguyên nhân để có thể đưa ra những giải pháp hữu ích giúp công ty phát huy điểm mạnh, nâng lên thành lợi thế cạnh tranh và có những giải pháp kịp thời để khắc phục các hạn chế. Tất cả đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là công ty có năng lực cạnh tranh cao, ngày càng phát triển mạnh và bền vững.
Theo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua, ta thấy công ty có một số điểm mạnh đáng ghi nhận như sau:
- Cơ sở vật chất- kỹ thuật: Mặc dù nguồn lực tài chính của công ty còn hạn chế, song việc ứng dụng, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị luôn được công ty quan tâm. Công ty đã chú trọng trong việc cải thiện trang thiết bị, máy móc dùng trong sản xuất. Những công nghệ này giúp công ty thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiến độ sản xuất và năng suất sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Chất lượng sản phẩm: Dựa trên hiệu quả về công nghệ, các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo được chất lượng, hình dáng, mẫu mã, kích thước theo đúng yêu cầu của bên đặt hàng. Hơn thế nữa, công ty luôn đảm bảo việc giao hàng theo đúng thời gian được ký kết trong hợp đồng.
- Chính sách giá: Công ty luôn duy trì mức giá thấp hơn hoặc ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh của mình. Sản phẩm có giá trị sử dụng cao nhưng giá thành phải chăng phù hợp với sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của đối tác.
- Nguồn nhân lực: Để năng lực cạnh tranh càng lớn mạnh cần có sự hỗ trợ của toàn bộ cán bộ nhân viên trong công ty. Công ty luôn chú trọng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng nguồn lao động. Nguồn nhân lực tại các phòng ban đều là những người có năng lực, tốt nghiệp từ trung cấp trở lên. Tỷ lệ lao động đại học và sau
đại học tăng từ 13,46% năm 2017 lên 20% năm 2019 và lao động trung cấp, cao đẳng tăng từ 25% năm 2017 lên 28,51% năm 2019 và lao động phổ thông giảm dần qua các năm: 61,54% năm 2017, 53,48% năm 2018 và 51,49% năm 2019. Điều này thể hiện rằng công ty đang dần dần có những nhân sự có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
- Trình độ tổ chức quản lý và điều hành của Vinacare tốt. Đội ngũ Ban lãnh đạo và cán bộ quản lý của Vinacare đều là những người có tâm, có tầm và có tài. Họluônchủ động học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật tri thức mới, công nghệ mới để điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đặc biệt, họ luôn ý thức được những khó khăn trong công tác quản lý tổ chức lớn, do đó luôn chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng, cũng như trong quản trị tổ chức.
- Uy tín và thương hiệu: Hơn 13 năm hoạt động trong ngành, Công ty phần nào đã tạo lập được mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng, đối tác.
- Về nâng cao trình độ thiết bị và công nghệ, Vinacare đã khẳng định được vị thế của mình khi chủ động và sẵn sàng đầu tư ứng dụng khoa học máy móc công nghệ hiện đại trong sản xuất góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất thuốc.
- Vinacare phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh dựa trên những giá trị cốt lõi thể hiện cốt cách tinh thần doanh nghiệp và được lan tỏa đến tinh thần của toàn cán bộ nhân viên, qua đó tạo được sự đồng lòng, đoàn kết và cống hiến hiệu quả của cán bộ nhân viên cho tổchức.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty cũng tồn tại một số hạn chế sau: - Năng lực tài chính: Năng lực tài chính của công ty còn hạn chế và kém hiệu quả. Doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu trong đó vốn vay rất nhỏ. Bên cạnh đó, công tác quản lý và sử dụng chi phí của công ty mặc dù được quan tâm nhưng vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả, chi phí của doanh nghiệp vẫn ở mức cao, làm cho công ty chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh từ giá bán sản phẩm. Điều này làm ảnh hưởng tới lợi nhuận cũng như sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.
- Về nâng cao trình độ thiết bị và công nghệ: Hoạt động tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ trong và ngoài nước đã được Vinacare triển khai nhưng chưa mạnh, Vinacare chưa có nhiều dự án chuyển giao
công nghệ với các doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động phát triển quỹ cho khoa học công nghệ đã được triển khai, nhưng chưa phát huy được lợi thế nguồn tài chính cho công tác ứng dụngnày.
- Về nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển: Năng lực nghiên cứu và phát triển luôn được công ty truyền thông là một trong những ưu thế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy điểm đánh giá về hoạt động nghiên cứu và phát triển còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh khác.
3.1.3. Nguyên nhân
A. Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, năng lực tài chính còn hạn chế, điều này gây ảnh hưởng cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn chủ sở hữu, vốn vay chiếm tỷ lệ rất nhỏ do công ty chưa thiết lập được mối quan hệ lâu dài với các tổ chức tín dụng. Về lâu dài thì viêc mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ gây trở ngại lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thứ hai, Ban lãnh đạo và cán bộ quản lý của Vinacare là những người có tâm, có tầm và có tài trong quản trị và điều hành doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, do đặc thù ngành nghề dược, họ đều xuất phát từ người làm chuyên môn y dược, nên luôn đặt yếu tố an toàn trong kinh doanh lên hàng đầu. Do đó, tâm lý sử dụng nguồn vốn kinh doanh an toàn là chiến lược được ưu tiên trong quảntrị.
- Thứ ba, Vinacare luôn chú trọng ổn định giá cả nhằm tránh các tác động của tình hình kinh tế vĩ mô đối với khả năng xúc tiến bán hàng. Chiến lược này đã phát huy hiệu quả khi khả năng nhận biết thương hiệu, cũng như lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu ngày càng tăng lên, góp phần tăng cao thị phần của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí lại tăng cao, do quy mô kinh doanh mở rộng và tăng đầu tư, điều này tác động tiêu cực đến hiệu quả năng lực cạnh tranh về giá cả của sảnphẩm.
- Thứ tư, thị trường người tiêu dùng tại Hà Nội phát triển và thay đổi đáng kể cùng xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng ngày càng cao, chiến lược Marketing của Vinacare đa dạng đồng bộ và phù hợp với tổng thể hầu hết các nơi. Tuy nhiên, Vinacare chưa có những chiến lược Marketing mang tính phân loại phù hợp với đặc thù riêng của từng đối tượng khách hàng, từng địa điểm cụ thể.
- Thứ nhất, khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự phát triển của các thiết bị máy móc công nghệ sản xuất liên quan đến ngành, sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu công ty không bắt kịp xu thế thì sẽ dẫn đến bị tụt lại phía sau gây ảnh hưởng đến doanh thu và thị phần của công ty.
- Thứ hai, nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đăng kí kinh doanh, các thủ tục thành lập doanh nghiệp ngày càng được rút ngắn. Vì vậy, số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ tăng lên. Với xu thế hội nhập như ngày nay sẽ không chỉ những doanh nghiệp mới thành lập mà sẽ có cả doanh nghiệp nước ngoài có nguồn tài chính lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật cao, hệ thống quản lý hiện đại cũng sẽ có mặt trên thị trường.
- Thứ ba, chiến lược phát triển của ngành dược chưa ổn định, một số quy định của ngành chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp dược nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững như: Chính sách đăng ký giá của doanh nghiệp khi có sản phẩm mới gây khó khăn cho doanh nghiệp về cạnh tranh giá cả, hay chính sách đấu thầu vào bệnh viện còn chưa công khai, minh bạch, thang điểm còn chưa phù hợp.
- Thứ tư, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao theo từng nhóm đối tượng khách hàng. Đặc biệt, theo nghiên cứu của Vietnam Report, từ phản hồi của các dược sỹ/hiệu thuốc cho thấy, khách hàng có tâm lý ưa chuộng các loại thuốc ngoại nhập hơn so với các dòng thuốc nội có chất lượng tương đương.
- Thứ năm, tính chất cạnh tranh trên thị trường dược ngày càng gay gắt, do nhiều doanh nghiệp lớn chuyển hướng đầu tư mới, thâm nhập vào thị trường dược phẩm. Bên cạnh đó, những cam kết của Chính Phủ khi tham gia vào quá trình hội nhập sâu rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dược nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam với nhiều ưu thế vượt trội, gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp dược nộiđịa.
3.2. Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare